Tìm hiểu bản vẽ móng băng một phương trong xây dựng

Móng nhà là kết cấu cơ bản và quan trọng nhất trong công trình xây dựng. Chúng được bố trí ở vị trí cuối cùng để gia tăng sức ép cho tải trọng công trình, tạo nên sự kiên cố, vững chãi trước các tác động của thời gian, địa hình và khí hậu. Tùy thuộc vào địa chất ở từng khu vực, người ta có thể áp dụng các phương pháp dựng móng khác nhau để đảm kỹ thuật. Bài viết ngày hôm nay, kiến trúc sư của Mashome sẽ cùng các bạn tìm hiểu về một loại móng khá phổ biến trong xây dựng. Đó là móng băng và bản vẽ móng băng một phương.

Bài viết gần đây:

Dự trù kinh phí xây nhà 1 tầng như thế nào?

Xem tuổi xây nhà năm 2022

Top các mẫu nhà đẹp nhất Việt Nam

Bản vẽ móng băng một phương là gì?

Móng băng một phương là móng có hình dạng trải dài theo phương ngắn (phương dọc hoặc phương ngang) của ngôi nhà. Đây được xem như là dạng móng cơ bản nhất. Được xây to và cứng để giữ vững công trình. Bản vẽ móng băng một phương dưới đây sẽ minh họa rõ ràng hơn về kiểu móng này. Theo đó, móng gồm 2 bộ phận dầm móng và cánh móng. Bán móng chạy kết hợp với móng thành khối dầm móng. Ta có thể chia móng băng 1 phương thành 3 loại theo độ cứng như sau:

+ Móng kết hợp + Móng cứng: trong trường hợp chiều sâu đặt móng nông + Móng mềm: phù hợp với điều kiện chiều sâu đặt móng lớn để giảm chi phí thi công

Minh họa bản vẽ móng băng 1 phương

Minh họa cấu tạo móng băng một phương

Tiêu chuẩn bản vẽ móng băng một phương

Như đã nói ở phần đầu, móng nhà là kết cấu vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn, chất lượng công trình. Vì vậy dù được thi công theo phương pháp nào, thì cũng cần phải tuân thủ các yêu cầu về mặt kỹ thuật. Đặc biệt là tính toán diện tích cũng như khả năng chịu lực. Bản vẽ móng băng một phương có các tiêu chuẩn về kích thước như sau: + Bản móng phổ thông: (0,9 -1,2)x0,35m + Dầm móng phổ thông: 0,3x(0,5 – 0,8) m. + Lớp bê tông lót dày 0,1m + Thép đai dầm móng phổ thông: Φ8a150 + Thép dọc dầm móng phổ thông: 6Φ(18 – 22) + Thép bản móng phổ thông: Φ12a150.

Tuy nhiên, trong quá trình thi công xây dựng, cần phải linh hoạt tùy vào độ dày, các loại thép để phù hợp với nền đất hay địa thế yếu cứng khác nhau.

Minh họa bản vẽ móng băng 1 phương

Móng băng một phương khá phổ biến trong thi công xây dựng

Ưu nhược điểm của bản vẽ móng băng một phương

Bản vẽ móng băng một phương có ưu điểm gì

+ Là loại móng phổ biến được khuyến khích sử dụng thay cho móng đơn. Vì móng băng chịu được tải trọng lớn hơn móng đơn. Đảm bảo cho tường, cột giữ thẳng trong quá trình xây dựng. + Tải trọng công trình truyền xuống nền móng đều hơn do đó sẽ giảm được sự lún lệch trong móng. Không xảy ra hiện tượng nhấp nhô giữa các cột. + Giảm áp lực đáy móng, giải quyết được những vấn đề như sạt lở nhà, công trình không kiên cố, tuổi thọ thấp… trên nền đất xấu. + Phù hợp với nhiều công trình từ nhà 1, 2 tầng cho đến các công trình diện tích lớn như biệt thự, nhà phố,… + Tiết kiệm được chi phí so với móng cọc khoảng 20 – 40%.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm nổi trội thì bản vẽ móng băng một phương cũng có những nhược điểm cần phải khắc phục linh hoạt là: + Móng băng là loại móng nông, chiều sâu chôn móng hạn chế từ 1.5 – 2m nên ảnh hưởng đến tính ổn định, tính chống lật và chống trượt của hệ móng. + Sức chịu tải của móng băng 1 phương phụ thuộc vào lớp đất dưới đáy móng. Trong quá trình thi công người thợ sẽ phải nén lớp đất đó thật kỹ. Do vậy nếu trong điều kiện đất yếu, đất bùn thì không sử dụng được móng băng mà sẽ thay thế bằng móng cọc. + Móng băng không phù hợp cho công trình có tầng hầm. Mà được thay thế bởi móng bè vì tính hiệu quả kinh tế và giải pháp kết cấu.

