Thiết kế thi công hồ cá koi đã và đang là một xu hướng được nhiều gia chủ quan tâm, mong muốn thực hiện. Để có môi trường sống thuận lợi cho những chú cá luôn khỏe mạnh thì hệ thống lọc hồ cá koi là điều cần được chú ý hàng đầu. Vậy hệ thống này gồm những thiết bị gì? Chúng hoạt động ra sao?… Nếu bạn đang là người mới hoặc đã có những hệ thống lọc nhưng hoạt động chưa hiệu quả thì đừng bỏ qua bài viết này.
Những thông tin tại bài viết đã được sân vườn Á Đông tổng hợp rất chi tiết. Đồng thời còn nhận kiểm duyệt và nhận góp ý từ những chuyên gia hàng đầu về cá koi. Những kiến thức này chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng. Hãy cùng bắt đầu ngay nhé.
Tầm quan trọng của lọc nước cho hồ cá koi
Một mặt nước thông thường chỉ cần đặt ngoài không khí một vài ngày đã xảy ra hiện tượng lắng cặn, vẩn đục, đổi màu hoặc thậm chí còn có cả rêu mốc. Chưa kể đến việc nếu thả nuôi các sinh vật thủy sinh thì sẽ còn có nhiều chất thải, nước sẽ nhanh bị vẩn đục bởi quá trình sinh trưởng của các sinh vật đó. Vì vậy, việc đảm bảo nguồn nước luôn trong sạch là điều rất quan trọng. Đặc biệt với những chú cá koi, đây là loài cá có giá trị cao và cần được chăm sóc rất cẩn thận.
Hệ thống lọc nước cho hồ cá koi sẽ mang đến những lợi ích:
– Làm sạch nguồn nước, tạo môi trường sống thuận lợi cho cá sinh trưởng và phát triển
– Giữ hồ nước luôn trong sạch để đảm bảo tính thẩm mỹ chung và dễ dàng trong việc ngắm nhìn những chú cá bơi lội
– Loại bỏ rác, bụi bẩn, chất độc ở trên bề mặt nước
– Hút các cặn bẩn, thức ăn dư thừa lắng đọng ở đáy hồ
– Tiết kiệm thời gian vệ sinh và chi phí khi cải tạo hồ cá
– Và còn nhiều lợi ích khác….
Hệ thống lọc hồ cá koi tiêu chuẩn gồm những thiết bị gì?
Để đạt được hiệu quả tối ưu cho việc lọc nước cần phải có một hệ thống tiêu chuẩn với những thiết bị đạt yêu cầu kĩ thuật. Muốn có một hồ cá koi đẹp với mặt nước trong sạch và đàn cá koi khỏe mạnh sẽ không thể thiếu những thiết bị sau:
Bộ phận hút
Đây là bộ phận giúp làm sạch nước ở khu vực bề mặt và ở đáy hồ. Chúng gồm 2 bộ phận nhỏ là hút đáy và hút mặt.
– Hút đáy: được đặt ở điểm sâu nhất của hồ chính và nối thông với một bể chứa (ngăn lắng). Cần nghiên cứu kĩ diện tích hồ, điểm đặt và kích thước hút đáy để hiệu quả đạt tối đa. Ví dụ: Hút đáy 8 cm sẽ làm sạch đáy trong phạn vi bán kính 1,2m và dung tích hồ 550 lít. Còn hút đáy 10 cm có thể làm sạch đáy trong phạn vi bán kính 1,8m và dung tích hồ 950 lít.
– Hút mặt: có nhiệm vụ hút nước trên bề mặt của hồ cá. Bộ phận này giúp thu thập các vật thể nhẹ trôi nổi trên bề mặt như: lá khô, cỏ, phấn hoa… Ngoài ra, hút mặt còn làm sạch được các váng nổi, làm tăng khả năng trao đổi oxy trên bề mặt và phân tán vào nguồn nước.
Đây cũng là một bộ phận hỗ trợ chống tràn. Vị trí miệng hút sẽ là mực nước hồ có thể dâng lên cao nhất. Đây cũng sẽ là mực nước tính toán chuẩn của hồ cá. Cần tính toán thiết kế mực nước cẩn thận để đặt hút mặt đạt hiệu quả chống tràn tối đa.
