Giải thích câu ăn quả nhớ kẻ trồng cây 2023

Nhớ ơn tổ tiên đã trở thành tình cảm thiêng liêng ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam. Kho tàng văn học dân gian cũng vì thế mà có nhiều câu tục ngữ nhắc đến truyền thống vô cùng tốt đẹp này. Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” cũng nằm trong số đó.

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” trước hết nhắc nhở chúng ta mỗi khi nâng niu trên tay những hoa thơm trái ngọt cần nhớ đến người trồng cây cho quả. Nhớ đến người trồng cây là nhớ đến người gieo hạt, chăm chút vun xới và hái trảy hoa trái cho mình. Nhưng bên cạnh đó, câu tục ngữ cũng mượn chuyện trồng cây ăn trái để nhắc nhở chúng ta phải nhớ ơn công lao của những người đi trước mỗi khi được hưởng thụ những điều tốt đẹp. “Ăn quả” cũng có nghĩa là được hưởng những thành quả. Và người trồng cây chính là những người đã tạo ra những thành quả ấy.

Vậy tại sao ta phải “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”? Vì để có được hoa thơm trái ngọt, người trồng cây đã trải qua bao vất vả, mệt nhọc. Này công gieo trồng. Này công vun xới. Này công chăm bẵm tránh mưa, tránh gió. Này công hái trảy, giữ gìn. Đã có bao giọt mồ hôi rơi xuống, đã có bao lo lắng, đợi chờ,… Và vì vậy, chúng ta cần nhớ đến người trồng cây với tất cả sự biết ơn. Tương tự như vậy, khi hưởng những thành tựu do người khác mang lại ta cần nhớ đến họ bởi họ đã mất bao công sức vất vả để làm ra những thành tựu đó. Cha mẹ đã một nắng hai sương vất vả biết bao để làm ra hoặc mua về hạt gạo, mớ rau, con cá. Người công nhân đã cần cù, chăm chỉ biết mấy để làm ra những mảnh vải, những bộ áo quần. Cô lao công cũng đã cực nhọc, lao lực để có được con đường sạch đẹp, thoáng đãng,…

Chúng ta cần thể hiện đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” như thế nào? Trước hết, ta cần có lòng biết ơn thực sự đến nhưng người đã làm ra những thành quả tốt đẹp cho ta được hưởng. Hơn thế, cần biết trân trọng nhưng thành quả quý giá ấy. Khi xới cơm cần xới vừa đủ, không bỏ cơm canh lãng phí. Khi dùng điện, nước,… cần biết tiết kiệm không được lãng phí. Và đặc biệt, là cần thể hiện lòng biết ơn bằng những hành động cụ thể. Biết ngoan ngoãn, lễ phép nghe lời và biết giúp đỡ cha mẹ trong khả năng của mình là cách tốt nhất thể hiện lòng biết ơn của phận làm con. Với những người lao động trong xã hội chúng ta cần biết trân trọng và lễ phép,…

Cùng với câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, dân tộc ta còn rất nhiều những câu tục ngữ có nội dung tương tự: “Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”, “Uống nước nhớ nguồn”,… Tất cả phản ánh một truyền thống vô cùng tốt đẹp của cha anh. Thế hệ chúng ta ngày nay cần biết tiếp tục phát huy những truyền thống ấy.

Giải thích câu ăn quả nhớ kẻ trồng cây – Bài số 2

Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đến nay vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thuỷ chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truyền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Đây là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào ta phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây ấy. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó. Hay nói cách khác: Ta phải biết ơn những người mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc như hôm nay.

Tại sao như vậy? Bởi vì tất cả những thành quả lao động từ của cải vật chất đến của cải tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của biết bao lớp người đã đổ xuống để tạo nên. Bát cơm ta ăn là do công lao khó nhọc vất vả “một nắng hai sương” của người nông dân trên đồng ruộng. Tấm áo ta mặc, ngôi nhà ta ở, cả những vật dụng hàng ngày ta tiêu dùng là do sức lao động cần cù, miệt mài của những người thợ, những chú công nhân. Cũng như những thành tựu văn hoá nghệ thuật, những di sản của dân tộc còn để lại cho đời sau hôm nay là do công sức, bàn tay, khối óc của những nghệ nhân lao động sáng tạo không ngừng… Còn rất nhiều, nhiều nữa những công trình vĩ đại… mà ông cha ta làm nên nhằm phục vụ cho con người. Chúng ta là lớp người đi sau, thừa hưởng những thành quả ấy, lẽ nào chúng ta lại lãng quên, vô tâm không cần biết đến người đã tạo ra chúng ư? Một thời gian đằng đẵng sống trong những đêm dài nô lệ, chúng ta phải hiểu rằng đã có biết bao lớp người ngã xuống quyết tâm đánh đuổi kẻ thù… để cho ta có được cuộc sống độc lập, tự do như hôm nay. Chính vì vậy, ta không thể nào được quên những hi sinh to lớn và cao cả ấy.

