Có nhiều người đã biết củ sắn là củ gì nhưng ít ai biết củ sắn khi ăn có những tác dụng gì. Vì thế hôm nay Bách hóa XANH sẽ giải đáp tất tần tật về củ sắn cho bạn nhé.
Củ sắn là một loại thực phẩm rất đa năng vừa có thể ăn sống để thanh nhiệt, giải độc vừa có thể nấu chín để tạo thành nhiều món ăn hấp dẫn như bánh củ sắn chiên mè, củ sắn xào thịt,…
1 Củ sắn là gì?
Cây củ sắn hay còn được gọi là cây củ đậu thuộc loài dây leo thân thảo sống lâu năm có nguồn gốc từ Mexico và Trung Mỹ, củ sắn sẽ được tạo thành do những đoạn rễ cái phình to và củ to nhất có thể nặng đến 20kg, dài 2m.
Bên ngoài củ sắn là lớp vỏ mỏng màu vàng bao bọc phần ruột có màu trắng kem (giống quả lê). Khi ăn có vị ngọt mát, có thể dùng để ăn sống chấm cùng muối ớt hoặc nấu chín thành nhiều món như súp, xào chung với tôm, thịt, salad, hầm canh,…
Trong củ sắn có chứa chất gì?
Củ sắn giàu chất bột với 2,4%, đường toàn bộ (glucose) 4,51% , một ít protein (1,46%) , chứa 86-90% nước. Hạt bột sắn nhỏ mịn, độ dính cao nhưng nghèo chất béo và nhất là nghèo đạm, hàm lượng các acid amin không cân đối, thừa arginin nhưng thiếu các acid amin chứa lưu huỳnh.
100g củ sắn luộc có chứa 112 calo
Tham khảo: Tại sao ăn sắn có thể gây say, ngộ độc?
Ngược lại với củ, phần còn lại của cây củ sắn rất độc, hạt có chứa độc tố rotenone, dùng để diệt côn trùng và thuốc cá, diệt rệp rau và rệp thuốc lá. Lá có chứa các chất độc đối với cá và động vật nhai lại (trừ ngựa).
Phân biệt củ sắn và sắn dây
Thật ra củ sắn và sắn dây là 2 loại hoàn toàn khác nhau. Cả hai đều có tác dụng thanh nhiệt rất tốt. Củ sắn tròn thì mọng nước còn sắn dây có hình dáng dài, nhiều tinh bột hơn.
Tham khảo: Phân biệt củ sắn và sắn dây
2Tác dụng của củ sắn
Củ sắn là một loại thực phẩm dễ kiếm, rẻ tiền nhưng lại mang tới nhiều lợi ích tuyệt vời như
Giảm cân
Củ sắn luôn là một trong những món ăn vặt lý tưởng của hội giảm cân bởi 100g sắn chỉ có 29kcalo lại còn không chứa chất béo. Ngoài ra củ sắn còn cung cấp các loại khoáng chất như vitamin, muối khoáng, chất xơ, canxi, photpho… giúp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể trong quá trình giảm cân.
Ăn củ sắn giảm cân
Tốt cho hệ tiêu hóa và bệnh trĩ
Theo Đông y thì củ đậu có tính mát, vị ngọt, giúp thanh nhiệt, sinh tân, giàu chất xơ có tác dụng nhuận tràng, giúp dạ dày co bóp tốt, ổn định hệ tiêu hóa và có lợi cho đại tiện.
Củ sắn tốt cho hệ tiêu hóa và bệnh trĩ
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Củ sắn chứa rất nhiều chất xơ giúp làm giảm cholesterol bằng cách làm giảm chất béo LDL và tăng HDL, hỗ trợ giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như mỡ máu, xơ vữa động mạch,…
Củ sắn hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Kháng khuẩn
Lượng vitamin B6 có trong củ sắn có tác dụng hỗ trợ các chức năng thần kinh, giúp hình thành các tế bào máu đỏ và tổng hợp kháng thể để chống lại các loại virus, vi khuẩn đến từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể.
Củ sắn làm tăng sức đề kháng
Tốt cho mẹ bầu
Khi các bà mẹ đang trong giai đoạn mang thai, bệnh trĩ là nỗi ám ảnh của mẹ bầu để phòng tránh căn bệnh này mẹ bầu nên thường xuyên ăn củ sắn sẽ giúp hệ tiêu hóa ổn định. Vì trong củ đậu giàu chất xơ, có vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt.