Minh họa bản vẽ móng băng 1 phương

Móng băng một phương có tải trọng chịu lực lớn và phân bố đều

Các bước triển khai bản vẽ móng băng một phương

Trong thi công xây dựng, tuân thủ đúng quy trình là điều bắt buộc để đảm bảo tính kỹ thuật và sự an toàn. Vậy quy trình thi công móng băng một phương được thực hiện như thế nào?

Chuẩn bị mặt bằng thi công

Giải phóng mặt bằng, tập kết nguyên vật liệu bao giờ cũng là công đoạn chuẩn bị đầu tiên. Tiếp đến là thuê máy móc, nhân công thực hiện. Sau khi giải phóng mặt bằng, dọn dẹp sạch sẽ sẽ tiến hành đào đất, xác định trục công trình, vị trí móng theo bản vẽ móng băng một phương đã được kỹ sư thiết kế. Đào đất đến cao độ đặt móng, hút xả nước trong hố đào ra ngoài.

Gia công lắp dựng cốt thép

Cốt thép là công tác quan trọng nhất khi lựa chọn phương án móng băng một phương. Do đó cần có bản vẽ gia công cốt thép chi tiết đã được tính toán cụ thể để đảm bảo an toàn, tiết kiệm thời gian và nguyên liệu. Sau đó chỉ cần tiến hành thuê thợ gia công, lắp đặt theo đúng bản vẽ móng băng một phương. Một vài tiêu chuẩn khi gia công cốt thép gia chủ cần lưu ý để nghiệm thu đó là: + Sắt thép không bị rỉ, chất lượng tốt, độ mài mòn theo quy định; sạch sẽ, không dính dầu mỡ, vấy bùn. + Kiểm tra các mối hàn, nối buộc chắc chắn, đảm bảo kỹ thuật (hàn nối >=10d, buộc nối >=30d, được làm sạch), đầu chờ bọc túi nilon. Trước khi tiến hành đặt thép móng băng 1 phương và dầm móng, đổ 1 lớp bê tông lót hoặc rải gạch dày 10 phân.

Bản vẽ móng băng 1 phương

Kiểm tra chất lượng cốt thép theo tiêu chuẩn trước khi đổ cốt pha và bê tông

Lắp đặt cốt pha

Cốt pha sẽ được đổ theo hệ thống lưới thép đã gia cố. Để đảm bảo kiên cố, bền chắc cần tuân theo tiêu chuẩn sau:

+ Cốt pha không bị mục nát cong vênh, bề mặt phải bằng phẳng, không sử dụng đinh gia cố chắp ghép cốp pha. Chiều dày cốt pha đảm bảo yêu cầu để chịu được sức nặng của bê tông cốt thép. + Cốp pha đảm bảo vững chắc trong suốt quá trình đổ bê tông, đúng số lượng, mật độ. Tim móng và cổ cột phải luôn được định vị cao độ chắc chắn, không xô lệch. Cột kê trên tấm gỗ dày 3cm để chống xô ngang. + Chất liệu làm ván luôn từ gỗ, tole với kích thước tiêu chuẩn theo từng cấu kiện cần đúc. Chú ý đến tính chịu lực của đà giáo, gỗ ván khi thi công.

Đổ bê tông móng

Công đoạn cuối cùng khi thi công bản vẽ móng băng một phương là đổ bê tông. Trước khi đổ cần kiểm tra lại cốt pha không cong vênh, nứt gãy có thể khiến bê tông chảy ra ngoài. Trong quá trình đổ trộn đều bê tông, đổ đặc, chắc, không lẫn tạp chất. Bề mặt bê tông đổ xong phải nhẵn, phẳng, không bị rỗ. Bảo dưỡng bề mặt bê tông để tránh co ngót sau khi đổ. Bản vẽ móng băng một phương là tài liệu quan trọng để triển khai thi công móng chuẩn xác, an toàn, đảm bảo sự kiên cố, vững chãi nhất cho công trình. Mọi thông tin cần tư vấn vui lòng liên hệ Hotline: 0888.998.383