Bộ phận đẩy
Là một hệ thống đẩy nước để tạo dòng. Các dòng nước được tạo bởi hệ thống này có các công dụng:
– Tạo môi trường có nồng độ oxy ổn định giúp cá koi dễ thở hơn
– Đẩy đáy: đẩy các cặn bẩn, chất thải về hút đáy. Hỗ trợ tăng hiệu quả của hút đáy.
– Đẩy mặt: đẩy các cặn nổi về vị trí đặt hút mặt.
– Hòa tan các chất dinh dưỡng khác vào trong nước hoặc thuốc chữa bệnh cho cá (tùy trường hợp)
– Tạo thói quen di chuyển và điểm đậu của cá để có thể dễ dàng ngắm nhìn đàn cá tại một số vị trí.
– Đẩy nước lên thác nước tạo dòng chảy từ trên xuống (nếu có)
Bộ phận lọc
Đây là bộ phận quan trọng nhất giúp làm sạch hoàn toàn tạp chất và loại bỏ các chất bẩn. Cá koi là một loài cá ưa sạch sẽ và đòi hỏi môi trường sống có chất lượng cao. Do đó lọc nước phải đúng cách. Bộ phận lọc có thể phân chia thành 3 kiểu cơ bản:
– Lọc cơ học (lọc thô): sử dụng các loại vật liệu lọc cơ bản như: bông, chổi lọc, bùi nhùi… để làm sạch nguồn nước. Các này sẽ làm trong nước về mặt thị giác và không làm thay đổi về tính chất hóa học. Nước được dẫn vào bộ lọc, cặn bẩn được giữ lại ở các vật liệu và nước trong chảy quay lại hồ. Cách làm này rất đơn giản và tiện lợi.
– Lọc hóa học: sử dụng cách này để loại lọc và loại bỏ mùi, màu và hợp chất hóa học có trong nước. Các vật liệu được sử dụng phổ biến là: matrix, than hoạt tính, cát mangan, cát thạch anh… Nước sau khi được sử lý sơ bộ sẽ đi qua bộ phận lọc hóa học để loại bỏ thêm các kim loại nặng, các chất độc mà hệ thống lọc thô không xử lý được.
– Lọc sinh học: là cách nuôi dưỡng và sản sinh ra các vi khuẩn có lợi để giảm các độc tố có trong nước. Cách này được sử dụng lâu đời bằng cách trồng các loại cây thủy sinh như sen, súng… Đây là cách tự nhiên sử dụng cho những hồ cá lớn, vừa che nắng, cung cấp oxy và tạo hệ sinh thái đẹp mắt. Ngoài ra có thể sử dụng các loại vật liệu hiện đại mới như: sứ lọc, bóng nhựa, hạt Kaldnes…
Bộ phận xả
Bao gồm xả cặn ngăn lắng và xả nước cạn hồ nước.
– Xả cặn: nước qua hút đáy được chảy vào một bể chứa (ngăn lắng). Tại đây các chất thải thô và cặn bẩn sẽ được lắng xuống, nước sẽ được lọc sơ bộ và chuyển sang ngăn tiếp theo. Khi các chất thải ở ngăn lắng đã đầy thì cần qua một ống xả để đẩy hết các cặn ra ngoài.
– Xả cạn hồ nước: là bộ phần hút hoàn bộ nước trong hồ ra ngoài để định kỳ vệ sinh tổng thể hồ cá hoặc sửa chữa các hư hại liên quan đến kết cấu.
Thiết bị hỗ trợ khác
Ngoài các bộ phận chính kể trên, một hệ thống lọc hồ cá koi hoàn chỉnh còn cần một số thiết bị hỗ trợ sau:
– Máy bơm: là thiết bị không thể thiếu trong mọi hệ thống lọc. Dựa vào các kích thước và thể tích của hồ chính mà chọn loại máy bơm có công suất phù hợp.
– Máy tạo oxy: là máy sủi tạo thêm oxy vào trong hồ nước. Đặc biệt là các hồ cá nhỏ rất dễ rất đến tình trạng thiếu oxy trong hồ dẫn đến cá phải thường xuyên ngoi lên bề mặt để hô hấp. Tạo thêm oxy vào trong nước sẽ hạn chế được tình trạng cá bị ngạt nước.
– Đèn chiếu sáng: là các hệ thống đèn trang trí, tạo điểm nhấn và tăng tính thẩm mỹ cho hồ cá vào ban đêm. Thông thường là các dạng đèn led âm nước và có chỉ số bảo vệ IP68.
– Đèn UV: là đèn có cấu tạo tương tự đèn huỳnh quang và phát ra ánh sáng tia cực tím với mục đích diệt khuẩn, mầm tảo, mầm rêu. Điều này rất cần thiết để hạn chế các loại bệnh ở cá koi.
Tất cả các bộ phận chúng tôi đã giới thiệu đều rất cần thiết. Nếu bạn muốn có một hồ cá koi hoàn hảo thì không nên bỏ qua bất kì chi tiết nào.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống lọc hồ cá koi
Như đã nói ở trên, lọc hồ cá koi có nhiệm vụ chính làm sạch nước trong hồ nuôi cá koi. Việc này đảm bảo trạng thái nước không có cặn bẩn, vẩn đục, hạn chế tối đa rêu phát triển và không có mùi sau thời gian dài sử dụng. Vậy hệ thống này vận hành như thế nào? Thông thường sẽ trải qua 3 giai đoạn.
Cụ thể như sau:
Giai đoạn 1: Hút nước và lọc thô
Nước trên mặt hồ và các loại cặn bẩn ở đáy sẽ được hút qua 2 bộ phận là hút mặt và hút đáy; qua đường ống và chuyển tới ngăn lắng. Một phần rác, các chất thải trên bề mặt cũng đã được giữ lại ở bộ phận chắn rác ở hút mặt. Ngăn lắng sẽ có nhiệm vụ chủ yếu là lắng lọc lại cặn bẩn và chất thải của cá ở khu vực đáy hồ.
Tại ngăn này, nước sẽ đi qua hệ thống lọc thô gồm chổi lọc, bùi nhùi… Một phần chất thải được giữ lại bởi vật liệu lọc và một phần sẽ lắng xuống đáy của bể chứa. Chất thải ở đáy ngăn lọc thô sẽ được đưa ra ngoài bởi bộ phận xả đáy. Nước được lọc sơ bộ sẽ tiếp tục chuyển sang giai đoạn 2.
Giai đoạn 2: Lọc tinh
Qua quá trình lọc thô thì các tạp chất lớn, cặn bẩn cơ bản đã được giữ lại. Tuy nhiên các thành phần như: nhớt cá, chất thải của cá hòa tan trong nước, một số chất độc… sẽ không thể bị loại bỏ. Ở giai đoạn này sẽ có các vật liệu lọc tinh như: gốm lọc (sứ lọc), hoặc nham thạch.
Quá trình hoạt động ở ngăn này là sử dụng vi sinh vật có lợi phân hủy các chất hữu cơ có kích thước nhỏ còn sót lại trong quá trình lọc thô. Kết thúc giai đoạn, về cơ bản nước đã được làm sạch khoảng 70-80%.
Giai đoạn 3: Kết thúc quá trình lọc, đẩy nước sạch về hồ
Trước khi nước sạch hoàn toàn được đẩy trở lại hồ chính thì sẽ được đi qua buồng chưa than hoạt tính để loại bỏ các chất độc còn sót lại. Cuối cùng, máy bơm sẽ có nhiệm vụ hút nước sạch từ bể lọc và đẩy về hồ chính theo 4 hướng:
– Đẩy tạo dòng dưới đáy để luân chuyển và đẩy các chất cặn ở những góc xa về gần vị trí của hút đáy.
– Đẩy trên bề mặt tạo các dòng nước đưa rác và chất thải nhẹ nổi trên bề mặt về vị trí của hút mặt.
– Thổi luồng tạo vị hướng bơi và điểm đậu cho cá koi. Nếu bạn muốn định hướng bơi của đàn cá và tạo ra những điểm đậu cá để ngắm nhìn chúng dễ dàng hơn thì hãy điều chỉnh tạo dòng hợp lý
– Đẩy lên thác nước (nếu có). Một số hồ cá koi được các gia chủ kết hợp thi công hòn non bộ với thác nước ở trên. Tiếng nước chảy róc rách nghe cũng thật vui tai. Và việc nước chảy từ trên thác xuống sẽ đẩy thêm được oxy vào trong nước. Điều này rất có lợi để cá koi có thể hô hấp dễ dàng.
