Tiêu chuẩn nghiệm thu trần thạch cao như thế nào? – Nội Thất Điểm Nhấn

Trần thạch cao hiện đang là loại vật liệu được ưa chuộng và sử dụng rất phổ biến trong các công trình xây dựng. Có rất nhiều thắc mắc về tiêu chuẩn nghiệm thu trần thạch cao như thế nào? Không biết quy trình nghiệm thu có phức tạp hay không? Nội Thất Điểm Nhấn sẽ đưa ra cụ thể những thông tin để giải đáp được những thắc mắc của các bạn!

Thông tin cần biết về trần thạch cao

Trước khi giải đáp thắc mắc tiêu chuẩn nghiệm thu trần thạch cao như thế nào. Chúng ta cùng tìm hiểu về loại vật liệu trần thạch cao các bạn nhé. Trần thạch cao là một hỗn hợp các vật liệu như: khung xương thạch cao, tấm thạch cao, sơn bả cùng với một số vật liệu khác. Mỗi một vật liệu, mỗi bộ phận đều giữ vai trò quan trọng khác nhau. Chúng được sử dụng phổ biến và ngày càng rộng rãi.

Khung xương thạch cao là bộ phận có thể xem là quan trọng nhất vì chúng giúp các liên kết vững chắc, có thể chịu lực và treo cả một hệ thống trần thạch cao lên phần sàn bê tông cốt thép hoặc lên phần mái nhà. Tấm thạch cao giúp trần thạch cao được phẳng. Thông qua những loại vít chuyên dụng mà tấm thạch cao được liên kết trực tiếp với khung xương thạch cao. Lớp sơn bả giúp bề mặt của trần thạch cao có độ nhẵn mịn.

Trần thạch cao ngày càng phổ biến vì nhiều ưu điểm
Trần thạch cao ngày càng phổ biến vì nhiều ưu điểm

Có bao nhiêu loại trần thạch cao?

Trên thị trường hiện nay có hai loại trần thạch cao, đó loại trần thạch cao nổi và trần thạch cao chìm. Mỗi một loại đều có những ưu điểm, nhược điểm, tính năng cũng như tính thẩm mỹ khác nhau.

Trần thạch cao nổi

Ngoài gọi là trần thạch cao nổi còn có tên gọi khác là trần thả, đặc trưng với thiết kế lộ một phần của thanh xương ra ngoài. Trần nổi thì giúp công trình che bớt các khuyết điểm như cáp quang, đường dây điện hay ống nước,… bên dưới của trần bê tông hoặc mái tôn. Từng tấm thạch cao được lắp đặt bằng cách thả xuống và cố định bởi khung chữ L. Những không gian như hội trường, nhà xưởng, văn phòng thường sẽ áp dụng loại này.

Ưu điểm

Ưu điểm nổi bật là dễ dàng thi công và tiết kiệm được chi phí. Khi các đường dây bị hư hỏng, trục trặc thì dễ dàng tháo dỡ và sửa chữa hơn, đỡ mất nhiều công sức và chi phí.

Nhược điểm

Cấu trúc được tạo thành từ nhiều tấm thạch cao nhỏ khác nhau. Chính vì thế mà sẽ lộ những đường gân nối làm tính thẩm mỹ bị giảm xuống. Đồng thời cũng bị hạn chế về việc trang trí thêm hoa văn. Bên cạnh đó thì trần thạch cao nổi gây cho không gian cảm giác mang tính công nghiệp cao.

Trần thạch cao nổi có khuyết điểm về tính thẩm mỹ
Trần thạch cao nổi có khuyết điểm về tính thẩm mỹ

Trần thạch cao chìm

Với thiết kế ẩn tất cả những khung xương bên trên các tấm thạch cao. Các công trình trần thạch cao chìm nhìn từ phía bên ngoài thì hoàn toàn giống trần bê tông thông thường. Trần thạch cao chìm được liên kết bằng những khung định hình chữ U có chất liệu từ nhôm và kẽm. Đơn vị thi công sẽ treo các tấm thạch cao bên dưới bộ khung và lắp đặt lên trần nhà. Phòng ngủ, phòng khách,… thường áp dụng trần thạch cao chìm.

Ưu điểm

Điều đầu tiên dễ nhìn thấy nhất chính là có giá trị cao về tính thẩm mỹ cho không gian. Có thể trang trí thêm họa tiết lên bề mặt một cách dễ dàng. “Tô điểm” thêm sự sang trọng, tinh tế cho không gian tổng thể.

Nhược điểm

Chi phí thạch cao chìm khá cao so với trần thạch cao nổi. Khi có sự cố cần sửa chữa về đường dây thì phải tháo dỡ toàn bộ trần, phức tạp hơn.

