Biết được kích thước nhà vệ sinh tiêu chuẩn hiện nay, bạn sẽ có được cách thiết kế nhà vệ sinh đẹp, sang và phù hợp để vừa thuận tiện cho sử dụng, vừa đem lại tính thẩm mỹ cho nội thất ngôi nhà. Dưới đây, Hita sẽ cùng bạn tìm hiểu một số kích thước tiêu chuẩn phù hợp cho nhà vệ sinh để tham khảo nhé!
Diện tích kích thước nhà vệ sinh gia đình thông thường là bao nhiêu?
Cửa nhà vệ sinh: Thường có chiều cao: 1,9 – 2,1 – 2,3m và chiều rộng tương ứng với kích thước nhà vệ sinh là: 0,68 – 0,82 – 1,02m được xem là vừa hợp phong thủy đồng thời cũng rất tiện cho việc đi lại nhất.
Kích thước gạch lát nền nhà vệ sinh: Theo đó, gạch lát nền nhà vệ sinh sẽ sử dụng kích thước chuẩn 20 x 20cm. Vì nền nhà vệ sinh có diện tích tương đối nhỏ, cần chống trơn trượt, còn màu sắc thì tùy ý bạn lựa chọn.
Gạch ốp tường dành cho nhà vệ sinh có thể sử dụng kích thước 20 × 20cm hoặc 20 × 30cm.
Phần sát trần nhà vệ sinh sẽ sử dụng sơn để sơn chứ không dùng gạch để ốp lên sát trần.
Tất cả các phòng vệ sinh đều cần phải có cửa sổ và quạt thông gió.
Chiều cao tối thiểu cần có của trần nhà vệ sinh là 2,2m.
Chiều cao tính từ sàn tới bề mặt chậu rửa là từ 82 – 85cm, chiều cao vòi tắm hoa sen từ 75 – 80cm. Chiều cao của bát sen là từ 170 – 175cm. Chiều cao của mắc treo quần áo là từ 165 – 170cm.
Kích thước nhà vệ sinh tiêu chuẩn 2020 cực hot
Để xây được một căn phòng vệ sinh đúng kích thước tiêu chuẩn thì còn phải tùy thuộc vào kích thước hộp kỹ thuật nhà vệ sinh và diện tích xây dựng tổng thể của ngôi nhà. Trong đó, có 3 loại kích thước nhà vệ sinh tiêu chuẩn thường được lựa chọn thi công phổ biến nhất, đó là:
2.1. Kích thước tiêu chuẩn dành cho nhà vệ sinh nhỏ
Thông thường, phòng vệ sinh nhỏ sẽ có kích thước tối thiểu khoảng từ 2,5 -3m2. Với diện tích nhỏ hẹp như vậy, nhà vệ sinh của bạn chỉ có thể lắp đặt một vài vật dụng cơ bản cần thiết nhất như bồn cầu, lavabo rửa mặt hay 1 chiếc vòi tắm hoa sen là chật.
Lưu ý, đây đã là kích thước nhà vệ sinh tối thiểu, bạn không nên cố gắng thiết kế nhà vệ sinh nhỏ hơn nữa, vì như vậy sẽ khiến cho không gian trở nên bị bó hẹp, chật chội và gây cảm giác khó chịu cho người sử dụng.
Đối với kích thước nhà vệ sinh và nhà tắm có diện tích nhỏ, gia chủ cần phải bố trí một cách khéo léo để các vật dụng bên trong không bị thừa thãi, chồng chéo. Nếu muốn 2 người có thể sử dụng phòng vệ sinh cùng 1 lúc thì tốt hơn hết bạn nên đưa bồn rửa mặt ra bên ngoài.
Thông thường, kích thước nhà vệ sinh nhỏ hẹp thường được xây dựng ở vị trí “khiêm tốn” như dưới gầm cầu thang hay góc khuất ở cuối nhà.
Tham khảo thêm về kích thước Lavabo tại: Tư vấn kích thước lavabo hợp lý cho nhà phố đẹp mê ly
2.2. Kích thước tiêu chuẩn nhà vệ sinh vừa
Kích thước nhà vệ sinh và nhà tắm có diện tích vừa phải thường dao động trong khoảng 4 – 6m2, đây là diện tích chuẩn. Nhà vệ sinh sẽ được thiết kế, xây dựng theo diện tích vừa phải, ngoài việc bố trí bồn cầu, lavabo rửa mặt, vòi hoa sen,… các bạn có thể xếp đặt thêm một số vật dụng nội thất như: bồn tiểu nam hoặc tủ đựng đồ nhỏ ngay bên trong nhà vệ sinh.