Chi tiết về đặc điểm của từng vật liệu lọc hồ cá
Các vật liệu lọc hồ cá koi trên thị trường cũng rất đa dạng. Bạn có thể dễ dàng mua chúng tại những cửa hàng chuyên thiết bị hồ cá, bể cá cảnh. Mỗi hệ thống có thể yêu cầu các loại vật liệu khác nhau. Trước khi quyết định chọn mua loại vật liệu nào thì bạn cũng nên tìm hiểu sơ bộ về đặc điểm của chúng. Xem thêm chi tiết về đặc điểm của 15 loại vật liệu lọc hồ cá ngay sau đây:
1. Chổi lọc hồ cá koi
Là một loại vật liệu cơ bản và khá phổ biến. Chổi lọc được sản xuất từ 100% từ sợi cước chất lượng cao. Nó được bố trí duy nhất tại ngăn lắng và dùng làm vật liệu lọc thô lưu lại các chất thải kết tủa không hòa tan trong nước. Hiệu quả của vật liệu này khá tốt mà giá thành lại rất rẻ.
2. Bùi nhùi lọc nước (J-mart)
Bùi nhùi lọc nước hay gọi tắt là J-mart là vật liệu phổ biến nhất và xuất hiện ở mọi hệ thống lọc nước nói chung. Công đoạn, vị trí nào cũng có thể sử dụng đến bùi nhùi. Ưu điểm của J-mart là:
– Hiệu quả lọc nước tốt, không bị hao mòn theo thời gian
– Vật liệu nhẹ, dễ dàng di chuyển và sắp xếp
– Có thể lọc loại bỏ một số chất độc và một số kim loại có tong nước
– Phân giải mùn bã hữu cơ
– Bổ sung một số khoáng chất và vi lượng cho cá koi
Cách sử dụng: sử dụng kéo để cắt bùi nhùi theo kích thước mong muốn rồi đặt vào bể cá hoặc khu vực lọc nước mong muốn.
3. Sứ lọc lỗ
Vật liệu lọc hồ cá này được rất nhiều người chơi các cảnh nói chung và cá koi nói riêng chọn mua. Bởi sứ lọc lỗ có sự nhỏ gọn nhưng khả năng lọc và duy trì chất lượng nước của nó thực sự là tuyệt vời. Loại vật liệu này thích hợp từ những bể cá nhỏ đến hệ thống lọc cho những hồ cá koi cỡ lớn.
Lợi ích từ sứ lọc lỗ mang lại là:
– Làm sạch nước và tăng cường khả năng trao đổi chất của cá
– Loại bỏ độc tố và kim loại nhẹ có trong nước
– Bổ sung khoáng chất cho cá
– Loại bỏ, ngăn sự phát triển của rêu, tảo và một số loại vi khuẩn gây hại.
Sứ lọc lỗ thường được bố trí tại ngăn thứ 2 hoặc thứ 3 của hệ thống lọc hồ cá koi với nhiệm vụ là lọc tinh.
4. Than hoạt tính trong lọc nước hồ cá
Than hoạt tính là một vật liệu quen thuộc, có giá thành rẻ và dễ tìm. Than hoạt tính trong xử lý và lọc nước có 3 dạng phổ biến là:
– Dạng bột (PAC): được dùng để khử mùi, lọc màu và loại bỏ các chất béo hòa tan trong nước. Than hoạt tính ở dạng bột này có độ bền không cao và dễ bị rửa trôi. Với hồ cá ít được sử dụng mà chủ yếu dùng cho các hệ thống lọc nước công nghiệp.
– Dạng hạt (GAC): dạng này có độ bền và ổn định hơn dạng bột. Hiệu quả lọc nước với than hoạt tính dạng hạt sẽ phụ thuộc vào tốc độ dòng chảy của nước. Hiệu quả tối ưu là sử dụng để lọc hóa chất, một số chất độc hại và khử mùi.
– Dạng khối (SBAC): có cấu trúc bền vững nhất. Kích thước cũng rất đa dạng tùy thuộc vào nguyên liệu sản xuất. Loại này là phổ biến nhất và được ứng dụng nhiều.
Cách dùng: Để sử dụng lọc nước hồ cá koi thì nên chọn than hoạt tính dạng khối hoặc dạng hạt (ưu tiên hạt kích thước vừa và lớn). Khi mới mưa về cần tráng và rửa qua để trôi bớt bụi và bột của than. Sau đó đặt vào các ngăn với chức năng lọc tinh của hệ thống lọc hồ cá.
