Hướng dẫn cách lắp bản lề tủ bếp đơn giản từ A đến Z

Phụ kiện bản lề tủ bếp thường được sử dụng trong nhà bếp gồm có 3 loại: Bản lề bật, bản lề lá, và bản lề chữ thập. Mỗi loại bản lề mang đặc điểm, công dụng và cách lắp đặt khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho gia chủ cách lắp bản lề tủ bếp cho từng loại bản lề một cách đơn giản theo các bước chi tiết nhất. Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu về 3 loại bản lề này:

  • Bản lề bật: Có cấu tạo khá phức tạp, thường được lắp đặt bên trong cánh cửa tủ, có tác dụng điều chỉnh cánh cửa dễ dàng, tự tháo rời để vệ sinh một cách nhanh chóng.
  • Bản lề lá: Thiết kế 2 mảnh, nối liền với nhau, đóng mở dựa trên cơ chế 2 mảnh xoay quanh trục giữa. Bản lề lá có tính thẩm mỹ cao, chịu lực tốt và không tạo ra tiếng kêu lớn khi sử dụng.
  • Bản lề chữ thập: Có hình dạng dấu cộng, đúc bằng hợp kim sắt, bên ngoài mạ 1 lớp đồng chống gỉ sét. Bản lề thường được dùng cho cánh cửa có khớp nối 2 mặt, chịu lực tốt, độ bền cao.

1. Cách lắp đặt bản lề tủ bếp dạng bật

Bản lề bật là loại bản lề nhỏ, thường lắp đặt vào mặt trong của cánh cửa tủ. Với cấu tạo khá phức tạp, bản lề bật cho phép cánh cửa điều chỉnh được tại chỗ. Bên cạnh đó, loại bản lề bật còn được chi ra làm nhiều loại nhỏ hơn: bản lề thẳng, bản lề cong vừa, bản lề cong nhiều với cách lắp đặt gần như tương tự nhau.

Để bắt bản lề tủ bếp dạng bật vào cánh tủ, gia chủ có thể tham khảo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ cần thiết

Các dụng cụ gồm: máy khoan, ốc vít, bút chì, thước kẻ, tua vít, giấy ráp và bộ bản lề bật phù hợp với cánh tủ.

Bước 2: Tháo bản lề cũ (nếu có)

  • Sau khi có đầy đủ các dụng cụ cần thiết, hãy tháo bộ bản lề cũ đã hư hỏng ra khỏi tủ bếp bằng cách dùng tua vít vặn tất cả các vít của tủ bếp cũ ngược chiều kim đồng hồ.
  • Dùng giấy ráp vệ sinh vị trí bản lề cũ để bề mặt bản lề được nhẵn mịn.

Bước 3: Khoan lỗ âm trên cánh tủ

Khác với bản lề lá, khi lắp bản lề bật, cần có 2 lỗ tròn âm cánh mỗi bên cánh tủ để tạo điểm tựa cho bản lề trên cánh tủ. Nếu cánh tủ đã có sẵn lỗ âm, gia chủ không cần khoan thêm lỗ. Nếu cánh tủ chưa có lỗ âm, sử dụng mũi khoan rút lõi gỗ để khoan lỗ bằng cách

  • Đặt mẫu vỉ khoan lên bề mặt cánh tủ sao cho vỉ khoan vuông góc và đặt khít với cạnh tủ
  • Khoan hai lỗ lên mặt cánh tủ theo vị trí được đánh dấu sẵn trên vỉ khoan
  • Khoan thêm một lỗ vào giữa hình tròn trên vỉ khoan để đánh dấu vị trí lỗ thoát phoi
  • Đặt đầu mũi khoan vào đúng lỗ thoát phoi và khoan. Lưu ý nên lắp đặt vòng giới hạn của mũi khoan để khoan được độ sâu như ý muốn.
Cách lắp đặt bản lề tủ bếp
Khoan theo các lỗ trên vỉ khoan và khoan thêm một lỗ thoát phoi vào giữa hình tròn trên vỉ
Dùng mũi khoan lõi để khoan cánh tủ
Sử dụng mũi khoan rút lõi gỗ để khoan lên cánh tủ
cánh tủ sau khi được khoan
Lỗ âm trên bề mặt trong của cánh tủ