Có lòng biết ơn, sống ân nghĩ thuỷ chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, nhiêm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phải thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nước ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xã dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng trên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài học giáo dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả đạt được ấy ngày càng tốt đẹp hơn, có nghĩa là ta vừa là “người ăn quả” của hôm nay, vừa là “người trồng cây” cho ngày mai. Cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường. Làm được như vậy tức là ta đã thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hi sinh, thương yêu, lo lắng cho ta. Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thế hệ trẻ hôm nay.

Tóm lại, câu tục ngữ trên giúp ta hiểu rõ về đạo lí làm người. Lòng biết ơn là tình cảm cao quý và cần phải có trong mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần phải luôn trau dồi phẩm chất cao quý đó, nhất là đối với cha mẹ, thầy cô… với những ai đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Lòng biết ơn mãi mãi là bài học quí báu và câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” có giá trị và tác dụng vô cùng to lớn trong cuộc sống của chúng ta.

Giải thích câu ăn quả nhớ kẻ trồng cây – Bài số 3

Có bao giờ ban tự hỏi rằng tại sao mình có mặt trên trái đất này? Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao lại có những con kênh xanh biếc. Có bao giờ bạn hỏi sao lại mỗi mùa lại có nhiều quả chín tới thế mà bạn có thể thưởng thức chúng. Và cầm bát cơm trên tay bạn có tự hỏi ai là người sớm nắng chiều mưa để làm ra bát cơm trắng ngần này cho bạn không? Và nếu như bạn trả lời được tất cả các câu hỏi trên thì hãy nhớ tới một câu túc ngữ:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Vậy nhứ thế nào là “ ăn quả nhớ kẻ trồng cây”?. Câu tục ngữ có nghĩa đen là khi chúng ta cầm trên tay những quả ngot thì hãy nhớ tới nguồn gốc của nó. Ai là người đã trồng cây chăm bón và cho ra quả ngọt, chính vì vậy mỗi khi cầm trên tay những quả ngọt ấy hãy cảm ơn rằng bạn là người may mắn nhất khi được thưởng thức nó.

Nghĩa bóng của câu tục ngữ mang tính khái quát cao hơn nhưng qui tụ lại là khuyên răn con người nên biết ơn và quí trọng những mồ hôi nước mắt mà con người đã vất vả tạo ra. KHông phải ai cũng là người may mắn được thưởng thức chúng. Quả ở trong câu tục ngữ còn có ý nghĩa là thành quả là những kết quả mà con người rèn luyện và miệt mài mới có. Ăn quả chính là hành động mà chúng ta hưởng những thành quả đó.Kẻ trồng cây chính là những người đã cố gắng miệt mài tạo ra những thành quả những quả ngọt cho đời này.

Ăn quả nhớ kẻ trông cây chính là khuyên răn con người chúng ta sống là phải biết ơn biết quí trọng những người những công sức đã đổ ra để đổi lại cuộc sống ấm no của chính chunsgta. Như cuộc sống hòa bình hôm nay là nhờ công ơn của những anh hùng đã đổ máu xuống dưới bom đạn ác liệt

Từ những gì mà câu tục ngữ mang lại chúng ta lại càng phải biết được đâu là những cái mà chúng ta cần phải biết ơn sâu sắc. Có những thứ mà đánh đổi cả mạng sống con người. Câu tục ngữ này có nghĩ tương tự với câu “ Uống nước nhớ nguồn”

Con người chúng ta là thế luôn luôn sống và phải biết rằng ai đã tạo ra những thứ xung quanh mình. Có biết đâu những con người như chúng ta hãy làm những việc dù là nhỏ bé nhất để cuộc đời thêm tươi đẹp

Đáng tiếc thay trên đời này lại vẫn còn những con người có lối sống tha hóa. Họ không cần biết tới ai không biết kính trên nhường dưới không biết cảm ơn hay xin lỗi về sự bất cần và vô tâm của mình.