5. Vụn san hô
Thành phần chính của vật liệu này là CaCO3. Chính vì vậy nó có thể làm tăng và điều chỉnh độ pH cho nước. Nếu nuôi những loại cá biển thì bố trí vụn san hô là rất thích hợp bởi chúng thích nghi tốt với môi trường có pH cao.
Vị trí và chức năng;
– Đặt ở ngăn thứ 2 ngay sau ngăn lắng và lọc thô
– Nhiệm vụ là loại bỏ, phân hủy các chất hữu cơ mà lọc thô không xử lý được.
– Thích hợp làm vật liệu lọc bể cá thủy sinh, hồ cá koi
6. Đá nham thạch
Là dạng đá núi lửa trên bề mặt có nhiều lỗ hoặc túi. Đá nham thạch thường có màu tối (thường màu nâu sẫm, màu đen hoặc đỏ tím). Loại đá này cũng được đánh giá có là vật liệu lọc nước khá tốt. Cấu trúc nhiều lỗ hoặc túi nhỏ li ti giúp vi khuẩn có nơi trú ngụ và phân hủy tốt các chất hữu cơ.
So với các vật liệu lọc nước khác, đá nham thạch có khả năng lọc nước sạch hơn gấp 10 lần. Hơn nữa đá nham thạch có khả năng hạn chế nấm và những vi sinh gây bệnh cho cá phát triển trong nước. Chúng cũng giúp điều hòa, ổn định độ pH, hấp thụ một số kim loại nặng và các chất phóng xạ. Bên cạnh đó, thả đá nham thạch vào bể cá, hồ cá sẽ tạo môi trường sống thuật lợi cho sự phát triển của các loại cây thủy sinh.
Cách sử dụng: tương tự than hoạt tính, cần rửa qua trước khi đưa vào sử dụng.
7. Thanh sứ hoa mai
Là vật liệu lọc nước có độ xốp cao và khả năng thẩm thấu tốt. Thanh sứ hoa mai được gia công theo công nghệ sinh học và có tác dụng giảm thiểu mùi tanh của nước, các vấn đề về reue và tảo. Đồng thời, vi khuẩn có hại cũng sẽ được kiểm soát.
Đây là một loại vật liệu lọc hồ cá rất tốt và quan trọng trong hệ thống lọc nước. Thanh sứ hoa mai còn là nơi cư trú của nhiều loại sinh vật có lợi như: azoo, stability, stress zyme, vi sinh bột relive … từ đó loại bỏ và phẩn hủy được các bã thải hữu cơ và cung cấp một số vi chất giúp chất lượng hồ cá, bể cá được trong sạch.
8. Crystal Bio
Crystal Bio là một vật liệu lọc (gốm hoặc sứ) được tạo qua từ quá trình đốt cháy hỗn hợp chất thủy tinh và chất tạo bọt ở nhiệt độ cao (trên 900 độ). Cấu trúc của chúng xốp và nhẹ, cho phép vi khuẩn hiếm khí phát triển trong đó. Đây còn là một chất kiềm nhỏ có thể giúp ổn định độ pH trong nước khi nuôi các dòng cá Koi, cá rồng.
Tính năng ưu việt của Crystal Bio:
– Kích thước từ 10 – 50 mm
– Trơ về mặt hóa học – không bị tác động bởi các chất hữu cơ
– Rất nhẹ, có thể nổi trên bề mặt nước mà vẫn làm sạch được nguồn nước.
9. Vật liệu lọc hồ cá Bacteria House
Cái tên Bacteria House rất quen thuộc với những người nuôi cá koi lâu năm. Tuy nhiên với những người mới thì sẽ khá khó là để ghi nhớ tên của loại vật liệu này. Hiệu quả mà chúng mang lại cho hệ thống lọc nước bể cá là cực kì tốt. Bacteria House cũng thể gọi là sứ lọc hoặc gốm lọc. Chúng được nung nóng tới 1300 oC trong suốt thời gian gian 60 tiếng. Việc nung nóng với nhiệt độ cao trong thời gian dài làm cho liên kết bên trong vật liệu bị phá vỡ. Bằng cách đó tạo ra cấu trúc xốp và bề mặt lớn hơn.
