Top 12 động vật thủy sinh diệt rêu hại tốt nhất – Thủy Sinh AquaTips

Bạn đang cần tìm những loại động vật có thể diệt rêu hại cho bể thủy sinh của bạn? Trong bài viết này Aquatips sẽ giới thiệu tới các bạn những sinh vật diệt rêu hại hiệu quả nhất hiện nay.

Cá mún

Cá mún – nhất là Mún đen moly hoạt động rất hiệu quả với rêu tóc, tảo nâu.

Cá mún ăn rêu

Cá bống vàng

Bống vàng hay còn gọi là cá nô lệ. Người ta nuôi Bống Vàng trong hồ nhằm để chúng diệt rêu hại, tảo có hại trong hồ nhưng tới khi già chúng lại không thích ăn rêu nữa. Nên nuôi cá Bống Vàng trong hồ có dung tích là 300l. Loài cá này thường bơi ở đáy hồ hay bám trên mặt kính để ăn rêu tảo trong hồ.

Bống vàng - cá nô lệ

Cá Otto

Cá Otto hay Oto là dòng cá thủy sinh được nhiều người yêu thích nhất, đây là một dòng cá chuyên dụng để dọn bể, diệt rêu hại bám vào lá, bể kính và layout trong bể thủy sinh. Dòng cá này được nhiều người sử dụng vì chúng rất chăm chỉ và hiền lành, đặc biệt không phá phách, không mút nhớt cá khác. Đây chắc chắn là dòng cá dọn bể và ăn rêu hại tốt nhất hiện tại.

Cá Otto dòng cá dọn bể, ăn rêu hại cực tốt
Cá Otto dòng cá dọn bể, ăn rêu hại cực tốt

Cá Bút Chì Thái

Dòng cá thứ 2 phải kể đến đó chính là dòng cá Bút Chì Thái, đây là dòng cá được khá nhiều người sử dụng và tin tưởng để diệt rêu hại, đặc biệt là rêu tóc. Chúng ăn rêu tóc khá tốt và khá chăm chỉ nếu bể của bạn có ít nguồn thức ăn. Ngoài ra dòng cá này còn vệ sinh các mảng rêu bám trên lũa, đá cực tốt.

Cá Bút Chì Thái
Cá Bút Chì Thái ăn rêu và dọn bể cực tốt.

Cá Tỳ Bà Bướm

Cá Tỳ Bà Bướm là một dòng cá rất chăm chỉ, chúng có tính cách rất giống với cá Otto, hiền lành và chăm chỉ. Chúng luôn đậu lên các mặt lá, đá,lũa để có thể diệt rêu hại và thức ăn thừa ở các khu vực này. Với cấu tạo người to, nên khi bơi chúng có thể sẽ giúp khuấy bụi ở trong bể thủy sinh lên, giúp loại bỏ bụi khỏi bể cá tốt hơn. Nếu bạn thích dòng cá Tỳ Bà Bướm, đây chắc chắn là dòng cá dọn bể cực tốt mà bạn không nên bỏ qua.

Cá Tỳ Bà Bướm
Cá Tỳ Bà Bướm ăn rêu hại và dọn vệ sinh bể cực tốt

Cá Bác Sĩ

Cá Bác Sĩ là một trong những dòng cá dọn bể không phổ biến trong làng thủy sinh, một phần vì chúng hiếm và cũng đắt hơn các dòng cá dọn bể khác. Dòng ca này thường sẽ bám vào các mặt lá cây thủy sinh, diệt rêu hại và loại bỏ bụi bẩn bám vào lá cây thủy sinh. Đây cũng là một dòng cá dọn bể rất chăm chỉ và bạn có thể mua về và trải nghiệm.

Cá Bác Sĩ
Cá Bác Sĩ dòng cá dọn bể cực tốt

Cá Trực Thăng

Đúng như ngoại hình của dòng cá này, chúng như những chiếc trực thăng đậu tại bể thủy sinh của bạn. Dòng cá này chuyên bám vào thành bể kính, trên tán lá để có thể diệt rêu hại là loại bỏ bụi bám lá trong bể thủy sinh của bạn. Chúng cũng hay tìm thức ăn ở các khu vực khe đá, lũa, giúp vệ sinh các khu vực thường chúng ta khó tác động đến.

Cá Trực Thăng
Cá Trực Thăng dọn bể thủy sinh rất hiệu quả đặt biệt là các khe đá, lũa

Ốc Nerita

Ốc Nerita là một loài ốc nhỏ, có tốc độ phát triển tương đối nhanh, thức ăn yêu thích của chúng là những loại rêu bám quanh thành hồ cá và hồ thủy sinh. Chính vì lý do này mà loài ốc Nerita này được anh em chơi thủy sinh khá ưa chuộng, bởi chúng giúp loại bỏ đi những loài rêu hại đáng ghét trong hồ thủy sinh, hơn thế nữa phương pháp loại trừ rêu hại này lại rất an toàn với hệ động thực vật trong hồ. Ốc Nerita hiện nay có 3 loại phổ biến bao gồm ốc Nerita thường, Nerita đốm và Nerita có gai.

Ốc Nerita diệt rêu

Ốc táo

Ốc táo là loại ốc nhỏ rất phổ biến trong các bể thuỷ sinh. Ốc táo có thể hạn chế và tiêu diệt rêu hại vô cùng hiệu quả. Ngoài ra nó còn dọn dẹp cả thức ăn thừa giúp bể thủy sinh của bạn sạch hơn rất nhiều.

ốc táo

Tép Amano

Tép Amano ( Tép Yamato) là một loài ăn rêu tảo rất phổ biến và hoạt động tích cực. Chúng là một trong những loài háu ăn, chúng không chỉ ăn rêu tảo, mà còn ăn những cành cây mục đã chết (vụn) và làm sạch các thức ăn thừa dưới đáy bể.

Tép mũi đỏ

Tép mũi đỏ (tép mũi dài) là một loại tép nhỏ sống ở nước lợ. Tép mũi đỏ còn được gọi là dũng sĩ diệt rêu trong các bể cá cảnh. Tép mũi đỏ

Tép thanh Mai

Nguồn thức ăn đầu tiên mà Tép thanh mai ăn là tảo và rêu hại. Đây chính là nguồn thức ăn tự nhiên được loại tép này rất yêu thích. Loại tép này thường được nuôi chung với các loại cá. Chính vì vậy ngoài mục đích mang lại vẻ đẹp cho bể cá, loại tép này còn có tác dụng làm sạch bể nhờ việc ăn các loại tảo và rêu gây hại.

Tép thanh mai