Ăn củ sắn tốt cho mẹ bầu
3Cách chế biến củ sắn
Lưu ý khi chế biến củ sắn để không bị say, ngộ độc
Củ sắn chấm muối
Người ta thường nói cái gì nhiều quá cũng không tốt vậy nên dù mang đến nhiều tác dụng tuyệt vời thì bạn cũng nên lưu ý một số điểm nhỏ sau:
Không ăn củ đậu trừ bữa để giảm cân: Củ đậu không thể cung cấp hết tất cả chất dinh dưỡng mà bạn cần trong ngày, vì vậy nên nếu chỉ ăn củ đậu sẽ khiến cơ thể thiếu chất gây tình trạng bủn rủn mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Lá và quả của củ sắn
Không ăn hạt và lá: Trong hai bộ phận này chứa chất tephrosin và rotenon có thể gây ngộ độc, đau bụng, co giật toàn thân, suy hô hấp,…rất nguy hiểm. Vì vậy khi mua nguyên chùm củ đậu tươi phải cắt bỏ hết dây lá trước khi chế biến.
Bên cạnh đó thì để mua được củ đậu ngọt xốp không bị xơ thì bạn nên chọn củ có hình dạng cân đối, vỏ nhẵn mỏng, cuống nhỏ. Những củ thô sần, cuống lớn thường sẽ bị khô, lạt và xơ, ăn kém ngon.
Sau khi chọn được củ sắn ngon thì bạn cũng nên sơ chế đúng cách để loại bỏ các độc tố
Sau khi chọn được củ sắn ngon thì bạn cũng nên sơ chế đúng cách để loại bỏ các độc tố
Theo PGS Thịnh (Viện Công nghệ Thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội ): “Khi ăn sắn phải lột bỏ vỏ, cắt bỏ phần đầu và đuôi vì đây là những phần chứa nhiều độc tố. Ngâm trong nước sạch càng lâu càng tốt, rồi rửa sạch nhiều lần. Khi luộc, cần mở nắp mục đích để độc tố tan theo nước và bốc hơi đi. Củ sắn sau khi dỡ về cần chế biến ngay không để lâu, nếu không chế biến được ngay có thể đem vùi xuống đất, cá”.
Củ sắn là loại thực phẩm rất quen thuộc nhưng khi sử dụng bạn nên chú ý các lưu ý để không gây ra tác động tiêu cực cho sức khỏe nhé.
Các món ngon từ củ sắn
Thịt kho củ sắn
Với nguyên liệu chính là thịt heo và củ sắn cùng với các gia vị nêm nếm. Các bạn đã có được một món ăn cùng với cơm siêu ngon rồi. Thịt ngấm gia vị mặn mặn, ngọt ngọt thêm một chút cay cay. Củ sắn giòn giòn, sần sật lại có vị ngọt nhẹ, ăn mãi không bị ngán.
Thịt kho củ sắn
Củ đậu xào tôm
Củ đậu bạn cắt nhỏ, thái sợi. Sau đó bóc vỏ tôm và sơ chế rau thơm. Xào củ đậu và tôm với nhau, cắt rau thơm vào để có một món ăn hấp dẫn. Nhiều khi ăn bạn lại cảm giác giống su hào đấy tuy nhiên củ đậu giòn và có vị ngọt nhẹ hơn. Nêm nếm gia vị thì món ăn lại càng đậm vị hơn nữa đấy nhé.
Củ đậu xào tôm
Xiên sườn chay củ sắn áp chảo
Nếu bạn là một fan của xiên nướng thì đừng bỏ qua món xiên sườn chay củ sắn này nhé. Với những gia vị như mật mía, ngũ vị hương, muối, nước tương,.. tạo nên một gia vị “tuyệt cú mèo”. Bạn chỉ cần cắt sườn chay và củ đậu vừa ăn, xiên vào que rồi phết hỗn hợp lên xiên. Sườn chay và củ đậu đã ngấm gia vị mặn mặn, ngọt ngọt lại quyện mùi vị của ngũ vị hương. Và bây giờ chỉ cần nướng lên là đã có một món nhắm rượu/bia siêu ngon rồi.
Xiên sườn chay củ sắn áp chảo
Bò xào củ sắn
Củ sắn thái sợi xào cùng thịt bò, nêm thêm một chút gia vị thì đã có ngày một món siêu ngon để ăn cơm rồi. Thịt bò mềm, ngọt, củ sắn giòn. Cả nhà ai cũng mê.