Bước 4: Gắn bản lề vào cánh tủ

  • Kiểm tra lại đường kính của lỗ âm bản lề, đảm bảo vừa với chén (phần nhô) của bản lề mới dùng thay thế.
  • Tách phần chén và tay của bản lề ra. Đặt chén bản lề vào phần lỗ âm của cánh tủ sao cho phần mép kim loại thẳng và song song với mép cánh tủ.
  • Cố định chén bản lề bằng cách khoan hai vít cạnh chén.
Kết quả sau khi gắn bản lề vào cánh tủ
Kết quả sau khi gắn bản lề vào cánh tủ

Bước 5: Bắt vít bản lề vào tủ và điều chỉnh lắp cánh tủ

  • Bản lề bật thẳng: Khi lắp đặt, cánh tủ sẽ che hết toàn bộ phần cạnh tủ, khoảng cách từ thành tủ đến vít điều chỉnh khoảng 15mm.
  • Bản lề bật cong: Khi lắp ráp, cánh tủ sẽ che một nửa độ dày của cạnh tủ, khoảng cách từ thành tủ đến vít điều chỉnh khoảng 23mm.
  • Bản lề bật cong nhiều: Khi lắp ráp cánh tủ lọt trong cạnh tủ. Khoảng cách từ thành tủ đến vít điều chỉnh khoảng 30mm.
Bắt vít chính xác vào cánh tủ
Xác định các lỗ vít và con ốc để lắp đặt chính xác

Trong 4 lỗ vít, trước hết bắt lỗ vít đầu tiên vào thân tủ để cố định tạm thời. Sau đó, khép thử cánh tủ lại xem đã khớp với tủ chưa, nếu đã vừa khớp thì tiến hành bắt nốt các vít còn lại.

Lưu ý: Các khe trên dưới trái phải đều cần được cân bằng nhau, không sát nóc, không sát đáy, không sát 2 bên tủ.

Trường hợp cánh tủ bị sát bên gáy trái hoặc gáy phải nhiều quá thì điều chỉnh bằng ốc không mũ bằng cách lấy tua vít để vặn xoay ốc không mũ:

  • Vặn thuận chiều kim đồng hồ để cánh tủ dịch về bên bắt bản lề
  • Vặn ngược chiều kim đồng hồ để cánh tủ dịch về phía đối diện bên bắt bản lề

Gia chủ có thể tìm hiểu thêm về cách chỉnh bản lề tủ bếp đơn giản tại đây.

2. Cách lắp bản lề tủ bếp dạng lá

Bản lề lá là bản lề trước đây được sử dụng phổ biến khi lắp đặt cánh tủ bếp, cánh tủ quần áo và cánh cửa nhà. Cách cách bắt bản lề tủ bếp này rất đơn giản, nhưng nếu không làm đúng cách có thể khiến cánh tủ phát ra tiếng kêu khó chịu, hãy cùng tham khảo các bước thực hiện chuẩn dưới đây.

Video trên sẽ chia sẻ cách lắp bản lề tủ bếp dạng lá chi tiết và nhanh chóng

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ

Các dụng cụ gồm: máy khoan, búa, dùi đục, ốc vít, bút chì, thước kẻ, tua vít, giấy ráp và bộ bản lề lá phù hợp.