Điểm khác biệt của Bacteria House là tác động tĩnh điện tới những chất thải hữu cơ trôi nổi trong nước làm chúng tăng độ bám dính và chìm xuống. Đồng thời vật liệu này cũng hỗ trợ cho phéo nhiều không khí (oxy) hòa tan vào trong nước hơn. Gốm (sứ) lọc Bacteria House có thể sử dụng trong mọi công nghệ lọc nước nói chung và lọc hồ các koi nói riêng.
10. Hạt Kaldnes
Hạt Kaldnes lọc nước hay hạt lọc động là một vật liệu khác biệt và đã được áp dụng thực tiễn trong nuôi trồng thủy sản, các hệ thống lọc nước chuyên biệt. Chúng được chế tạo hình dạng bánh răng với các rãnh đối xứng nhau. Khi chọn vật liệu lọc nước hồ cá koi các bạn sẽ phát hiện ra tác dụng từ hạt Kaldnes có hiệu quả bất ngờ.
Tỷ trọng của hạt Kaldnes đảm bảo luôn nhẹ hơn nước va fkhoong làm tắc nghẽn dòng chảy. Diện tích tiếp xúc bề mặt cực lớn và quan trọng nhất là khả năng di chuyển và khuyếch tán tốt trong môi trường nước sẽ nâng cao được hiệu suất lọc và cho chất lượng nước đầu ra như mong muốn. Sử dụng hạt Kaldnes sẽ giúp tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức.
11. Bóng nhựa sinh học – Bio ball
Bóng nhựa sinh học – Bio ball là vật liệu lọc cao cấp. Tương tự như hạt Kaldnes, Bio Ball được làm tư nhựa và rất nhẹ. Chúng có thiết kế hình cầu đường kính 4cm, rỗng ruột và chưa xốp bên trong.
Bóng nhựa được sử dụng trong các hệ thống lọc của bế cá koi. Nó có thể bố trí trong ngăn riêng hoặc cùng ngăn với hỗn hợp sứ lọc, vụn san hô, đá nham thạch và than hoạt tính ở phần lọc tinh. Sự có mặt của Bio ball không chỉ giúp tăng thêm nhiều nơi trú ngụ cho vi sinh vật có lợi mà còn giúp tăng thêm nhiều lần khả năng hòa tan oxy vào trong nước.
12. Giá thể Bio Chip
Đệm vi sinh hay giá thể Bio chip là môi trường để vi sinh vật bám vào và phát triển. Chúng được thiết kế có khả năng lơ lửng trong nước và có thể di chuyển khắp nơi trong bể, hồ cá koi. Giá thể Bio chip có đường kính 22mm, dày 1mm, chất liệu PE nguyên chất. Mật độ tiếp xúc của vật liệu này cao gấp 2-3,5 lần so với hạt Kaldnes và tuổi thọ cao trên 20 năm.
Đệm vi sinh thích hợp với mọi loại hình bể cá, hồ cá. Qía trình lắp đặt vận hành và bảo trì dễ dàng. Cách dùng:
– Xử lý chất thải hồ cá ngoài trời
– Xử lý sinh học trong bể yếm khí
– Lọc nước hiệu quả, xử lý nước cấp theo công nghệ mới
13. Matrix lọc nước hồ cá
Matrix là vật liệu sinh học có độ xốp rất cao giúp làm sạch chất lượng nước, giúp hồ cá, bể cá luôn trong và sạch, đẹp. Chúng thường có dạng hạt và đường kính khoảng 10mm. Matrix là nơi làm giá thể cho hệ vi sinh vật phát triển. Đặc biệt hơn, nó còn có khả năng khử Nitrat, Ammonia và Nitrit (khí độc) có trong nước.
Matrix có thể sử dụng cho bất cứ hình thức lọc nước nào. Thậm chỉ, bạn chỉ cần thả thẳng chúng vào bể hoặc hồ cá. Matrix đã có thể hoạt động mang lại sự hiệu quả khác biệt so với những loại vật liệu lọc khác. Cách dùng là: 400g Matrix có thể lọc sạch cho 200 lít nước. Có thể đặt bên trong bể hoặc trong hệ thống ngăn lọc riêng.
