Sơ đồ mạch điện chính là bản vẽ thiết kế hệ thống mạch điện. Số lượng ký hiệu trong mạng điện dân dụng không quá lớn, và trong thực tế các mạng điện trong gia đình cũng không sử dụng nhiều trang thiết bị. Nên chúng ta hãy nắm vững các ký hiệu cơ bản, và hiểu nguyên tắc hoạt động nhằm phục vụ tốt việc thi công lắp đặt sửa chữa điện dân dụng hiệu quả – an toàn. Vậy nên bài viết dưới đây là không thể bỏ qua nhé.
Thiết kế sơ đồ nguyên lý điện dân dụng
1/ Nguyên lý điện dân dụng cơ bản
Để đọc được và phân tích mạch điện bạn cần phải nắm vững những nguyên tắc cơ bản trong cách đọc mạch điện đó là:
+ Những điểm cùng ký hiệu thì sẽ cùng một điện thế, trong mạch điện thực tế chúng sẽ được kết nối với nhau nhưng trong sơ đồ nguyên lý thì các điểm này không thực sự cần thiết phải nối với nhau. Điều này người đọc phải tự hiểu.
+ Những điểm giao với nhau mà kết nối trong thực tế thì phải đánh dấu chấm vào điểm giao nhau đó.
Tiếp đến, bạn cần hiểu rõ tên gọi, ký hiệu và ý nghĩa của các ký hiệu điện dân dụng.
2/ Ký hiệu điện dân dụng
Trong sơ đồ mạch điện thì người ta biểu thị sự kết nối các linh kiện thông qua các ký hiệu của nó. Vì vậy bạn cần ghi nhớ các ký hiệu này biểu hiện cho linh kiện nào thì bạn chắc chắn sẽ đọc và phân tích được mạch điện nhanh và dễ dàng. Nếu không hiểu chúng hoạt động thế nào thì làm sao có thể phân tích mạch điện tử, việc hiểu rõ từng linh kiện được đánh giá thông qua khả năng bạn nhận biết chúng, khả năng tính toán chế độ làm việc của chúng và khả năng vận dụng linh kiện trong thiết kế mạch.
Ký hiệu điện dân dụng (còn gọi là biểu tượng điện dân dụng) là biểu tượng hình khác nhau. Dùng để biểu diễn các hợp phần của thiết bị điện và điện tử như dây điện, pin, điện trở, transistor trong sơ đồ mạch điện hoặc điện tử. (Theo Wikipedia).
Các bạn có thể tham khảo ý nghĩa của các kí hiệu trong sơ đồ mạch điện thông qua bảng sau:
3/ Sơ đồ mạch điện dân dụng
Là sơ đồ thể hiện mối quan hệ về điện. Không thể hiện cách sắp xếp, cách lắp ráp của các phần tử trong sơ đồ. Sơ đồ mạch điện thường có 3 loại : sơ đồ nguyên lý, sơ đồ mặt bằng – sơ đồ lắp đặt, sơ đồ đơn tuyến.
Sơ đồ nguyên lý điện dân dụng đơn giản
Đây là sơ đồ mối quan hệ về điện. Sơ đồ này không hiện cách sắp xếp, hay cách lắp ráp của các phần tử. Sơ đồ nguyên lý điện dân dụng dùng để nghiên cứu những nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện và mạch điện.
Ví dụ: Sơ đồ nguyên lý của mạch điện đơn giản gồm 1 cầu chì, 1 công tắc điều khiển 1 bóng đèn và 1 ổ cắm như sau:
Sơ đồ mặt bằng – lắp đặt
Đây là dạng sơ đồ hiển thị ví trí lắp đặt, các lắp ráp giữa các phần tử của mạch điện. Sơ đồ này được sử dụng khi dự trù vật liệu, sửa chữa mạch điện, lắp đặt và các thiết bị điện. Từ một sơ đồ nguyên lý mặt bằng – lắp đặt, ta có thể xây nên được nhiều sơ đồ lắp đặt khác.
Ví dụ: Từ sơ đồ nguyên lý trên, ta có sơ đồ mặt bằng đi dây như sau:
Sơ đồ đơn tuyến
Đây là dạng của sơ đồ lắp đặt, tuy vậy trong sơ đồ thì đường dây chỉ vẽ có một nét và đánh số lượng trong đường dây.
Ví dụ: Ngoài sơ đồ đơn giản như trên, thì dưới đây là một số dạng sơ đồ thực tế phức tạp hơn.
4/ Cách đọc sơ đồ mạch điện dân dụng
Sau khi nắm được các thông tin về ký hiệu, dạng mạch điện và nguyên lý hoạt động cơ bản. Thì bạn sẽ vận dụng kiến thức đó để đọc sơ đồ mạch điện theo các chỉ dẫn sau:
Mối quan hệ của các bộ phận, linh kiện thiết bị điện trong sơ đồ
Các bạn cần phải tìm hiểu bằng cách tham khảo các thông số điện áp định mức của các thiết bị điện để tìm ra giá trị đúng của điện áp tụ điện và điện trở.