Câu tục ngữ” Ăn quả nhớ kẻ trồng cây đã cho chúng ta những bài học sâu sắc về lối sống và cách mà con người ta chọn đối với cuộc sống của chính mình. Chính vì vậy hãy biết cảm ơn hãy biết đáp lại bằng những hành động đẹp. Vì chính khi cho đi chúng ta mới hiểu nhận lại dù ít nhưng hạnh phúc dường nào.

Giải thích câu ăn quả nhớ kẻ trồng cây – Bài số 4

Từ xưa đến nay, ông cha vẫn thường căn dặn chúng ta sống phải biết ơn, tôn trọng những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng. Điều đó thể hiện rõ trong câutục ngữ:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Câu tục ngữ như một lời khuyên đối với chúng ta. Xét về nghĩa đen, “quả” là cái thơm ngon nhất của cây, kết tinh sự tinh khiết qua thời gian. Vì vậy khi ăn một trái quả thơm ngon thì ta phải nhớ tới những người đã trồng ra cây đó. Nhưng ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ lại muốn khuyên chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó thì phải nhớ ơn những người đã tạo ra thành quả ấy. “Ăn quả” là hình ảnh nói về những người hưởng thành quả, còn “trồng cây” là hình ảnh nói về những người làm ra thành quả cho người hưởng thụ.

Vậy vì sao “ăn quả” phải nhớ “kẻ trồng cây”? Vì tất cả những thành quả mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên mà có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt, công sức, trí tuệ và cả xương máu của biết bao lớp người tạo nên để đem lại cuộc sống hạnh phúc cho chúng ta. Đã bao giờ ta tự hỏi: Tại sao ta lại có mặt trên đời này? Đó là công ơn của cha mẹ. Cha mẹ luôn ở bên cạnh ta ngay cả những lúc ta buồn vui, san sẻ, nuôi dưỡng những ước mơ của chúng ta. Còn thầy cô giáo là những người cha, người mẹ thứ hai luôn gần gũi chỉ bảo, mở ra cho chúng ta những kho tàng kiến thức của nhân loại, để rồi chắp cánh ước mơ cho chúng ta. Bên cạnh đó, công ơn của các chú bộ đội, các cô thanh niên xung phong cũng rất to lớn. Không có họ, làm sao chúng ta được hưởng sự bình yên, hạnh phúc như ngày hôm nay, được cắp sách tới trường vui đùa với bạn bè. Rồi những người công nhân, kĩ sư, bác sĩ không tiếc mồ hôi, công sức, trí tuệ lao động của mình. Họ đều là những người dám hi sinh cuộc đời mình để cống hiến cho đất nước. Chúng ta phải nhớ ơn họ, vì đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay: “Uống nước nhớ nguồn”, “Chim có tổ, người có tông”.

Hiểu vấn đề trên ta phải hành động như thế nào? Hằng năm, nhà nước ta vẫn luôn nhớ đến công ơn của những người đã tạo ra thành quả cho chúng ta được hưởng thụ, điều đó rất hợp với tình người. đối với cha mẹ, cũng có những người con hết lòng thương yêu, kính trọng cha mẹ vì họ hiểu cha mẹ chính là người tạo ra cuộc sống cho họ ngày hôm nay. Thật đúng với lời khuyên của câu tục ngữ. Chúng ta, mỗi người ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy đạo lí đó. Thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường, biết ơn những thế hẹ đi trước là những điều chúng ta phải ghi nhớ.

Câu tục ngữ đã để lại một bài học thật quý giá. Chúng ta những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường cần chăm chỉ học tập để giữ gìn những thành quả mà ông cha đã tạo dựng và luôn nhăc nhở nhau sống theo đạo lí tốt đẹp mà câu tục ngữ đã dạy.

5

Ca dao tục ngữ là một kho tang vô giá, là túi khôn của nhân loại. riêng tục ngữ vốn là những kinh nghiệm quý báu được đúc kết thành những lời súc tích nhằm khuyên bảo ren luyện cho ta những đức tính tốt, những tình căm đẹp trong mối qua hệ giữa người với người. Không chỉ giúp ta hoàn thiện con người mà dạy cho ta phải biết ơn,nhớ về quá khứ, nguồn gaaos tổ tiên, những ai đã vun đắp cho cuộc sống mỗi chúng ta. Điều đó được thể hiện rõ qua câu tực ngữ:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Với ngôn từ thật đơn giản, mộc mạc nhưng chúng ta rất dễ cảm nhận được ý nghĩa cảu nó. Đầu tiên ta thấy thật dễ cảm nhận với một hình ảnh trái cây chin mộng trên một cây lá xum xê, có một người nào đó thấy quả ngon lành mát ngọt muốn them và đưc tay hái những trái. Nhưng người đó có nhớ đến kẻ đã trồng ra và chăm bón cho nó có được những quả ngon ngọt như thế không? Chỉ gói gọn trong vài từ ngữ nhưng nghĩa của nó rộng hơn nhiề; quả ở đay nghĩa là những thành quả, kết quả mà con người đang hưởng thụ ngày hôm nay. Câu tục ngữ muốn khuyên răn thật sâu sắc và kín đáo: chúng ta sống phải biết ơn những người đã tạo nên của cải vật chất và tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ.

