Được biết đến là một trong những đơn vị tuyển dụng khá tầm cỡ, chính sách tuyển dụng của Viettel khá phức tạp và trở thành những thách thức không hề nhỏ với những ai mong muốn được làm việc tại đây. Truyền thống tuyển dụng của Viettel cho thấy, ứng viên sẽ phải vượt qua 3 vòng để đến được với vị trí mơ ước của mình. Trước vòng phỏng vấn trực tiếp, bạn sẽ phải trải qua vòng sàng lọc hồ sơ ứng tuyển và vòng kiểm tra kiến thức, IQ.
Tìm việc bưu chính viễn thôg
1. Bộ câu hỏi phỏng vấn Viettel thường gặp
Riêng ở vòng phỏng vấn trực tiếp, ứng viên của Viettel cũng phải đối mặt với 3 cánh cửa phỏng vấn. Cánh cửa đầu tiên phụ trách bởi quản lý hoặc trưởng bộ phận vị trí bạn ứng tuyển. Cánh cửa thứ hai phụ trách bởi các quản lý cấp cao hơn và phó Giám đốc. Và cánh cửa cuối cùng phụ trách bởi Tổng giám đốc của Viettel. Thoạt nghe, có vẻ như các ứng viên khá cảm thấy áp lực và lo sợ khi đối diện với vòng phỏng vấn phải không?
Các câu hỏi phỏng vấn Viettel có thể sẽ được tinh chỉnh sao cho phù hợp với vị trí ứng tuyển của từng ứng viên. Tuy nhiên, trang bị một số câu hỏi phỏng vấn thường gặp phổ biến, sẽ giúp các ứng viên tự tin trong tư thế sẵn sàng hơn rất nhiều đấy nhé. Dưới đây, work247.vn giúp bạn gợi ý TOP 10 câu hỏi phỏng vấn Viettel thường gặp nhất!
1.1. Cho chúng tôi biết vài điều về bản thân bạn?
Câu hỏi về giới thiệu bản thân luôn được các đơn vị tuyển dụng ứng dụng trong buổi phỏng vấn. Tại sao? Mặc dù nhà tuyển dụng có thể đã đọc trước bản CV của bạn và biết bạn là ai? Tuy nhiên thông qua giọng điệu, cách giới thiệu bản thân của bạn sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được phần nào năng lực giao tiếp cũng như mục đích chính của bạn khi ứng tuyển vào công việc này.
- Trả lời
Theo như mục đích của nhà tuyển dụng, hẳn đây là một trong những cơ hội khá hiếm hoi của ứng viên. Bạn có thể nhân cơ hội này để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng Viettel. Do tính chất phỏng vấn qua ba vòng, câu hỏi về giới thiệu bản thân có thể được trưởng bộ phận – nơi có vị trí bạn ứng tuyển đặt cho bạn câu hỏi này. Do đó, hãy cố gắng lồng ghép những thông tin mà bạn cho là có giá trị nhất vào câu trả lời. Chẳng hạn như hãy nói về mục đích mà bạn ứng tuyển? Bạn có những kinh nghiệm, hiểu biết và kỹ năng xuất chúng nào phù hợp nhất với công việc. Tóm lại là những gì có thể gây ấn tượng mạnh với người đối diện nhé!
1.2. Tại sao bạn ứng tuyển vào công việc này?
Có rất nhiều cạm bẫy mà nhà tuyển dụng muốn thử thách mức độ ứng xử của ứng viên. Câu hỏi này có thể là một ví dụ điển hình. Tại sao bạn ứng tuyển vào công việc này, vào vị trí này mà không phải các vị trí khác? Thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết mức độ hứng thú trong công việc của bạn, cũng như mức độ nghiêm túc trong quá trình tìm hiểu vị trí có phù hợp với bản thân hay không? Một ứng viên luôn biết rõ mình có gì và cần gì, luôn minh chứng đó là ứng viên có thực lực.
- Trả lời
Viettel tuyển dụng rất nhiều vị trí thuộc các phòng ban và bộ phận khác nhau. Thật khó để có một đáp án mẫu cụ thể nào đó cho bạn. Tuy nhiên, dựa trên công việc mà bạn đã ứng tuyển. Hãy cho nhà tuyển dụng biết được bạn cảm thấy thích thú và đam mê với công việc đó ra sao? Và bản thân bạn sở hữu những phẩm chất và chuyên môn phù hợp như thế nào? Lòng hăng say cùng thái độ phấn khởi của bạn trong quá trình trả lời, chắc chắn sẽ gây thiện cảm ít nhiều với nhà tuyển dụng. Kích thích họ đưa ra những câu hỏi mang tính chuyên môn hơn!