Bước 2: Xác định vị trí bản lề

Các cánh cửa tủ bếp cần ít nhất 2 bản lề, một bản lề trên và một bản lề dưới. Gia chủ đánh dấu bản lề bằng cách:

  • Với cánh tủ nhôm: Đặt bản lề vào khung cửa và đánh dấu vị trí quanh bản lề. Ví dụ nếu gờ cánh tủ có độ dài 7mm thì khi đánh dấu chỉ nên vạch với bản lề có chiều rộng 5mm, đảm bảo tính thẩm mỹ khi bắt vít bản lề xong và đóng tủ không bị hở lưng quá nhiều.
  • Với cánh tủ gỗ: Đặt bản lề vào khung cửa và đánh dấu vị trí quanh bản lề bằng bút chì. Đánh dấu sao cho độ sâu của khe mộng bằng với độ dày bản lề. Kiểm tra để đảm bảo đường viền bản lề nằm cùng 1 vị trí trên cánh và khung cửa. Có thể dùng dao tiện khắc theo vị trí bản lề để đục khe mộng dễ hơn.

Bước 3: Đục khe mộng

Đục bỏ phần gỗ đã đánh dấu trước đó để bản lề có điểm tựa, khớp với cánh tủ chắc chắn hơn và đẹp hơn. Để đục khe mộng, gia chủ sử dụng đục gỗ cầm tay và một cây búa. Để đục nghiêng một góc khoảng 30 – 45 độ và gõ nhẹ để loại bỏ lớp gỗ trên cánh tủ. Nếu đục khe mộng quá sâu, gia chủ nên chèn một miếng gỗ mỏng vào khe mộng trước khi lắp đặt.

Bước 4: Khoan lỗ bắt vít

Đặt lại bản lề vào khe mộng vừa đục. Dùng khoan hoặc tua vít khoan lỗ nhỏ tại vị trí sẽ bắt ốc. Lần lượt với cánh tủ và khung tủ, gắn bản lề vào và cố định vít.

Bước 5: Nối 2 cánh tủ

Nâng cánh tủ vào vị trí, căn chỉnh sao cho hai tấm bản lề trên cánh tủ và khung tủ khớp với nhau. Có thể kê đặt vật nhỏ dưới chân cánh tủ và trượt chốt bản lễ vào đúng vị trí và rút vật kê ra. Cuối cùng, đóng mở cửa tủ để kiểm tra lại. Như vậy bạn đã hoàn thành việc các bước lắp đặt bản lề tủ bếp dạng lá rồi đó!

Có thể bạn sẽ quan tâm:

  • Bảng báo giá bản lề tủ bếp mẫu mới nhất – giảm SỐC 30%
  • Mua bản lề cửa tủ bếp chất lượng: Kinh nghiệm cho gia chủ

3. Cách lắp bản lề tủ bếp chữ thập

Với loại bản lề chữ thập, cách lắp đặt cần nhiều kỹ năng và dụng cụ phức tạp hơn. Dưới đây là chi tiết các bước tiến hành:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ lắp đặt

Các dụng cụ gồm: máy khoan, ốc vít, bút chì, thước kẻ, tua vít, giấy ráp, khuôn mẫu chuyên dụng cho lắp bản lề chữ thập, máy đục lỗ mộng, kẹp, vít hãm.

Bước 2: Cố định khuôn lắp

Cách lắp bản lề tủ bếp chữ thập bước 1
Đặt khuôn lắp lên thành tủ và xoay chốt vặn

Đặt khuôn lắp bản lề lên thành tủ, xoay chốt chặn và kéo khuôn cho đến khi bằng với đầu thanh thành tủ. Tiếp đến, dùng kẹp cố định lại. Vặn vít hãm ra khỏi lỗ khuôn.

Cách lắp bản lề tủ bếp chữ thập bước 2
Vặn vít hãm ra khỏi lỗ khuôn

Bước 3: Đục lỗ mộng

Dùng máy để đục lỗ mộng, chỉnh máy để điều chỉnh chiều sâu lỗ mộng (tùy theo kích thước bản lề chữ thập). Vặn vít hãm vào lại lỗ khuôn, chỉnh lại máy và đục lỗ mộng sâu.

Cách lắp bản lề tủ bếp chữ thập bước 3
Đục lỗ mộng

Làm tương tự với bên còn lại. Thực hiện đục lỗ mộng cho cánh tủ và khung tủ tương tự nhau và vặn vít hãm vào lỗ khuôn.