Với kích thước nhà vệ sinh hợp lý cỡ vừa thường được xây dựng ở các ngôi nhà có diện tích tương đối nhỏ hẹp, ngôi nhà cấp 4,… Ngoài ra, bạn cũng có thể thiết kế tách biệt một căn phòng tắm nhỏ bằng kính cường lực hoặc lắp đặt một chiếc bồn tắm có rèm che với kích thước tiêu chuẩn dao động trong khoảng 120 x 90cm (đối với bồn tắm hình chữ nhật) hoặc 90 x 90cm, 100cm x 100cm (đối với bồn tắm có hình vuông).
Đồng thời, gia chủ cũng nên lưu ý lựa chọn loại kính cường lực cho nhà tắm có độ dày từ 1 – 1,2cm để có thể đảm bảo phòng tắm có khả năng cách nhiệt, cách âm cũng như tạo được độ an toàn cao cho người sử dụng.
Tham khảo thêm các loại kích thước bồn tắm cho nhà vệ sinh tại:
- Tư vấn kích thước bồn tắm góc từ hàng giá rẻ tới cao cấp
- Tư vấn chọn kích thước bồn tắm đứng phù hợp không gian nhỏ
- Kích thước bồn tắm nằm nên mua size nào, thương hiệu nào?
2.3. Kích thước tiêu chuẩn nhà vệ sinh lớn
Những nhà vệ sinh có kích thước lớn thường có diện tích trong khoảng 10 – 11 m2 trở lên. Đối với những căn phòng vệ sinh rộng lớn như thế này thì bạn có thể tha hồ trang bị đủ các vật dụng, đồ nội thất hiện đại trong phòng vệ sinh. Như vậy sẽ đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng của bản thân và gia đình như: bồn tiểu nam, bồn tắm nằm to đẹp, máy xông hơi, máy sấy tay,… thậm chí còn trang trí thêm cả những cây xanh hoặc tranh ảnh đều được.
Với kích thước nhà vệ sinh chuẩn như trên thì đây thực sự là một không gian lý tưởng để bạn rũ bỏ được những mệt mỏi sau suốt một ngày làm việc căng thẳng. Đây cũng là một nơi để bạn có thể thư giãn hàng giờ đồng hồ với việc ngâm mình trong bồn tắm, sử dụng máy xông hơi,…
Kích thước nhà vệ sinh lớn theo tiêu chuẩn thường được áp dụng cho những căn hộ có diện tích lớn, gia đình đông người nhằm thỏa mãn nhu cầu vệ sinh của nhiều người.
Những thông số kích thước toilet chuẩn khác của nhà vệ sinh
Ngoài diện tích tổng thể của căn phòng vệ sinh thì các thông số kỹ thuật, kích thước chuẩn của nhà vệ sinh một cách cụ thể, chi tiết cũng đang được nhiều người quan tâm. Bao gồm các kích thước sau:
Kích thước ô thoáng nhà vệ sinh: Để đảm bảo cho nhà vệ sinh có tính thẩm mỹ cao, kích thước cánh cửa thông gió cũng là một chi tiết vô cùng quan trọng. Thông thường thì cửa sổ của nhà vệ sinh sẽ có diện tích nhỏ, vừa hoặc lớn lần lượt có kích thước chiều cao là 1,9 – 2,1 – 2,3m và chiều rộng tương ứng là: 0,68 – 0,82 – 1,02 m. Những kích thước này được xem là vừa hợp phong thủy lại vừa thuận tiện cho quá trình sử dụng nhất.
Kích thước gạch lát nền nhà vệ sinh: Đây cũng là một trong những chi tiết rất quan trọng của nhà vệ sinh nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ, cân đối, hài hòa. Theo đó, gạch lát nền nhà vệ sinh sẽ sử dụng kích thước chuẩn là 20 x 20 cm và có bề mặt nhám, sần sùi vì nền nhà thường có diện tích vừa và nhỏ, đồng thời giúp chống trơn trượt. Còn về màu sắc sẽ tùy ý bạn lựa chọn.
