Gỗ Kiền Kiền – Gỗ nhóm 2 – Đặc tính, Nhận biết, ứng dụng | Top Nội Thất

Gỗ Kiền Kiền trong bảng xếp loại gỗ nhóm 2 đối với người miền nam có lẽ rất thân thuộc, song với người miền Bắc thì đây là loại gỗ khá mới mẻ. Trong bài viết này, Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhiều hơn về Gỗ Kiền kiền , đặc tính, nhận dạng cây gỗ Kiền kiền, ứng dụng và giá bán của loại gỗ này.

Đôi nét về cây gỗ Kiền kiền

(Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 – Phần thực vật – Trang 175.)

Cây gỗ lớn, thường xanh, có tán hình cầu. Thân thẳng, hình trụ, cao tới 40 m, đường kính 0,6 – 0,8 m hay hơn.Vỏ màu nâu đen, nứt dọc sâu.Lá đơn mọc cách, hình trứng, đầu có mũi nhọn, gốc tròn. Lá khô màu xanh đen, mặt trên có phấn trắng. Cụm hoa chùm; hoa mẫu 5; cánh hoa mầu đỏ nhạt, mặt ngoài có lông, Quả nhỏ, hình trái xoan, có mỏ ở đỉnh, vỏ quả hoá gỗ chứa nhiều nhựa, mang 2 cánh dài 2 – 2,3 cm với 7 gân song song.

Hình ảnh nhận dạng loài lá, vỏ, giác gỗ của cây Kiền kiền
Hình ảnh nhận dạng loài lá, vỏ, giác gỗ của cây Kiền kiền

Sinh học, sinh thái

Mùa hoa tháng 9 – 10, mùa quả chín tháng 5 – 6 (năm sau). Cây mọc thành đám hay rải rác trong kiểu rừng kín, thường xanh, mưa mùa nhiệt đới ẩm. Thường cùng mọc với Sao đen, Trám cà na, Xoài rừng, Dầu rái… Cây ưa đất đỏ vàng phát triển trên các loại đất axít và kiềm. Rất mẫn cảm với chất độc hoá học làm trụi lá cây, vì vậy rừng Kiền kiền bị tàn phá mạnh trong chiến tranh chống Mỹ. Cây cho nhiều quả, tái sinh bằng hạt tốt.

Phân bố

Trong nước: Thừa Thiên – Huế, Đắk Lắk, thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang.

Thế giới: Thái Lan, Campuchia, Malaixia, Inđônêxia.

Giá trị

  • Chất nhựa từ cây có giá trị quan trọng; dùng sản xuất Resin; Oleoresin hay Lac.
  • Thân cây lớn; hoa màu đỏ nhạt đẹp; tán rộng hình cầu; rất thích hợp để trang trí cảnh quan đô thị; đường phố, công viên của các chung cư, công ty.
  • Kiền kiền còn thích hợp dùng trong ngành xây dựng; ngành đóng tàu thuyền và làm ván đóng sàn; có thể thay thế gỗ Tếch (Tectonia grandis) trong rất nhiều công việc.

Tình trạng

Do gỗ có giá trị cao nên Kiền kiền đang bị khai thác mạnh ở khắp nơi. Riêng phong trào dùng cây Kiền Kiền làm nọc tiêu (cây bám cho dây hồ tiêu) ở Phú Quốc và Tây Nguyên cũng làm cho rừng Kiền kiền bị chặt phá rất mạnh.

Phân hạng: EN A1c,d.

Biện pháp bảo vệ

Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá “biết không chính xác” (Bậc K). Được bảo vệ trong Vườn quốc gia Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang).

Đặc điểm gỗ của cây Kiền kiền

Thoạt nhìn, rất nhiều người cho rằng gỗ kiền kiền giống với những loại gỗ giá rẻ, chất lượng thấp nhưng về thực tế nó lại có độ cứng, bền chắc rất cao. Đây là những đặc tính chung của hầu hết các loại thuộc gỗ nhóm 2 theo bảng phân loại gỗ của Việt Nam.

Gỗ tốt, cứng, thớ mịn, rất bền ngoài không khí, gỗ không bị mối mọt, dùng trong xây dựng, đóng tàu thuyền, làm cột nhà, khung nhà, ván sàn. Có thể thay thế gỗ tếch trong nhiều công việc. Vỏ cây dùng làm vách nhà thay gỗ, rất bền.

