Nhiều chị em rất quan tâm đến vấn đề có bầu da khô phải làm sao? Một số biện pháp sau đây thường có hiệu quả trong vấn đề xử lý da khô:
- Sử dụng các sản phẩm có tính tẩy rửa nhẹ để làm sạch da thay vì dùng sản phẩm có chứa xà phòng. Nên nhớ vỗ nhẹ vào da sau khi rửa thay vì chà xát.
- Một số loại kem dưỡng da như calamine, sáp dưỡng ẩm da, vitamin E và ceramides có tác dụng làm dịu và giữ ẩm cho làn da khô. Tuy nhiên, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
- Nếu đang gặp phiền toái vì làn da khô bong tróc, lời khuyên là bạn cần hạn chế mặc quần áo vải sợi tổng hợp vì chúng giữ nhiệt và khiến da càng khô hơn. Thay vào đó, bạn nên sử dụng quần áo may từ vải cotton.
- Hạn chế gãi hết mức có thể để tránh làm da bị tổn thương.
- Không nên đi bơi khi da bị khô vì nước khử trùng có chứa clo trong hồ bơi có thể khiến tình trạng da thêm trầm trọng hơn.
Làm thế nào để có thể phòng ngừa da khô bong tróc khi mang thai?
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, mẹ bầu có thể ngừa khô da bằng những cách đơn giản sau đây:
- Uống bổ sung nhiều nước. Tránh làm cơ thể mất nước bằng các đồ uống chứa caffeine như trà, cà phê, nước tăng lực, soda… Lựa chọn an toàn là các loại nước ép trái cây, trà gừng.
- Thêm các loại thực phẩm có hàm lượng nước cao như rau xanh, dưa hấu, các loại súp. Ngoài ra, cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, cân đối để có làn da khỏe mạnh.
- Các loại thực phẩm như dầu ô liu, các loại hạt và bơ có thể thúc đẩy da khỏe hơn.
- Nên dùng mặt nạ dưỡng ẩm tự nhiên để cấp ẩm cho da, giúp da trông mềm mại và tươi tắn.
- Giữ lối sống lành mạnh và năng động bằng cách đi bộ, tập thể dục nhẹ nhàng cũng rất có lợi cho da.
- Hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng căng thẳng trong thai kỳ bằng cách ngồi thiền, yoga, luyện các bài tập về nhịp thở kết hợp cùng nghe nhạc nhẹ để thư giãn.
- Thoa kem chống nắng có chỉ số SPF phù hợp để hạn chế các tác hại từ tia cực tím.
- Mẹ bầu nên tắm bằng nước ấm nhằm loại bỏ bớt lớp dầu tự nhiên giúp cân bằng da.
- Thoa kem dưỡng ẩm hoặc dầu dưỡng da ngay sau khi tắm để giữ ẩm cho da. Tốt nhất là chọn sản phẩm có các thành phần tự nhiên.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm đặt trong phòng vào ban đêm để duy trì độ ẩm cho không gian.
Khi nào cần có sự tư vấn của bác sĩ?
Tình trạng da khô bong tróc khi mang thai có thể được điều trị mà không gặp nhiều khó khăn. Mặc dù không nguy hại đến sức khỏe nhưng da bị khô hay bong tróc sẽ gây khó chịu và phiền toái. Trong một số tình huống nhất định, bạn phải đến gặp bác sĩ ngay:
- Trường hợp mẹ bầu bị chàm hoặc viêm da do dị ứng.
- Nếu thai phụ bị viêm nang lông có biểu hiện sưng, đau nhiều.
- Nếu bị viêm mô tế bào là một dạng của nhiễm trùng do vi khuẩn.
- Da khô nứt nẻ hoặc các vết nứt ngày càng nghiêm trọng hơn.
- Vùng da khô từ bụng lan sang các khu vực khác của cơ thể như cánh tay, chân và xuất hiện các vết trầy xước. Đây có thể là dấu hiệu của chứng nổi mề đay khi mang thai (Pruritic Urticarial Papules and Plaques – PUPP).
- Nước tiểu và phân có màu nhạt có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề ứ mật trong thai kỳ (ICP), một sự rối loạn gan liên quan đến thai kỳ ảnh hưởng đến quá trình tiết mật. ICP gây nguy hiểm cho thai nhi vì có thể dẫn đến sinh non hoặc thai chết lưu.
- Ngứa dữ dội và khô da đặc biệt ở lòng bàn tay và chân.
Tình trạng da khô bong tróc là điều hết sức bình thường và không gây nguy hiểm. Hầu hết mọi người đều có thể tự khỏi ngay sau khi sinh. Mong rằng những thông tin Hello Bacsi mang lại sẽ giúp bạn có được một thai kỳ khỏe mạnh.
Minh Phú/HELLO BACSI
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!