14. Cát thạch anh
Một lớp cát thạch anh trong hệ thống lọc có thể lọc được các thành phần lơ lửng có trong nước không kết tủa khi để lắng tự nhiên. Chúng không tham gia phản ứng hóa học nên không gây hại và làm ảnh hưởng đến chất lượng nước đầu ra. Hiệu quả lọc sẽ được nâng cao nếu kết hợp với than hoạt tính hoặc cát mangan.
Cát thạch anh thường bố trí ở ngăn lọc thứ 2 sau ngăn lắng và lọc thô. Đây là nguyên liệu sử dụng trong lọc hồ cá. Ngoải ra còn được ứng dụng khá phổ biến trong lọc nước sinh hoạt tại các hộ dân cư.
15. Cát Mangan
Cát mangan hay còn được gọi tên khác là Aquamandix. Vật liệu lọc nước này rất phổ biến và dễ tìm mua. Loại cát này có đặc điểm là hạt thô, độ cứng cao, chịu ăn mòn tốt và khó tan trong nước khi sử dụng thời gian dài. Màu sắc đặc trưng là: vàng nâu, nâu đất hoặc nâu đen.
Công dụng và cách dùng:
– Xử lý nguồn nước nhiễm kim loại nặng: đồng, kẽm, chì.. khá hiệu quả
– Oxy hóa trực tiếp, giảm mùi tanh do nhiễm sắt gây ra
– Khử mangan, asen, clo và giảm lượng nitơ, photphat có trong nước
– Giữ ổn định pH của nước ở khoảng 6.5 – 8
– Sử dụng trong các bộ lọc hồ cá cỡ nhỏ đến hệ thống lọc nước sinh hoạt cỡ lớn.
Giá các loại vật liệu lọc hồ cá
Một hệ thống lọc có thể bao gồm nhiều lớp, nhiều loại vật liệu và chúng tôi xin thống kê và giới thiệu giá của các loại vật liệu lọc cơ bản.
TTVật liệu lọcKhả năng lọcGiá tham khảo1Bùi nhùiTốt18.000 đ/tấm (12x25cm)2Nham thạchKhá15.000 đ/kg3San hô lọcKhá20.000 đ/kg4Bacteria HouseTốt7.000 đ/thanh (15x4cm)5Sứ thanh hoa maiKhá6.000 đ/thanh6Than hoạt tínhTốt15-20.000 đ/kg7Sứ lọc lỗTốt45.000 đ/kg8Hạt KaldnesKhá110.000 đ/kg9Bóng nhựa Bio BallKhá12.000 đ/10 quả10Gốm lọc Crystal BioTốt380.000 đ/kg11Chổi lọcKhá25.000 đ/chiếc12MatrixTốt100.00 đ/hộp 250ml13Giá thể BiochipTốt670.000 đ/kg14Cát thạch anhTốt10.000 đ/kg15Cát manganKhá18.000 đ/kg
Lưu ý: giá trên là giá tham khảo và có thể thay đổi tùy theo nhà cung cấp tại từng địa phương và từng thời điểm.
Mẫu lọc hồ cá koi cực đơn giản có thể làm ngay tại nhà
Chúng tôi đã giới thiệu đến bạn nhiều vật liệu lọc hồ cá koi, có vẻ khá phức tạp phải không. Tuy nhiên có cách nào để tự tay thiết kế một bộ lọc hồ cá đơn giản ngay tại nhà? Câu trả lời là có. Đó là kiểu lọc nước dạng Bakki Shower. Bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn 5 bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu
Hệ thống lọc này sẽ phù hợp với những hồ cá koi có thể tích vừa và nhỏ. Nguyên vật liệu cần chuẩn bị khá đơn giản. Ngoài máy bơm và hệ thống đường ống, bạn cần chuẩn bị:
– Thùng nhựa: 3 chiếc có kích thước dài 64cm x rộng 39cm x cao 24cm.
– Bùi nhùi J-mart
– Bông lọc
– Đá nham thạch
– Sứ lọc lỗ
Cách làm này sẽ rất dễ dàng vận chuyển, thay thế và rất an toàn. Khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu thì cùng bắt tay vào thiết lập từng tầng lọc ngay nhé.
Bước 2: Setup tầng lọc thứ 1
Là tầng lọc cuối cùng và đưa nước sạch trở về hồ cá. Nước có thể chảy qua các lỗ khoan ở dưới đáy hoặc chảy qua khe ngang ở thân thùng nhựa. Tùy theo sở thích của mỗi gia chủ mà có thể lựa chọn cách bố trí khác nhau.