1.3. Bạn đã từng có công việc khá ổn. Tại sao bạn lại rời bỏ nó?
Lại là một “cái bẫy” được nhà tuyển dụng đưa ra nhằm kiểm tra mức độ bình tĩnh khi xử lý tình huống của bạn. Thực tế cho thấy, có rất nhiều ứng viên lúng túng và hoang mang khi nghe được câu hỏi này. Ai cũng có một nguyên nhân sâu xa dẫn đến quyết định phải bỏ việc. Nhưng suy cho cùng, nhà tuyển dụng muốn biết rằng, ứng viên của họ có một lý do chính đáng nào để đến với họ hay không? Họ không muốn vướng vào những mâu thuẫn không đáng có. Bên cạnh đó, câu hỏi phỏng vấn Viettel này cũng nhằm xác định mức độ nghiêm túc trong công việc của bạn. Họ không muốn nhận một ứng viên mà quyết định làm việc của họ chỉ là một trong hành trình thử nghiệm bản thân qua những lần nhảy việc.
- Trả lời
Cách khôn ngoan nhất khi trả lời câu hỏi này, đó chính là trả lời một cách tương đối. Tương đối ở đây là gì? Đó có nghĩa là không phải lúc nào bạn cũng nói thẳng về một lý do tiêu cực nào đó dẫn đến việc bạn phải chọn một công ty khác. Hãy nhấn mạnh vào những lý do tích cực hơn, chẳng hạn như bạn không thấy được cơ hội thăng tiến hay một mức độ trọng dụng nào nữa trong công việc cũ hoặc hiện tại. Bạn là người thích thử thách bản thân ở nhiều lĩnh vực, muốn học hỏi và nâng tầm hiểu biết,…
1.4. Sếp và đồng nghiệp cũ có thích bạn không?
Thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn khai thác được con người của bạn được thể hiện như thế nào ở các mối quan hệ. Cấp trên và đồng nghiệp chính là hai chủ thể quan hệ chính yếu nhất trong môi trường làm việc. Nhà tuyển dụng muốn biết được bạn có hòa đồng, có được yêu mến, được tin cậy qua các mối quan hệ đó không. Từ đó, đánh giá mức độ thích nghi của bạn với môi trường làm việc và văn hóa riêng của họ.
- Trả lời
Viettel là một trong những tập đoàn có tầm ảnh hướng lớn về văn hóa công ty. Nếu bạn kịp thời tìm hiểu, có thể thấy được văn hóa làm việc của Viettel rất chú trọng sự kỷ luật và nghiêm túc, đoàn kết và biết hỗ trợ lẫn nhau. Hãy nghĩ về những lần làm việc hoặc hợp tác thành công nhất giữa bạn và cấp trên, hoặc đồng nghiệp của bạn. Bạn đã được cấp trên khen ngợi, đánh giá như thế nào? Đồng nghiệp của bạn đã tôn trọng và kính nể bạn ra sao? Bỏ qua những lần mâu thuẫn tiêu cực trong quá khứ, để thể hiện bạn là một ứng viên rất tiềm năng nhé!
1.5. Vì sao bạn quyết định ứng tuyển vào Viettel?
Những tập đoàn doanh nghiệp lớn thường rất hay hỏi ứng viên những câu hỏi tương tự như trên. Thông qua câu hỏi này, họ muốn biết ứng viên quyết tâm tìm việc ở công ty là do bộc phát nhu cầu của cá nhân hay thực sự đó là mục tiêu theo đuổi? Và nếu đó là mục tiêu, vậy yếu tố nào ở công ty đã khiến ứng viên trở nên hứng thú hơn với công việc này?
- Trả lời
Một mẫu số chung cho các câu hỏi tương tự như thế này, đó chính là trình bày những mặt tốt nhất của doanh nghiệp về chính sách nhân sự hay cơ chế làm việc. Nói tốt về doanh nghiệp một cách “trung thực”, là cách minh chứng bạn đã thực sự tìm hiểu kỹ càng về họ. Chẳng hạn như, Viettel đã công ty đứng đầu trong việc phát triển chính sách nhân sự một cách bình đẳng, văn minh nhất. Bạn nhìn thấy được một môi trường làm việc thông thái, nhân viên có cơ hội được cống hiến và phát huy năng lực cá nhân, chính sách lương thưởng cao, thúc đẩy việc nhân viên học hỏi lẫn nhau,….
1.6. Bạn biết gì về vị trí công việc chúng tôi đang tuyển dụng? Bạn đã có kinh nghiệm tương tự hay chưa?
Câu hỏi này được nhà tuyển dụng Viettel đặt ra nhằm để xác nhận mức độ hiểu biết của ứng viên đối với vị trí tuyển dụng.
