Thiết kế hệ thống tưới tự động đơn giản bao gồm các bước cơ bản sau:
- Bước 1: Khảo sát, đo đạc, phác thảo bản vẽ tay cho khu vườn.
- Bước 2: Xác định khu vực muốn tưới, gồm loại cây gì, tưới như thế nào.
- Bước 3: Thiết kế chi tiết, cụ thể thông số cho từng khu vực theo yêu cầu của bước 2.
- Bước 4: Tính chi phí phụ kiện, công nhật làm bao nhiêu, để ra được chi phí ban đầu.
- Bước 5: Tiến hành lắp đặt, thi công thiết bị tưới trên cơ sở thiết kế bước 3.
CTY TNHH NT ĐÔNG DƯƠNG chúng tôi hỗ trợ quý khách lên bản thiết kế và báo giá chi tiết. Bên cạnh đó còn tư vấn kỹ thuật miễn phí.
Bước 1: Khảo sát, đo đạc
- Việc quan trọng đầu tiên là phải đo đạc khu đất, dài bao nhiêu mét, rộng bao nhiêu mét, hình dạng, địa hình cao thấp, tổng diện tích cần tưới.
- Nếu khu đất vuông vức hoặc là hình chữ nhật, các cạnh chạy dài thì dùng thước dây, kéo và đo theo chiều dài từng cạnh của mảnh đất
- Nếu khu đất rộng lớn dùng máy bắn khoảng cách để đo.
- Nếu có bản vẽ mặt bằng trên máy hãy gởi cho chúng tôi sẽ làm dữ liệu, tư vấn, thiết kế hệ thống tưới tự động ban đầu.
Vẽ khu đất ra giấy
- Dùng thước chia vạch đến mm, cứ 1m đo trên thực tế, sẽ vẽ lên giấy bằng 1mm hoặc 1cm
- Góc giữa 2 cạnh, ta dùng thước đo độ để vẽ lại cho đúng giá trị của góc đó.
Thu thập các dữ liệu liên quan, bao gồm:
- Hình dạng, chiều dài các cạnh của khu đất, tính ra được chu vi và diện tích khu đất.
- Loại đất là loại gì. Ví dụ: Đất sét, đất cát, độ lẫn đá, lẫn cỏ dại (giúp dễ tính công đào rãnh chôn ống). Và chọn thời gian tưới cho cây. Chẳng hạn đất cát thời lượng tưới ít hơn nhưng phải tưới nhiều lần.
- Chiều dài nguồn nước đến khu vực tưới, chiều dài các hàng cây.
- Loài cây trồng, số cây trồng, khoảng cách trồng, nhu cầu của cây về nước và phân bón (nếu cần)
- Nguồn nước tưới (sông, hồ, ao, suối,..) Máy bơm hiện đang dùng để bơm lấy nước là gì.
- Tất cả dữ liệu thu thập được nên ghi chú vào bản vẽ
Bước 2: Xác định phương thức tưới cây
- Mỗi loại cây đều có nhu cầu nước và chất dinh dưỡng khác nhau. Quan trọng là khi tưới nước, nước được thấm vào rể của cây
- Theo nghiên cứu thì tán lá của cây (ở trên) xòe ra tới đâu, thì lớp rể của cây (ở dưới đất) sẽ lan ra tới đó
- Căn cứ vào từng loại cây, số tuổi cây mà tính ra lưu lượng nước phù hợp với cây
- Có những loại cần phun mát tán cây (thanh long) nên chọn hình thức tưới phun mưa, phun tia (loại này đa số béc tưới giá tương đối rẻ như béc tưới phun tia, béc tưới Nelson R10
- Còn tưới rau, tưới cỏ, tưới cảnh quan thì nên áp dụng tưới phun mưa
- Tưới cây rau, cây hoa, chậu hoa nhỏ,… nên dùng tưới nhỏ giọt là tốt nhất. Vì không tốn nhiều công sức tưới, năng suất hiệu quả cao. Đặc biệt tưới nhỏ giọt tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Xem thêm những loại béc nhỏ giọt thông dụng
- Tóm lại nên tưới mỗi lần một ít, và tăng số lần tưới lên. Ví dụ: tưới 3-10 lít/lần tưới, 1-2 lần/ngày với các kiểu tưới phun. từ 5-10 lít/ngày. Với tưới nhỏ giọt, nên kết hợp với phân bón hoặc nước trừ sâu cho tăng hiệu suất cây trồng.
- Lượng nước tưới cho mỗi lần càng ít thì chi phí lắp đặt hệ thống tưới càng thấp.
- Nếu cây cần nhiều nước thì cách tốt nhất là tăng thời gian tưới lên đến khi đạt yêu cầu về lượng nước là được
Bước 3: Lập bản vẽ và tính toán các thông số
- Thiết kế “bộ khung” của hệ thống tưới: là rất quan trọng. Bởi vì nếu thiết kế chính xác thì áp suất trong toàn bộ hệ thống sẽ được cân bằng. Lưu lượng nước ra đều nhau. Ngược lại thì sẽ làm đầu ra không đều, chỗ cây sẽ ít nước, chỗ cây sẽ nhiều nước, hoặc là không có nước.
+ Tùy vào điều kiện kinh tế và diện tích tưới mà chúng ta chọn các bộ khung khác nhau:
- Khung mạng cụt loại 1: chi phí ít (ít tốn công + ống) nhưng không cân bằng được áp suất. Những cây gần ống chính sẽ nhận được nhiều nước hơn những cây ở xa
- Ứng dụng: trong ngành cấp nước sinh hoạt, người ta dùng mạng cụt loại. Cấp nước từ ống chính vào các đường hẻm (đi ống nhánh) rồi cấp vào từng hộ (nhờ ống cấp). Đối với cây trồng áp dụng mạng này nếu số lượng cây ít như cây cảnh trước sân nhà.
- Khung mạng cụt loại 2: Đường ống chính nối chữ thập hoặc nối bằng chữ T vào 2 ống nhánh. Cuối các ống nhánh, dùng nút bít để bịch lại
Sơ đồ thiết kế hệ thống tưới tự động mạch nhánh
- Bố trí các ống thứ cấp đi song song, nối vào 2 ống nhánh. Nối các ống cấp vào 2 ống thứ cấp để dẫn nước đến từng cây trồng
- Nhận xét: Áp suất trong hệ thống cân bằng hơn so với mạng cụt loại 1, nhưng chưa hoàn hảo. Các cây trồng ở giữa 2 ống nhánh (xa ống chính) sẽ nhận lưu lượng ít hơn
- Ứng dụng: Các vườn cây nhỏ, chiều rông của vườn nhỏ dùng mạng này để tiết kiệm chi phí.
- Khung loại vòng: Mạng vòng có đường ống bao khép kín đi vòng quanh thửa đất.
Sơ đồ thiết kế hệ thống tưới tự động mạch vòng
- Đường ống chính đi xuyên giữa đường ống bao và nối vào 2 ống nhánh. Sau đó nối vào 2 điểm giữa của ống bao. Từ đó đưa nước vào đường ống thứ cấp và ống cấp để tưới cho cây trồng.
- Nhận xét: Mạng vòng tuy đắt tiền do tốn nhiều ống. Nhưng đây là mạng giúp cân bằng áp suất trong toàn hệ thống tốt nhất. Các khu tưới lớn hay nhỏ, dùng mạng vòng đều tối ưu. Kể cả các khu đất có địa hình gồ ghề, chênh cao. Do đó, khuyến cáo bà con dùng mạng này. Còn mạng cụt chỉ nên ứng dụng khi tưới cây cảnh, tưới hoa, cây trồng ít.
Bước 4: Lên bảng chiết tính vật liệu, nhân công. Xác tổng giá trị dầu tư cho công trình hệ thống tưới tự động
- Dựa trên những số liệu chọn khung để lắp hệ thống tưới phù hợp. Các thiết bị như máy bơm, điều khiển, đồng hồ áp cần thiết. Tham khảo hướng dẫn chọn máy bơm cho hệ thống tưới
Bước 5: Thi công công trình theo thiết kế hệ thống tưới tự động và bố trí các thiết bị.
Video Tưới tự động Resort Pullman Phú Quốc
Xem thêm: Thiết kế tưới cỏ sân vườn | Thiết bị và phụ kiện tưới cây
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!