Đối với gạch ốp tường nhà vệ sinh, gia chủ có thể sử dụng gạch có kích thước 20 × 20cm hoặc 20 × 30cm. Thông thường, người ta sẽ không ốp gạch lên sát trần nhà vệ sinh, mà để trống một khoảng nhất định để có thể trang trí bằng sơn.
Thông số tiêu chuẩn để đặt các vật dụng bao gồm:
+ Chiều cao tối thiểu của trần nhà vệ sinh là 2,2 m.
+ Chiều cao từ mặt sàn tới bề mặt chậu rửa là 82 – 85cm.
+ Chiều cao của vòi tắm hoa sen là 75 – 80cm.
+ Chiều cao bát của vòi sen là 170 – 175cm.
+ Chiều cao của móc treo quần áo là 165 – 170cm.
Một số lưu ý khi lựa chọn kích thước nhà vệ sinh
Ngoài các thông tin chi tiết về kích thước nhà vệ sinh tiêu chuẩn nêu trên, bạn nên quan tâm đến một số vấn đề khi thiết kế thi công nhà vệ sinh như sau:
Thứ nhất, bạn cần lựa chọn vị trí phù hợp dành cho việc xây nhà vệ sinh: Thông thường thì các vị trí hay được lựa chọn như: khu vực đất bị méo, khu góc nhọn của khu đất hình tam giác, dưới gầm cầu thang,… để tiến hành xây dựng nhà vệ sinh. Nếu muốn thuận tiện cho việc đi lại, sinh hoạt ngay trong phòng ngủ thì gia chủ nên lựa chọn một vị trí phù hợp của ngôi nhà để thiết kế nhà vệ sinh bên trong.
Thứ hai, xác định rõ mục đích trước khi xây nhà vệ sinh: Căn cứ vào diện tích đất, nhà vệ sinh của gia đình sẽ được thiết kế với các kích thước khác nhau. Tuy nhiên, cho dù diện tích nhà vệ sinh là to hay nhỏ thì bạn vẫn cần thiết kế sao cho đáp ứng được 2 chức năng sử dụng chính đó là đi vệ sinh và việc tắm giặt.
Thứ ba, lựa chọn vị trí lắp cửa cho nhà vệ sinh: Đối với cánh cửa nhà vệ sinh, bạn không nên thiết kế cửa nằm đối diện với cửa phòng ngủ hoặc phòng bếp cũng như bất cứ phòng chức năng nào trong nhà. Vì theo phong thủy, đó là cách bố trí không hợp lý, gây ảnh hưởng rất lớn đến tài vận và sức khỏe của mọi người trong gia đình.
Thứ tư, nhà vệ sinh phải đảm bảo luôn thông thoáng: Khu nhà vệ sinh luôn ẩm ướt nên chính là môi trường tốt để cho các loại vi khuẩn gây hại, sinh sôi phát triển. Vì vậy, khi thiết kế, xây dựng nhà vệ sinh, bạn cần phải chú ý đảm bảo sự thông thoáng, đủ ánh sáng, không để nền sàn bị ẩm ướt,… thì sẽ hạn chế được sự phát triển, lây lan của vi khuẩn và vừa tạo cảm giác luôn dễ chịu, sạch sẽ và khô thoáng cho nhà vệ sinh.
Thứ năm, những căn phòng vệ sinh của các tầng lầu của 1 khu nhà nên cùng nằm trên một trục thẳng đứng để việc cấp thoát nước được diễn ra thuận lợi nhất. Nếu cùng một tầng nhà mà buộc phải bố trí 2 phòng vệ sinh thì gia chủ nên thiết kế sao cho chúng “dựa lưng” vào nhau để thuận tiện cho việc lắp đặt hệ thống hộp kỹ thuật nhà vệ sinh.
Kết luận
Với những kiến thức về kích thước nhà vệ sinh tiêu chuẩn mà Hita vừa chia sẻ trên đây, hy vọng đây sẽ là tài liệu, “cẩm nang” giúp bạn có thể thiết kế, thi công xây dựng một công trình vệ sinh với kích thước đúng tiêu chuẩn, đẹp mắt và phục vụ được tối ưu nhu cầu sinh hoạt của gia đình. Liên hệ ngay hita.com.vn để được tư vấn giá bồn cầu toto , hỗ trợ thêm nhé.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!