Gỗ Kiền kiền là gỗ quý ít người biết
Kiền kiền là gỗ quý ít người biết

Ưu và nhược điểm của gỗ Kiền kiền

Dựa trên các đặc điểm của gỗ có thể nhận thấy ưu, nhược điểm của gỗ như sau:

Ưu điểm

  • Gỗ cứng, thớ mịn, cực kỳ bền ngoài không khí, chịu mối nọt và chịu nước rất tốt
  • Cây có giá trị kinh tế cao; thân cao lớn thẳng; vân đẹp và chịu lực va đập tốt.
  • Thân thiện và tiện lợi trong quá trình sử dụng; tạo nên một không gian thoáng đãng, hiện đại, thích hợp trang trí cho mọi công trình.
  • Dễ chạm trổ, tạo kiểu đem đến sự đa dạng trong mẫu mã của thiết kế.
Cây gỗ kiền kiền có thân thẳng, dễ gia công
Cây kiền kiền có thân thẳng, dễ gia công

Nhược điểm

  • Giống như các loại gỗ tự nhiên khác, gỗ Kiền Kiền có nguồn cung ngày càng hạn hẹp
  • Gỗ có giá trị kinh tế cao nên thường bị làm giả hoặc tráo

Với những ưu, nhược điểm và đặc điểm của gỗ kiền kiền, người mua cần biết cách phân biệt loại gỗ này với những loại gỗ khác để tránh tình trạng sử dụng phải gỗ giả, gỗ kém chất lượng.

Ứng dụng của gỗ Kiền kiền

Gỗ Kiền Kiền là một loại gỗ tốt; và có rất nhiều ứng dụng trong đời sống ngày nay như:

  • Với vẻ ngoài bắt mắt; là gam màu hơi nâu thời thượng; giúp gỗ nhận được nhiều sự chú ý của khách hàng; và dễ phối với các món đồ nội thất khác.
  • Các sản phẩm của Gỗ được ưa chuộng làm nguyên liệu cho một số thiết kế như: sập, phản; sàn gỗ, bàn ghế, cầu thang, giường, tủ kệ tivi,…trong gia đình. Không chỉ mang lại chất lượng gỗ tốt; mà Kiền Kiền còn đem đến cảm giác ấm cúng; không gian sống yên bình; thoải mái giúp cuộc sống gia đình luôn hạnh phúc viên mãn.
Sàn gỗ, tủ bếp, cửa nhà, sập, tủ thờ được làm từ gỗ Kiền kiền
Sàn gỗ, tủ bếp, cửa nhà, sập, tủ thờ được làm từ gỗ Kiền kiền
  • Vỏ cây kiền kiền sử dụng làm vách nhà thay gỗ; cửa gỗ tương đối bền
  • Dựa trên những ưu điểm vốn có; thì kiền kiền còn thích hợp dùng trong ngành xây dựng; ngành đóng tàu thuyền và làm ván đóng sàn; có thể thay thế gỗ Tếch (Tectonia grandis) trong rất nhiều công việc.

Giá Gỗ Kiền Kiền

Gỗ Kiền Kiền giá bao nhiêu? hay Gỗ Kiền Kiền có đắt không? chắc chắn đang là những câu hỏi bạn đặt ra khi muốn lựa chọn loại gỗ này phải không?

Đây là một loại gỗ khá “xa xỉ”; thường thì những gia đình khá giả mới mua được. Hiện nay, Kiền Kiền có giá tương đối cao. Do đây là dòng gỗ quý và có nhiều ưu điểm nổi bật. Kiền Kiền ở thị trường hiện tại có mức giá trung bình khoảng từ 12.000.000đ – 14.000.000đ/m3.

Lời kết

Qua bài viết này, Topnoithat hy vọng những thông tin trên đã giúp các bạn hiểu thêm về dòng gỗ quý Kiền Kiền tự nhiên và các ứng dụng cũng như giá trị kinh tế của nó. Nếu quan tâm đến các loại gỗ tự nhiên khác hãy tiếp tục theo dõi Topnoithat để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!