+ Nếu tạo nước chảy dưới đáy thùng thì cần sử dụng mũi khoan (tối thiểu 4mm). Khoan đều các lỗ ở phần đáy để tạo nước chảy dạng mưa.
+ Nếu để nước chảy ở ngang thùng thì dùng máy cắt để cắt một hình chữ nhật ở thân của thùng nhựa (to hay nhỏ tùy ý). Nước chảy qua đây sẽ tạo thành dạng thác nước.
Sau khi đục lỗ xong, bạn cần trải một tấm bùi nhùi J-mart lên. Tiếp theo là đổ đá nham thạch lên trên. Nên lựa chọn đá nham thạch có kích thước nhỏ và đổ đầy đến ½ thùng nhựa. Cuối cùng vẫy là đậy thêm 1 tấm J-mart lên trên.
* Lưu ý: tấm bùi nhùi J-mart phải có kích thước vừa khít với thùng nhựa, chỉ nên dùng liền 1 tấm và không cắt nhỏ thành nhiều tấm.
Bước 3: Setup tầng lọc thứ 2
Tầng này cần khoan lỗ ở đáy thùng và thứ tự sắp xếp các nguyên vật liệu như sau:
+ Dưới cùng để 1 tấm J-mart
+ Lớp thứ 2 xếp: 48 thanh sứ lọc.Có các cách xếp như sau: xếp 48 thanh theo các hàng ngang – dọc đan xen chống lên nhau hoặc đập gãy và xếp dạng lồi lõm, khúc khuỷu.
+ Kết quả xếp sứ lọc vẫn phải đảm bảo bề mặt trên cùng bằng phẳng để phủ 1 tấm J-mart khác lên.
Bước 4: Setup tầng lọc thứ 3
Tầng ngày là tầng ở trên cùng và có nhiệm vụ tiếp nhận nguồn nước và lọc thô. Cũng gần giống như tấng 2 về cách bố trí và khoan lỗ. Tuy nhiên có thay đổi một chút. Vẫn là 1 tấm J-mart ở dưới cùng nhưng bên trên sẽ là 2 lớp bông lọc. Để nước trải đều trên bề mặt thì nguồn nước chảy vào qua ống có thể đục nhiều lỗ nhỏ và nước sẽ chảy thành tia.
Bước 5: Làm giá đỡ và vận hành lọc nước hồ cá koi
Khi đã bố trí đúng theo thứ tự của từng tầng lọc, ta tiến hành thiết kế khung giá đỡ cho các thùng nhựa này. Bạn cần chọn vị trí thích hợp để đặt bộ lọc, thường là sẽ ở góc và cuối hồ cá. Hệ thống khung cần đảm bảo chắc chắn để các thùng đứng vững và không bị đổ.
Ngoài ra cũng cần lắp luôn hệ thống máy bơm và đường ống để vận hành toàn bộ hệ thống. Nếu hệ thống lọc nước hồ cá này hoạt động hiệu quả thì về cơ bản nước chảy ra sẽ trong suốt, không có vẩn đục hay mùi khó chịu.
Tổng kết về lọc hồ cá koi
Lọc hồ cá koi là một hệ thống cần thiết và không thể thiếu khi bạn quyết định nuôi loại cá đắt giá này. Nếu bạn là người mới và đã đọc hết tất cả thông tin trong bài viết nhưng vẫn chưa tìm ra giải pháp để bố trí hoặc tối ưu hệ thống lọc nước cho hồ cá koi tại công trình của mình? Hãy liên hệ ngay với các đơn vị chuyên nghiệp để nhờ sự tư vấn và giúp đỡ.
Sân vườn Á Đông là nhà thầu uy tín chuyên thiết kế và thi công các hạng mục sân vườn, giải pháp cảnh quan hàng đầu. Công trình của chúng tôi không chỉ xuất hiện tại nhiều khu đô thị đẳng cấp như: Vinhomes, Ciputra, Ecopark… mà còn có mặt tại hầu khắp các tỉnh thành trải dài từ Bắc vào Nam. Hotline: 0913.134.903 sẽ luôn sẵn sàng để hỗ trợ quý khách hàng. Mang đến những sản phẩm tuyệt với đến cho khách hàng là niềm vinh hạnh của chúng tôi.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!