Các bước thi công trần thạch cao

Đối với trần thạch cao nổi

Bước đầu tiên cần xác định độ cao chính xác của trần. Đánh dấu chiều cao bằng ống nivô và đánh dấu vị trí của mặt bằng trần trên cột hoặc trên vách. Vạch dấu cao độ thông thường nên đặt ở mặt dưới của tấm trần. Bước thứ hai là cố định khung, tùy vào loại vách mà bạn sử dụng sẽ quyết định dùng khoan hay dùng búa đóng đinh để cố định. Khoảng cách giữa các lỗ đinh hay lỗ khoan sẽ tùy vào loại vách. Tuy nhiên tối đa là 300mm, không được vượt quá.

Quy trình thi công trần thạch cao nổi có nhiều bước phức tạp
Quy trình thi công trần thạch cao nổi có nhiều bước phức tạp

Bước tiếp theo là phân chia thích hợp khoảng cách tâm điểm giữa thanh chính và thanh phụ. Có thể theo khoảng cách sau: 610mm x 610mm 600mm x 600mm; 610mm x 1220mm 600mm x 1200mm.

Bước thứ năm là móc, khoảng cách giữa các điểm tối đa là 1200 hoặc 1220mm, từ vách cho đến móc đầu tiên là 405mm. Kế đến, các thanh dọc sẽ được nối lại cùng nhau. Bằng cách kết nối thông qua các lỗ mộng đầu thanh cùng khoảng cách 610mm hoặc là 1220mm.

Bước bảy là lắp thanh phụ vào thanh chính theo các lỗ mộng để đảm bảo kích thước thiết kế. Có hai loại hoặc là 600mm và 1200mm hoặc là 610mm và 1220mm.

Bước kế tiếp là điều chỉnh cho ngay ngắn khung và mặt bằng khung, tất cả phải bằng phẳng. Bước thứ chín là lắp đặt tấm thạch cao lên khung. Sử dụng kẹp giữ các tấm trần, khi kẹp phải có ít nhất là 2 kẹp cho mỗi bên. Bước thứ mười, tấm trần sẽ được kẹp vào dọc tường rồi xử lý viền trần.

Đối với trần thạch cao chìm

Đầu tiên là xác định chính xác độ cao trần như trần thạch cao nổi. Cách cố định thanh viền tường cũng tương tư như trần thạch cao nổi. Tiếp theo là chọn hướng bố trí các điểm cho phù hợp với phương của thanh chính. Bước kế tiếp là móc, từ vách đến móc đầu tiên là 200mm hoặc 400mm tùy đầu thanh có được bắt vít liên kết hay không. Các điểm treo sẽ có kích thước khoảng cách tiêu chuẩn là 1200mm.

Thi công trần thạch cao chìm thì như thế nào?
Thi công trần thạch cao chìm thì như thế nào?

Thanh chính hay còn gọi là thanh dọc được lựa chọn tùy vào loại mẫu trần chìm mà khách chọn. Còn thanh phụ hay còn gọi là thanh ngang sẽ lắp vào thanh dọc bằng phụ kiện theo sơ đồ hướng dẫn. Tiếp theo là điều chỉnh để khung ngay ngắn và bằng phẳng. Sau đó lắp đặt tấm thạch cao lên khung bằng vít, vít phải chìm vào trong và khoảng cách giữa các vít không được quá 200mm. Bước xử lý mối nối sẽ được xử lý bằng lưới sợi thủy tinh và bột trét hoặc bằng xử lý chuyên dành cho mối nối. Cuối cùng là xử lý viền trần.

Tiêu chuẩn nghiệm thu trần thạch cao

Chúng ta cần phải nghiệm thu trần thạch cao để đảm bảo rằng hệ thống, công trình đã đạt chất lượng tốt nhất. Để khách hàng trong quá trình sử dụng không gặp phải một sự cố nào về chất lượng.

Nếu muốn xem xét công trình đã đạt được tối đa về độ an toàn, kỹ thuật hay tính thẩm mỹ. Các bạn cần kiểm tra đúng trình tự các bước xem công trình có đạt đủ tiêu chuẩn nghiệm thu trần thạch cao hay chưa.

Về độ bền thì để kiểm tra độ chắc chắn và ổn định của khung xương, hệ thống dây treo thì nên dùng một đồ vật có khối lượng cỡ khoảng 50kg. Có thể sử dụng bao cát chẳng hạn để treo vào giữa trần. Nếu hệ thống vẫn đảm bảo chịu được lực này thì đạt chất lượng về độ bền.