- Trả lời
Hãy chắc chắn bạn đã nắm thông tin của bản mô tả công việc bạn ứng tuyển một cách chính xác nhất. Lặp lại những trách nhiệm cụ thể và những yêu cầu trong bản mô tả công việc đã đề cập đến. Cộng thêm những kiến thức chuyên môn của bạn để nói về vị trí đang ứng tuyển. Nếu đã có kinh nghiệm, hãy trình bày một hoặc vài kinh nghiệm mà bạn cho là đáng giá nhất đối với vị trí. Nếu không có kinh nghiệm, bạn cũng có thể nói thật với nhà tuyển dụng, và thể hiện độ hiểu biết cũng như các kỹ năng bên lề khác.
1.7. Ai là người trả lương cho bạn?
Câu hỏi phỏng vấn Viettel phổ biến được ghi nhận thường xuyên có mặt câu hỏi này. Tại sao nhà tuyển dụng lại hỏi bạn như vậy? Thông thường, các ứng viên đa phần sẽ cho rằng, công ty chính là người trả lương cho bạn hàng tháng, hàng năm. Nhưng trên thực tế, nhà tuyển dụng không mong bạn trả lời một cách tầm thường như thế.
- Trả lời
Đừng áp dụng một câu trả lời nhạt nhẽo như: “Chính công ty là người trả lương cho em”,… Hãy nghĩ ai là người trực tiếp tạo ra lợi nhuận cho công ty? Ai là người trung gian thúc đẩy con số lợi nhuận đó? Chính là bản thân bạn và khách hàng phải không nào? Hãy nói rằng, công ty chính là nơi phát hiện và trọng dụng tài năng của bạn, thúc đẩy động lực cho em phát triển. Chính bạn là người thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp mới có ngân sách để trả lương cho bạn. Vậy, trên thực tế, chính bản thân và khách hàng mới là người trả lương cho bạn theo cách xứng đáng nhất. Còn công ty chính là người cho bạn điều kiện và cơ hội để kiếm khoản thu nhập xứng đáng này.
1.8. Hãy nói về mục tiêu của bạn trong 5 năm tới?
Một câu hỏi về mục tiêu sẽ giúp nhà tuyển dụng nhìn được lộ trình và kế hoạch phát triển bản thân của bạn. Một ứng viên tiềm năng không có những mục tiêu mơ hồ, mông lung và không xác định một con đường đi cụ thể. Thông qua câu trả lời, nhà tuyển dụng Viettel cũng sẽ hiểu được mức độ mong muốn, khát vọng và tầm nhìn về bản thân của bạn đối với công việc. Xem xét mục tiêu của bạn có đi liền với mục tiêu và tầm nhìn của doanh nghiệp hay không?
- Trả lời
Có thể những khoảng trống trong CV xin việc chưa đủ để nói lên mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Nhân cơ hội này, hãy nói rõ hơn về nó cho nhà tuyển dụng biết. Bạn mong muốn mình trở thành ai trong công ty ở 5 năm tới? Cụ thể hóa bằng một chức danh mà bạn mơ ước, chẳng hạn như quản lý, giám sát, hoặc thậm chí là trưởng phòng. Bạn sẽ làm gì để đạt được mong muốn đó? Đừng quên nói rằng, ở một vị trí cao hơn, bạn sẽ không ngừng cố gắng để đưa ra những chiến lược, những sáng tạo mới để đưa doanh nghiệp phát triển mạnh hơn nhé!
1.9. Bạn có khả năng làm thêm giờ hoặc làm các công việc ngoài chức trách hay không?
Câu hỏi này được nhà tuyển dụng đưa ra với mục đích kiểm tra độ thích nghi và chăm chỉ của ứng viên. Một ứng viên tiềm năng không ngại một nhiệm vụ vất vả, phải cống hiến ngoài thời gian hành chính cho phép,…
- Trả lời
Đừng ngại ngần nói rằng, bạn không ngại tăng ca một khi công ty yêu cầu, hoặc thực hiện những nhiệm vụ vượt phạm vi công việc của mình để đạt được những mục tiêu chung của cả tập thể. Khi nói như thế, hãy thể hiện thái độ sẵn sàng và trung thực. Đừng để nhà tuyển dụng nhìn ra được sự chóng vánh trong câu trả lời của bạn, họ sẽ cho rằng bạn chỉ trả lời một cách qua loa cho có.