Vai trò của các thiết bị trong mạch điện
Để xác định được nhiệm vụ của các thiết bị điện trong mạch điện và sử dụng đúng mục đích. Các bạn cần phải tìm hiểu kỹ thông tin của từng bộ phận, thiết bị để hiểu được nhiệm vụ của các thiết bị đó được lắp trong cụm bản vẽ sơ đồ mạch điện.
Các linh kiện đã được gắn đúng theo chiều phân cực
Tức là 1 bên là cực dương và bên còn lại là cực âm. Điều này có nghĩa là bạn phải gắn chúng đúng theo một chiều nhất định. Hầu hết các ký hiệu phân cực này đều được chỉ rõ trong các biểu tượng. Vì thế, các hình ảnh phía trên hướng dẫn để phân biệt cực tính theo từng ký hiệu khác nhau. Để tìm ra sự phân cực của các thành phần vật lý, một quy tắc chung là hãy nhìn vào bên chân kim loại dài hơn của linh kiện.
Tìm hiểu được chức năng, cách hoạt động của từng hệ mạch trong sơ đồ điện
Các bạn cần phải căn cứ vào chính sơ đồ mạch điện để xác định chức năng hoạt động của từng thiết bị. Thì mới có thể xác định được đúng chức năng và vai trò hiệu suất của từng hệ mạch trong cả sơ đồ hệ thống mạch điện.
Ví dụ về bản vẽ sơ đồ mạch điện trong nhà đơn giản
Sơ đồ mạch điện nhà ở luôn là một trong nhưng vấn đề mà được rất nhiều các hộ gia đình quan tâm. Để có thể thiết kế được mạng điện trong nhà.
Đối với lại các sơ đồ mạch điện nhà ở thì chúng ta có thể lựa chọn 2 phương án. Đó là sơ đồ mạch điện âm tường và sơ đồ mạch điện nổi. Đây là 2 loại sơ đồ mạch điện nhà ở đang được khá nhiều người ưa chuộng hiện nay.
Sơ đồ mạch điện phòng khách
Sơ đồ mạch điện phòng khách nó không có gì phức tạp. Và cách xem cũng như cách vẽ sơ đồ mạch điện phòng khách cũng rất dễ hiểu và dễ thực hiện:
Bước 1: Các bạn hãy tiến hành đi phân tích các phần tử của mạch điện trong phòng khách
+ Xác định xem mạch điện trong phòng khách nhà mình có bao nhiêu phần tử.
+ Các ký hiệu của các phần tử trong mạch điện đó như thế nào?
Bước 2: Phân tích các mối quan hệ điện của các phần tử trong mạch điện
+ Các phần tử trong mạch điện sẽ được kết nối với nhau như thế nào.
+ Xác định xem các vị trí của các thiết bị đóng – mở cũng như bảo vệ và các thiết bị điện.
Bước 3: Chúng ta tiến hành vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện phòng khách
+ Mạch và nguồn vẽ sẽ được nằm ngang .
+ Vị trí của các ký hiệu trong thiết bị đóng mở, bảo vệ và lấy điện.
+ Tuân thủ đúng theo các ký hiệu điện.
+ Các công tắc sẽ được vẽ ở trạng thái cắt mạch.
Như vậy là chúng ta đã thực hiện vẽ được sơ đồ mạch điện phòng khách một cách đơn giản. Chúng ta chỉ cần xem qua là đã có thể vẽ được một cách nhanh chóng.
Sơ đồ mạch điện cầu thang
Sơ đồ mạch điện cầu thang cũng là một trong những loại sơ đồ mạch điện trong nhà cũng khá quan trọng. Và sơ đồ mạch điện cầu thang cũng khá đơn giản và dễ hiểu. Nó không quá phức tạp trong quá trình thực hiện.
Ngày nay do kinh tế phát triển. Nên việc xây nhà cao tầng rất nhiều. Đơn giản nhất cũng là nhà 2 tầng. Các bạn có thể tham khảo qua bài viết này. Ở đây chúng tôi cập nhật rất đầy đủ. Các cách lắp mạch điện cầu thang từ 2 tầng, 3 tầng, 4 tầng, 5 tầng.
Dây trung tích (dây mát, dây nguội) được đấu trực tiếp đến bóng đèn. Dây pha (dây nóng) được đấu với cực L (line) của công tắc ba cực. Một dây đôi được đấu từ cực L1 của công tắc tầng 1 đến cực L1 của công tắc tầng 2. Tương tự cũng có một dây đấu cực L2 của công tắc tầng 1 đến cực L2 của công tắc tầng 2. Cực L (line) của công tắc tầng 2 đấu với bóng đèn.
Sơ đồ mạch điện cầu thang 2 tầng
Đây có lẽ là sơ đồ mạch điện cầu thang đơn giản nhất. Và cũng dễ hiểu nhất. Mạch điện cầu thang 2 công tắc 1 bóng đèn. Này thường được áp dụng cho nhà 1 tầng. Hay kho hàng lúc lên xuống đều có thể bật tắt bóng đèn. Đều mà ta dễ hình dung nhất đó là. Việc ở trên hay ở dưới đều thao tác bật tắt bóng được. Rất là tiện lợi.
Dưới đây là sơ đồ cách đi dây, nguyên lý hoạt động của mạch công tắc đèn cầu thang rất đơn giản:
Dụng cụ cần có : 1 Cầu chì, 2 Công tắc 3 cực, 1 Bóng đèn.
- Cầu chì: Tùy thuộc vào công suất đèn để lựa loại cầu chì phù hợp ( vd: bạn dùng bóng 50 – 100W có thể chọn loại 1A).
Tham khảo bài viết: Tác dụng – cấu tạo của các loại cầu chì
- Công tắc ba cực: Thường thấy trong các mạch điện, loại công tắc này có một cực vào (cực chung) và 2 cực ra. Trong một thời điểm chỉ có một cực đầu ra được nối thông với cực vào .
- Bóng đèn: Dùng thắp sáng cầu thang, vào những năm trước thường dùng loại bóng sợi tóc. Hiện nay các bóng đèn compac hay bóng đèn led giá rất tốt và độ bền tương đối cao và tiết kiệm điện.
Sơ đồ mạch điện cầu thang 3 tầng
Cũng giống như mạch điện cầu thang cơ bản, chúng ta sẽ dùng 3 công tắc bật tắt đèn ở 3 tầng khác nhau. Bóng đèn sẽ được lắp ở giữa các cầu thang lên các tầng. Công tắc sẽ được lắp ở mỗi tầng khác nhau:
Điều cơ bản nhất chúng ta có thể để ý. Đó là việc chúng ta ở tầng 2. Thì có thể bật được điện tầng 3. Và đồng thời tắt được điện tầng 1. Đó cũng là điều kiện cần và đủ. Cho sơ đồ mạch điện cầu thang 3 tầng hoàn chỉnh.
Sơ đồ mạch điện cầu thang 4 tầng
Nhà 4 tầng là mẫu nhà sẽ sử dụng sơ đồ mạch điện trong nhà áp dụng với mạch điện cầu thang 4 công tắc và 2 bóng đèn. Nó dùng để có thể tắt bật ở hai vị trí khác nhau. Khi đó bóng đèn sẽ được lắp ở vị trí giữa của các tầng. Khi lắp đặt mạch điện theo sơ đồ ta có thể đứng ở tầng 1 thì đã có thể thực hiện tắt bật bóng đèn bằng công tắc ở tầng 1 và tương tự như vậy ở tầng 2. Và nó cũng giống như vậy đối với lại công tắc ở tầng 3 và tầng 4.
Tương tự với sơ đồ cầu thang 3 tầng. Chúng ta cần sử dụng thêm công tắc và bóng đèn cho tầng 4. Với mỗi tầng sẽ có 1 công tắc và bóng đèn sẽ được đặt ở vị trí giữa cầu thang.
Tương tự như sơ đồ mạch điện cầu thang 3 tầng. Nhưng sơ đồ mạch điện cầu thang 4 tầng có đôi chút phức tạp hơn. Nếu như bạn để ý kĩ thì sẽ nhận ra. Về phần công tắc sẽ có thêm 1 điểm chung nữa.
Sơ đồ mạch điện cầu thang 4 tầng như sau:
Sơ đồ mạch điện cầu thang nhà 5 tầng
Cũng giống như với sơ đồ mạch điện trong nhà của cầu thang nhà 4 tầng. Cầu thang nhà 5 tần được đấu như sau:
+ Chúng ta chỉ cần sử dụng thêm công tắc và bóng đèn cho cả tầng 5. Hay nói một cách khác đó là chúng ta sẽ sử dụng dùng 5 công tắc bật tắt đèn ở 5 tầng khác nhau. Tương ứng với mỗi tầng sẽ là 1 công tắc. Và bóng đèn chiếu sáng sẽ được lắp đặt ở vị trí giữa cầu thang.
+ Điều cơ bản nhất mà chúng ta nên để ý. Đó là việc mà chúng ta ở tầng 4 thì có thể bật được điện tầng 5. Và cũng đồng thời rằng chúng ta sẽ tắt được chúng ở điện tầng 1. Đây chính là những điều kiện cần và đủ để cho chúng ta một sơ đồ mạch điện cầu thang 5 tầng hoàn chỉnh.
Để có thể thực hiện thi công đường điện được tiện ích, đẹp hơn và an toàn trong quá trình thi công bạn nên tham khảo bản vẽ thiết kế xây nhà trọn gói của ngôi nhà trước kia. Thì bạn nên nhờ sự tư vấn của thợ chuyên sửa điện nước tại nhà để giải quyết nhanh nhất.
Hotline tư vấn FREE 24/7 0987.026.338
Comments
comments
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!