Cần nghiệm thu sau khi hoàn thành công trình để đảm bảo tiêu chuẩn
Cần nghiệm thu sau khi hoàn thành công trình để đảm bảo tiêu chuẩn

Về tính thẩm mỹ thì nên kiểm tra cẩn thận để chắc chắn rằng tấm trần thạch cao không bị bẩn. Đồng thời nên kiểm tra xem chúng có bị loang màu gì không hoặc có vết nứt bất thường không. Nếu tất cả đều ổn thì mới đảm bảo được tính thẩm mỹ của trần thạch cao.

Tiếp theo là độ chuẩn của các thông số kỹ thuật. Độ cao trình dưới 10mm, độ phẳng ngang nhỏ hơn hoặc bằng 2mm, độ kín của mép tấm trần thạch cao dưới 1mm, độ khít của nẹp và tấm trần ở vị trí ô đèn dưới 1mm, chỗ nối giữa các nẹp có độ khít dưới 1mm, tường và nẹp có độ khít chuẩn thông số cần thiết.

Nghiệm thu trần thạch cao cần tuân theo một số tiêu chuẩn, quy tắc nhất định. Cần lưu ý một số tiêu chí về mức độ chính xác về kích thước trước và sau thiết kế. Độ vuông góc của cạnh trần. Độ cứng và chắc chắn của lõi trần và các gờ. Khả năng trần có thể chịu uốn. Độ biến dạng khi gặp ẩm…

Những tiêu chí của phía trên áp dụng được cho tất cả những loại trần thạch cao bao gồm tường thạch cao, tấm thạch cao, nền thạch cao. Tuy nhiên thì nếu các tấm thạch cao khác nhau và sử dụng ở những vị trí khác nhau sẽ có sự chênh lệch về số.

Tùy vào vị trí lắp đặt trần mà sẽ có những thông số chênh lệch
Tùy vào vị trí lắp đặt trần mà sẽ có những thông số chênh lệch

Đối với trần thạch cao được trang một mặt bởi lớp kim loại thì cần kiểm tra độ thẩm thấu của hơi nước theo phương pháp khô. Nếu độ ẩm ở mặt không trán khoảng 50% và độ ẩm ở mặt tráng là 0% thì đạt tiêu chuẩn nghiệm thu trần thạch cao.

Nếu như sau khi kiểm tra cẩn thận mà công trình trần thạch cao vẫn đảm bảo đạt chất lượng, đáp ứng được đầy đủ các điều kiện phía trên thì công trình xem như đã hoàn thiện và không cần phải thay đổi, chỉnh sửa gì. Khi hoàn tất các điều kiện, không cần chỉnh sửa gì thì mới xem như hoàn thành công trình.

Quy trình nghiệm thu trần thạch cao

Tất cả những vật liệu công trình sau khi được lắp đặt đều phải thực hiện quy trình nghiệm thu để kiểm tra độ chính xác và chất lượng công trình. Bạn cần thực hiện đúng quy trình vô cùng nghiêm ngặt để không xảy ra bất cứ một sai sót hay sự cố nào trong quá trình sử dụng.

Tiêu chuẩn nghiệm thu trần thạch cao
Cần thực hiện đúng quy trình nghiệm thu để kiểm tra chất lượng công trình

Không chỉ cần nắm những tiêu chuẩn nghiệm thu trần thạch cao, các bạn cần biết thêm về quy trình nghiệm thu để thực hiện đúng và đầy đủ. Đầu tiên cần kiểm tra các chủng loại vật tư cũng như quy cách thực hiện của chúng. Kiểm tra ty trần một cách cẩn thận gồm tăng đơ và ty treo. Đảm bảo khoảng cách hợp lý giữa các dây treo và liên kết của ty treo. Đảm bảo khoảng cách của khung xương trần. Xem lại độ thẳng và độ phẳng của trần. Cuối cùng là kiểm tra liên kết của khung trần và tấm trần, kiểm tra cẩn thận mối nối của các tấm trần.

Với những chia sẻ về tiêu chuẩn nghiệm thu trần thạch cao và quy trình nghiệm thu vô cùng chi tiết. Nội Thất Điểm Nhấn hy vọng đã phần nào cung cấp những kiến thức hữu ích đến với các bạn. Hãy tìm một đơn vị thiết kế và thi công uy tín chuyên nghiệp để đồng hành cùng ngôi nhà của bạn nhé. Nếu có nhu cầu tìm đơn vị thiết kế thi công nội thất chuyên nghiệp đừng quên liên hệ chúng tôi. Chắc chắn bạn sẽ không phải thất vọng.

Xem thêm:

  • Tổng hợp thông tin về những mẫu trần thạch cao phòng khách
  • Thiết kế trần thạch cao phòng khách hiện đại sang trọng và cao cấp nhất