Câu tục ngữ như một chân lý, một lời nhắn nhủ chân thành đối với chúng ta, mọi vật không tự nhiên mà hữu hiện trên cõi đời này được. Cũng giống như chúng ta xuất hiện trên cõi đời này là do cha mẹ sinh ta và nuối ta khôn lớn, dạy bảo nên người. Cứ theo thời gian ta lớn lên, con người và đát nước quanh ta giúp ta nhận thức rõ cuộc sống, đó chính là thầy cô đã hết lòng dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho ta. Ta đang từng giờ tùng phút hưởng thụ những gì cuộc sống quanh ta hay nói cách khác là ta đang ăn quả. Bát cơm ta cầm trên tay trong mỗi bữa ăn là do đâu, đó là thành quả của những người nông dân ngày đêm tần tảo dầm mưa dãi nắng trên cánh đồng ruộng; quần áo ta mặc là thành quả của những người thợ dệt vải, in bông, những người công nhân may trong các xí nghiệp; những cuốn sách cuốn vowrta học là thành quả của những người thợ in ấn, của những nhà văn, nhà khoa học….Trên đời này có rất nhiều quả, ta làm sao có thể kể hết được. không chỉ về vật chất mà quả của biết bao nhiêu sản phẩm quả về tinh thần: một tác phẩm nghệ thuật, một cuốn phim, một bái thơ, văn, bái nhạc ….là kết quả khối óc của không biết bao nhiêu người đầy sáng tạo và hiểu biết, sụa cảm nhận về cuộc sống một cách thật tinh tế. rồi đến những người trồng cây là những người đã đổ mồ hôi xương máu để xây dựng, bảo vệ một đất nước Việt Nam tươi đẹp từ bao ngàn đời nay. Tất cả những gì mà ngày hôm nay chúng ta đang có và hưởng thụ được là do đâu, có phải tự nhiên mà có được hay không, nếu không có mồ hôi, xương máu của các bậc tiền nhân thì chúng ta có thẻ có được như ngày hôm nay hay không? Chúng ta cần phải biết suy nghĩ, chúng ta cần phải biết được những gì ta có được từ đâu? Chính vì vậy chúng ta phải biết trân trọng và biết ơn đén công lao to lớn của kẻ trồng cây cho mình ăn trái. Công lao của tổ tiên ta, của bao lớp người đi trước cũng như hôm nay chúng ta làm sao quên được, chúng ta phải khắc ghi trong lòng những tấm gương sáng chói của bao thế hệ đi trước đã để lại cho chúng ta. Những người đã tạo nên những thành quả cho chúng ta hưởng thụ,chẳng lẽ chúng ta lại quay mặt làm ngơ hay sao? Bởi lẽ lòng biết ơn chính là một truyền thống đạo lý làm người. Nhưng không phải lòng biết ơn của chúng ta chỉ thể hiện bằng lời nói suông mà chúng ta phải thực hiện bằng những việc làm cụ thể với cả tấm lòng chân thành như chăm lo học tập nâng cao trình đọ saiu này giúp ích xã hội, chăm sóc vườn cây trong trường, đoạn đường em chăm, thăm hỏi các gia đình chính sách, mẹ việt nam anh hùng….

Câu tục ngữ “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” có một ý nghĩa vô cùng sâu sắc, là một chân lý có giá trị đạo đức to lớn, là lời khuyên bảo đầy nghĩa tình cho con cháu thế hệ mai sau, và đay cũng là một nền tảng vững chắc cho mọi người vươn lên,sống tốt đẹp hơn.

Qua câu tục ngữ như đã thấm sâu vào lòng người, để lại một ấn tượng và ý nghĩa đạo đức sâu sắc. Nó giúp ta tự hoàn thiện nhân cách mình, đồng thời thể hiện một nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt nam: lòng biết ơn. Và đay cũng chính là hồi chuông cảnh tỉnh những kẻ đang chìm đắm trong con mê quên đi quá khứ vong ân bội nghĩa, những kẻ “ăn cháo đá bát”.

Thanh Bình tổng hợp