1.10. Nếu phỏng vấn thành công, bạn có kế hoạch làm việc như thế nào?
Một ứng viên thực sự đam mê và nghiêm túc với công việc, thường sẽ tự vạch ra cho mình một kế hoạch vào nghề cụ thể. Điều này là để cho thấy, ứng viên đã thực sự sẵn sàng cho một vị trí mới, sẵn sàng thích nghi với một môi trường làm việc mới.
- Trả lời
Viettel đánh giá rất cao những ứng viên luôn luôn làm việc có kế hoạch, có những mục tiêu cụ thể để thực hiện theo. Do đó, bạn cần nghiên cứu cụ thể công việc mà mình đang ứng tuyển. Chắc chắn ở thời gian thử việc, kế hoạch của bạn nên là nghe theo sự chỉ dẫn và chỉ đạo của cấp trên. Tranh thủ nghiên cứu, tìm hiểu những đặc trưng trong công việc của công ty. Nâng cấp các kiến thức chuyên môn để sẵn sàng tiếp nhận những nhiệm vụ mới được lãnh đạo phân công.
2. Tham khảo các câu hỏi phỏng vấn Viettel khác
Bộ câu hỏi phỏng vấn Viettel bao gồm rất nhiều câu hỏi. Ngoài 10 câu hỏi thông dụng ở trên, để làm tốt buổi phỏng vấn, hãy bỏ túi những câu hỏi khác có thể được nhà tuyển dụng hỏi như sau:
– Theo bạn, tại sao tập đoàn Viettel có vị trí như ngày hôm nay?
– Bạn biết gì về các sản phẩm của Viettel, bạn cho rằng đâu là sản phẩm làm nên thương hiệu của chúng tôi nhất?
– Bạn hiểu các đối thủ của Viettel như thế nào?
– Bạn có ý tưởng gì mới cho sản phẩm mới của chúng tôi hay không?
– Bạn yêu công việc này chứ? Bạn sẽ làm việc với vị trí này trong vòng bao lâu?
– Mức lương bạn mong muốn được chúng tôi trả là bao nhiêu?
– Bạn có nghĩ buổi phỏng vấn của bạn sẽ thành công?
– Bạn có thể đi làm từ lúc nào?
– Hãy cho chúng tôi biết về sở trường và sở đoản của bạn?
– Bạn đã có bạn trai/bạn gái chưa? Bạn đã lập gia đình chưa?
– ….
3. Gợi ý một số câu hỏi ứng viên có thể đặt lại cho nhà tuyển dụng
Đừng chỉ chăm chú tìm hiểu các câu hỏi phỏng vấn Viettel mà quên mất rằng, ứng viên cũng có đặc quyền đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Nhiều ứng viên cảm thấy mình không có gì để hỏi, tuy nhiên điều này lại không nên. Vì cách bạn đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng, cho thấy bạn rất hứng thú tìm hiểu công việc này, bạn mong muốn được biết thêm về chúng và nhà tuyển dụng.
Bạn có thể đặt bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến công ty hoặc công việc mà bạn đang ứng tuyển. Câu hỏi càng lạ, càng hay,… cho thấy mức độ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng càng tốt. Tuy nhiên, lưu ý là không nên hỏi những dạng câu hỏi mà bạn có thể tìm thấy câu trả lời ở bất kỳ nơi nào trên mạng. Chẳng hạn như website hoặc tin tuyển dụng của công ty nhé.
4. Mẹo phỏng vấn xin việc Viettel hiệu quả nhất
– Định vị bản thân trước khi bước vào cuộc phỏng vấn: Hãy làm thật nhiều thử nghiệm cho biết được bạn có phải là ứng viên đáp ứng hầu hết các yêu cầu của nhà tuyển dụng hay không. Đừng mang thái độ huênh hoang, thích thể hiện vì bằng cấp cao,… đến buổi phỏng vấn.
– Tập luyện: Tập luyện là cách duy nhất để ứng viên không phải lúng túng và dễ mắc sai lầm trước nhà tuyển dụng. Tập luyện cũng bao gồm cả việc bạn tìm hiểu những câu hỏi phỏng vấn Viettel thường gặp nhất.
– Luôn giữ tinh thần tích cực: Một ứng viên tiềm năng luôn mang trong mình những nguồn năng lượng tích cực nhất. Hãy nói rằng, bạn rất cần công việc này, vì nó chính là mục tiêu, là đam mê và lý tưởng của bạn. Bạn yêu nhà tuyển dụng vì thấy rằng, chỉ có nơi đây mới giúp bạn phát huy được tài năng của bản thân,…
Viettel thực sự là môi trường lý tưởng để phát triển sự nghiệp của bạn. Do đó, hãy nằm lòng các câu hỏi phỏng vấn Viettel đã được tổng hợp ở trên, để không bỏ lại cơ hội của chính mình bạn nhé!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!