Quy Định Về Chiều Rộng Lối Thoát Hiểm Mà Bạn Cần Biết

Lối thoát hiểm ngày càng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc sống hiện nay. Đặc biệt, trong những ngôi nhà cao tầng hoặc các chung cư tại khu vực đông dân như các thành phố lớn thì không thể thiếu lối thoát hiểm. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về các quy định về chiều rộng của lối thoát hiểm trong PCCC, hãy ghé ngay đến bài viết dưới đây để biết thêm nhiều thông tin thú vị nhé!

Tầm quan trọng của lối thoát hiểm

Hầu hết các công trình kiến trúc cao tầng hiện nay đều được yêu cầu xây lối thoát hiểm. Lối thoát hiểm được xem như là yếu tố bắt buộc của mọi công trình được đưa vào điều khoản khi nghiệm thu chính thức khi công trình xây dựng xong. Lối thoát hiểm cực kỳ quan trọng vì nếu có hỏa hoạn hoặc cháy nổ xảy ra thì nó chính là lối đi an toàn nhất trong toàn bộ tòa nhà.

Bên cạnh đó, cửa của lối thoát hiểm được thiết kế từ thép tấm dày nên cực kỳ chắc chắn nên khi người dân di chuyển tại đây sẽ được an toàn tuyệt đối. Đặc biệt, cửa thoát hiểm hiện nay còn có thêm chức năng chịu nhiệt cao và cản trở khói khi có cháy nổ.

Quy Định Về Chiều Rộng Lối Thoát Hiểm

Làm thế nào để đảm bảo lối thoát nạn an toàn?

Để đảm bảo lối thoát nạn an toàn phòng khi gặp các sự cố về cháy nổ hay hỏa hoạn cần chú ý các điều kiện sau:

  • Khi có hỏa hoạn hay cháy nổ xảy ra cần đi từ các phòng ở tầng 1 trực tiếp ra ngoài hay qua tiền sảnh ra ngoài.
  • Từ cửa của các phòng có trong chung cư khi đến cầu thang có lối ra ngoài trực tiếp hay quá tiền sảnh ra ngoài nhà.
  • Cầu thang hay hành lang có lối an toàn đi ra khỏi nhà.
  • Cầu thang hay hành lang ngoài nhà từ đó có lối đi ra khỏi nhà.
  • Đi từ các phòng bất kỳ vào phòng bên cạnh ở cùng tầng (trừ tầng 1) từ đó có lối thoát hiểm như chỉ dẫn ở 2 ý trên.

Những quy định về chiều rộng lối thoát hiểm hiện nay là gì?

Quy định về chiều rộng lối thoát hiểm nhà xưởng

Lối thoát hiểm trong nhà xưởng thì khoảng cứ chu vi 200m mái nhà phải đặt một thang chữa cháy. Có thể đặt thang chữa cháy ở mặt sau hoặc hông đối. Tuy nhiên phải đảm bảo điều kiện là chiều rộng ngôi nhà không quá 150m và phía trước nhà xưởng có đường cấp nước chữa cháy.

Chiều rộng tổng cộng của cửa thoát hiểm phải tính theo số lượng người ở tầng đông nhất. Cụ thể quy định về chiều rộng của lối loát hiểm nhà xưởng như sau:

  • Đối với nhà xưởng 2 tầng trở xuống thì tính 0,8m cho 100 người
  • Đối với nhà xưởng 3 tầng trở lên thì tính 1m cho 100 người.

Chiều rộng thông thủy nhỏ nhất cho phép của lối thoát hiểm được tính như sau:

Chiều rộng lối đi đến chỗ làm việc biệt lập được giảm xuống 0,7m. Chiều rộng vế thang chiếu nghỉ vào tầng hầm, tầng hầm mái và cầu thang thoát hiểm dưới 60 người được giảm đến 0,9m.

Quy Định Về Chiều Rộng Lối Thoát Hiểm

Quy định về lối thoát hiểm khu dân cư

Trong các chung cư hay những khu nhà tập thể nào đều được quy định về chiều rộng lối thoát hiểm một cách cụ thể như phải có ít nhất 2 lối thoát hiểm nhằm đảm bảo an toàn cho người dân khi sử dụng. Khoảng cách xa nhất của phòng xa nhất khi đến lối thoát hiểm không được lớn hơn 50m hoặc không được lớn hơn 25m.

Chiều rộng tổng cộng của cửa và lối thoát hiểm sẽ được tính 1m cho 100 người. Chính vì thế, khi thiết kế lối thoát hiểm không được nhỏ hơn 0,8m cho cửa đi, 1m cho lối đi, 1,4m cho hành lang, 1,05m cho vế thang. Chiều cao của cửa đi và lối đi trên đường thoát nạn cần phải đảm bảo không được thấp hơn 1,9m. Số lượng bậc cầu thang mỗi vế thang không được nhỏ hơn 3 và không được lớn hơn 18 bậc.

Quy định về sơ đồ thoát hiểm

Sơ đồ thoát hiểm là một trong những sự cứu cánh, giúp cho nhiều người khi gặp sự cố về cháy nổ có thể phân biệt được đâu là nơi an toàn nhất để có thể nhanh chóng rời khỏi chỗ nguy hiểm nên khi dán sơ đồ thoát hiểm cần đặt tại nơi có tầm nhìn rõ ràng, dễ nhận biết, có nhiều người thường xuyên qua lại như thang máy, cửa lớn, cầu thang bộ, nhà vệ sinh,…

Ngoài ra, trên sơ đồ thoát hiểm cần có chuông báo động và bình chữa cháy để người dân có thể xử lý khi gặp tình huống nguy hiểm.

Sơ đồ thoát hiểm cần thể hiện rõ cụ thể kết cấu công trình, hệ thống các đường nội bộ, lối thoát nạn,….

Quy Định Về Chiều Rộng Lối Thoát Hiểm

Tiêu chuẩn thoát hiểm công trình công cộng

Thứ nhất là sự di chuyển của người từ điểm xa nhất đến lối thoát ra ngoài (các gian phòng đó là lớp học, hội trường,…) bước này cực kỳ quan trọng vì đây là bước con người ở gần khu vực nguy hiểm nhất nên cần kết thúc nhanh nhất. Thứ 2 là sự di chuyển của người từ cửa thoát hiểm của phòng đến cửa ra ngoài của tòa nhà (hành lang, cầu thang,…). Thứ 3 là sự di chuyển của người từ lối thoát hiểm ra khỏi nhà tản đi thành các luồng đến khu vực không còn nguy hiểm.

Để đảm bảo lối thoát nạn đối với chung cư cao tầng cần phải làm gì?

Khi có cháy xảy ra cần bịt mũi và miệng và nhanh chóng di chuyển đến lối thoát hiểm. Cần xác định thời gian thoát ra ngoài một cách nhanh chóng, không chen lấn, xô đẩy, men theo các bờ tường để tìm đến lối thoát hiểm nhanh nhất. Đặc biệt, khi di chuyển trong lối thoát hiểm nên đi theo một hàng, không nên chen lấn tránh bị thương.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của Hometalk thiết kế nội thất nhà phố về quy định về chiều rộng lối thoát hiểm. Hy vọng, bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về lối thoát hiểm và các quy định chung để có thể áp dụng vào cuộc sống của mình.