Bò xào củ sắn
Nem củ đậu
Với những nguyên liệu làm nem và lần này bạn thêm củ đậu và bào nhỏ. Nêm nếm gia vị rồi cuộn lên. Chiên nem củ đậu với dầu, làm thêm một bát nước mắm chanh tỏi ớt nữa thì đúng chuẩn bài luôn. Nem chiên lên giòn với các gia vị vừa miệng. Chấm thêm nước mắm thì lại đậm đà hơn.
Nem củ đậu
Chè củ đậu
Món chè này ngoài củ đậu thì bạn thêm cả củ năng, cắt thành hạt lựu. Sau đó bạn cho bột năng, đường vào trộn đều (Phần củ đậu bạn muốn có màu xanh thì xay lá dứa và ngâm với củ đậu nhé). Luộc nước sôi rồi chần sơ củ năng và củ đậu. Thế là bạn đã hoàn thành món chè củ đậu rồi đấy. Giòn giòn, sật sật, ngọt nhẹ lại dễ ăn vô cùng. Bạn cũng có thể bỏ củ năng và củ đậu uống cùng trà sữa nhé.
Chè củ đậu
Củ đậu lắc
Công thức làm như xoài lắc thôi. Bạn cắt củ đậu ra rồi nêm cùng với nước mắm, đường, ớt bột,… Lắc đều và cùng chiến nó thôi. Củ đậu giòn đã ngấm vị mặn mặn, ngọt ngọt, cay cay. Mới kể cho bạn nghe thôi mà mình đã chảy nước miếng đây rồi nè.
Củ đậu lắc
Mứt củ đậu
Tết năm nay bạn thử đổi từ mứt dừa sang làm mứt củ đậu xem như thế nào. Cũng với công thức đơn giản từ củ đậu, và đường. Vừa đơn giản lại sạch sẽ lắm đấy nhé.
Mứt củ đậu
Sinh tố củ đậu – cà rốt
Chỉ cần có cà rốt và củ đậu rửa sạch, gọt vỏ và cắt nhỏ. Sau đó bạn xay lên. Bạn có thể thêm một chút đường hoặc để nguyên để uống nguyên chất nhất. Sinh tố vừa mát, ngọt nhẹ nhẹ.
Sinh tố củ đậu – cà rốt
Củ đậu hầm sườn
Một nồi sườn hầm cùng với củ đậu thật tuyệt với hương vị ngọt từ sườn và củ đậu được tiết ra. Sau khi hầm thì cả sườn và củ đậu đều mềm ra rồi, chấm thêm chút nước mắm thì rất ngon đấy ạ. Đặc biệt thì nước của món này cực ngọt bạn nhé.
Củ đậu hầm sườn
4Các câu hỏi thường gặp đối với củ sắn
Ăn củ sắn có giảm cân hay không?
Củ sắn có rất nhiều chất xơ và nước, giúp bạn cảm thấy no lâu hơn,. Ngoài ra, củ sắn chứa rất ít chất béo nên hỗ trợ giảm cân rất tốt.
Dấu hiệu bị ngộc độc sắn là gì?
Trong lá và hạt của củ sắn có chứa chất tephrosin và rotenon, gây ra ngộ độc. Sau khi ăn phải lá và hạt của củ sắn sẽ xuất hiện tình trạng đau bụng, co giật, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp và suy hô hấp, có thể gây ra tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
Cách xử lý khi bị ngộ độc sắn
Khi xảy ra tình trạng ngộ độc sắn, ngộ độc củ sắn bạn hãy đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.
Triệu chứng và cách xử trí khi bị ngộ độc sắn:– Triệu chứng ngộ độc sắn: đau đầu, chóng mặt, đau bụng, buồn nôn, ý thức lơ mơ,…- Cách xử trí khi bị ngộ độc sắn: đưa người bệnh đến ngay cơ sở ý tế gần nhất để xử lý kịp thời.
Củ sắn vô cùng thanh mát, dễ ăn nên được nhiều người lựa chọn là nguyên liệu trong việc chế biến món ăn. Nó có rất nhiều công dụng như vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch, chất xơ tốt cho hệ tiêu hoá,… thế nên bạn nhớ đặc biệt lưu lại công thức để chế biến món ăn cho cả nhà nhé. Nếu có thêm món nào thì hãy để lại bình luận để chúng mình biết.
Nguồn: Báo Lao động
Mua sắn tươi tại Bách hóa XANH:
Có thể bạn quan tâm:
Bách hóa XANH
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!