Vặn vít hãm vào lại lỗ khuôn
Vặn vít hãm vào lại lỗ khuôn

Bước 4: Dùng khoan máy bắt vít

Ráp bản lề vào lỗ vừa đục ở cánh tủ và vặn lần lượt 4 vít của bản lề.

Cách lắp bản lề tủ bếp chữ thập bước 4
Ráp bản lề vào lỗ vừa đục

Bước 5: Ráp 2 cánh tủ

Đặt bên mặt bản lề còn lại vào lỗ mộng của khung tủ và bắt vít 4 vít vào đúng vị trí.

Cách lắp bản lề tủ bếp chữ thập bước 5
Ráp bản lề vào lỗ vừa đục

Lưu ý: Cách lắp bản lề giảm chấn tủ bếp không có sự khác biệt so với loại không giảm chấn, vì vậy nếu bạn đang sử dụng sản phẩm kết hợp giảm chấn thì vẫn có thể áp dụng các phương pháp lắp đặt trên.

4. Lưu ý khi lắp đặt bản lề tủ bếp

Khi lắp đặt bản lề tủ bếp có hai điều gia chủ cần lưu ý đó là xác định đúng vị trí lắp đặt và số lượng bản lề cần lắp đặt cho mỗi cánh tủ.

Về vị trí lắp đặt:

Vị trí lắp đặt bản lề trên cạnh tủ bếp sẽ chịu ảnh hưởng bởi kích thước, trọng lượng và cấu tạo của cửa tủ bếp. Thông thường mỗi cánh tủ bếp sẽ được lắp đặt ít nhất 2 bản lề ở trên cùng và dưới cùng, mỗi cái cách mép cửa tủ khoảng 250 mm. Một số cánh tủ có trọng lượng lớn sẽ cần thêm bàn lề thứ ba và chiếc bản lề này thường sẽ được lắp đặt ở chính giữa cánh tủ bếp.

Về số lượng bản lề cần lắp đặt:

Số lượng bản lề được lắp đặt với cửa tủ bếp thông thường sẽ là 2 chiếc. Tuy nhiên cánh tủ càng cao thì số lượng bản lề cần thiết sẽ càng nhiều, gia chủ có thể tham khảo ảnh sau đây:

Số bản lề cần dùng cho một cánh tủ bếp
Số bản lề cần dùng cho một cánh tủ bếp

Ngày nay, hầu hết gia đình đều ưa chuộng các loại bản lề bật với 3 loại thẳng, cong vừa, cong cho tủ bếp vì sự tiện lợi, dễ lắp đặt và bền bỉ với thời gian. Ngoài ra, cách lắp bản lề tủ bếp tuy không khó nhưng để tối ưu hiệu quả trong quá trình sử dụng và phù hợp với tủ bếp thì vẫn cần sự tư vấn từ các đơn vị cung cấp chuyên nghiệp.

Với 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phụ kiện nội thất tại Việt Nam, Tân Kỷ Nguyên tự hào là địa chỉ uy tín, được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Về dòng sản phẩm phụ kiện nhà bếp, Tân Kỷ Nguyên chuyên phân phối các loại bản lề nhập khẩu từ các thương hiệu nổi tiếng thế giới NewEra, Grass…

Khách hàng có thắc mắc hoặc muốn tìm hiểu về dòng sản phẩm bản lề tủ bếp cao cấp, vui lòng liên hệ với Tân Kỷ Nguyên theo thông tin dưới đây:

Thông tin liên hệ: CÔNG TY CP ĐẦU TƯ & THƯƠNG MẠI TÂN KỶ NGUYÊN

  • Hotline:
    • Thành phố Hà Nội: 0815 8888 99
    • Thành phố Hồ Chí Minh: 0906 778 338
    • Zalo: 0562 778899
  • Website: https://tkn.vn/
  • Địa chỉ:
    • Thành phố Hà Nội: Số A16 – TT19, khu đô thị Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
    • Thành phố Hồ Chí Minh: Số 520, đường Trường Chinh, phường Tân Hưng Thuận, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh.