Sau Khi Nhổ Răng Nên Ăn Gì Để Mau Lành Vết Thương

Chế độ ăn uống sau khi nhổ răng là vô cùng quan trọng. Vết thương sẽ mau chóng lành lại nếu như bạn có chế độ dinh dưỡng hợp lý, cách chăm sóc răng miệng cẩn thận và nghe theo những lời căn dặn của bác sĩ.

1. Những điều cần lưu ý sau khi nhổ răng

1.1 Chế độ ăn uống sau khi nhổ răng

Sau nhổ răng nên ăn gì để mau lành thương? Đây là vấn đề cần quan tâm đặc biệt, bởi nướu răng lúc này còn rất nhạy cảm, vết thương đang khá non. Vì vậy, cô chú, anh chị nên chế biến thức ăn thành dạng lỏng, dễ nuốt, để tránh gây kích ứng vết thương và đẩy nhanh quá trình hồi phục.

Dưới đây là một số gợi ý nhỏ về chế độ ăn uống trong 2 tuần đầu nhổ răng, cô chú, anh chị có thể cân nhắc:

(*) Những thực phẩm hỗ trợ tốt cho quá trình lành thương

  • Cháo, súp

Sau khi nhổ răng nên lựa chọn những thức ăn mềm, loãng, dễ nuốt

Bởi vết thương sau nhổ răng còn rất mới, nên việc nhai nghiền thức ăn sẽ trở nên khó khăn hơn. Lúc này, một bát cháo hoặc súp sẽ là lựa chọn phù hợp nhất. Sau khi nấu cháo, hãy bỏ thêm thịt, cá, rau xanh… đã xay nhuyễn, để đảm bảo dinh dưỡng và bù đắp đủ năng lượng cho cơ thể khi phải kiêng ăn nhiều thứ.

  • Rau xanh, trái cây

Rau xanh chứa nhiều vitamin, chất xơ tốt cho răng miệng

Rau xanh và trái cây có hàm lượng vitamin, chất xơ và khoáng chất cao. Vì vậy, đây là những thực phẩm bổ sung dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể đang trong quá trình hồi phục sau khi nhổ răng. Ngoài cách nấu trực tiếp thì có thể chế biến rau xanh, trái cây thành những loại sinh tố khác nhau, vừa lạ miệng, vừa không phải nhai nhiều.

  • Sữa đậu nành

Trong sữa đậu nành có chứa chất đạm lecithin, với tác dụng làm máu nhanh đông, giảm các kích ứng và hỗ trợ vết thương mau lành hơn..

  • Sữa chua

Trong sữa chua có chứa những khoáng chất như: Probiotic, Canxi, Phốt pho… với tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, để phòng chống những loại vi khuẩn có hại sẽ tấn công vị trí nhổ răng. Bên cạnh đó, khoáng chất Probiotic còn giúp giảm triệu chứng tiêu chảy, chóng mặt khi sử dụng thuốc kháng sinh sau khi nhổ răng.

  • Cá hồi

Cá hồi có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng

Cá hồi chứa nhiều protein và chất béo lành mạnh như axit béo omega-3. Những chất béo này có tác dụng hỗ trợ quá trình lành thương diễn ra thuận lợi bằng cách giảm viêm. Cá hồi cũng rất mềm và dễ nhai, nên phù hợp để ăn sau khi nhổ răng

  • Thịt gia cầm, thịt bò, thịt heo…

Để tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể, cô chú, anh chị vẫn nên bổ sung thêm các loại thịt bò, thịt heo… trong bữa ăn hàng ngày. Chỉ cần dùng các phần thịt mềm và cắt miếng nhỏ hoặc xay nhuyễn để không phải dùng lực nhai quá nhiều.

(*) Những thực phẩm nên tránh sau khi nhổ răng

Ngoài việc bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết, cô chú, anh chị cũng nên kiêng một số thứ để đảm bảo vết thương sau khi nhổ răng sẽ lành nhanh hơn.

  • Không ăn các thực phẩm quá cứng hoặc quá dai

Những đồ ăn cứng, dai sẽ tác động xấu đến vết thương

Những thực phẩm cứng và dai như: các loại hạt, đá viên, kẹo…sẽ cần dùng đến lực mạnh để nhai, nghiền. Điều này có thể làm tổn thương phần nướu chưa lành hẳn, gây chảy máu và khiến thời gian lành thương kéo dài hơn.

  • Không ăn các thực phẩm có độ giòn như các loại bánh quy, đồ chiên, rán…

Khi ăn bánh quy, đồ chiên, rán… thì sẽ có các mảnh vụn giắt lại ở kẽ chân răng, gây viêm ở vị trí mới nhổ răng.

  • Hạn chế tối đa các món cay, nóng hoặc chua

Những món ăn chua như: dưa cà muối, cải chua muối, cam, chanh… có chứa nhiều axit sẽ làm vết thương có cảm giác đau rát. Hoặc những đồ cay, nóng như: ớt, lẩu… với nhiệt độ cao sẽ làm chậm quá trình lành thương.

  • Không nên uống các thức uống có ga, nước ngọt

Trong nước ngọt có hàm lượng đường cao, khi đường tiếp xúc với nước bọt có tính axit sẽ gây ra phản ứng khử, khiến tình trạng viêm nhức sau khi nhổ răng kéo dài. Vết thương cũng khó lành hơn.

  • Không được sử dụng các chất kích thích

Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích sau khi nhổ răng

Các chất kích thích có trong rượu, bia, thuốc lá… gây ảnh hưởng xấu tới vết thương, khiến chúng lâu lành và có nguy cơ nhiễm trùng cao. Nên cần phải kiêng tuyệt đối sau khi nhổ răng.

1.2 Cách chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng

Bên cạnh chế độ ăn uống, thì vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi nhổ răng cũng rất quan trọng. Để có thể loại bỏ các vi khuẩn trong miệng, tránh cho vùng nhổ răng bị viêm nhiễm và ảnh hưởng đến quá trình lành thương.

  • Uống thuốc theo toa của bác sĩ

Khi cảm thấy đau nhức ở vị trí nhổ răng, nhiều người tự mua thuốc giảm đau về uống. Tuy nhiên điều này hoàn toàn không nên. Việc tự ý dùng thuốc không đúng chỉ dẫn có thể gây ra các tác dụng phụ như: đau dạ dày, đau đầu, cơ thể mệt mỏi… Vì vậy, nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, để giảm sưng đau hiệu quả.

  • Chườm túi lạnh bên ngoài má, xung quanh vị trí nhổ

Để làm dịu vết thương và giảm ê nhức, thì trong những ngày đầu mới nhổ răng nên chườm lạnh xung quanh vị trí nhổ. Những ngày tiếp theo chườm ấm để làm tan vùng máu bầm.

  • Uống nhiều nước

Uống nhiều nước để không bị khô miệng

Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, thói quen này sẽ giữ cho miệng luôn ẩm ướt. Từ đó tránh cho vi khuẩn có điều kiện phát triển và làm cho vết thương bị nhiễm trùng hoặc gây viêm ổ răng khô.

  • Vệ sinh răng miệng cẩn thận

Khi mới nhổ răng, không nên súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng, vì có thể làm quá trình đông máu bị chậm đi. Nên súc miệng bình thường bằng nước và tránh tác động nhiều đến vết thương.

Sau khi nhổ răng, bạn nên vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để lấy sạch vụn thức ăn. Mọi thao tác đều phải cẩn thận, tránh làm tổn thương đến vùng răng mới nhổ.

Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng sau khi nhổ răng, giữ cho vết thương không bị viêm nhiễm

Nếu được chăm sóc kỹ lưỡng thì vết thương sau khi nhổ răng sẽ liền lại sau 1 – 2 tuần. Lúc này, cô chú, anh chị hoàn toàn có thể trở lại chế độ ăn uống và sinh hoạt như bình thường.

2. TẠI SAO KHÔNG NÊN ĐỂ TRỐNG RĂNG SAU KHI NHỔ?

Vì những nguyên nhân khác nhau như: bệnh lý răng miệng, tuổi tác, chấn thương do tai nạn… nên nhiều cô chú, anh chị bắt buộc phải nhổ răng vĩnh viễn. Khi đó, muốn khôi phục lại răng mất thì phải sử dụng đến các phương pháp trồng răng giả. Tuy nhiên, khá nhiều người chủ quan là chỉ nhổ 1, 2 răng thì vẫn còn răng khác trên hàm để ăn nhai, nên tiếp tục để trống răng mà không tiến hành trồng lại.

Thế nhưng, việc để trống răng càng lâu, càng dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng và sức khỏe cả cơ thể. Cụ thể như sau:

  • Tiêu xương hàm làm cho khuôn mặt bị lão hóa

Tiêu xương hàm làm khuôn mặt lão hóa nhanh chóng

Nhờ vào lực nhai tác động lên răng, sẽ kích thích vùng xương hàm xung quanh răng phát triển và mật độ xương được duy trì. Tuy nhiên, khi răng mất đi, lực tác động cũng không còn, khiến xương hàm tiêu biến dần.

Đây là hiệu quả nghiêm trọng nhất khi mất răng. Bởi xương hàm có tác dụng nâng đỡ toàn bộ cấu trúc khuôn mặt. Do đó, tiêu xương hàm sẽ làm thay đổi hình dạng khuôn mặt như: hai má hóp vào, da mặt chảy xệ, vùng da quanh miệng nhăn nheo, làm cho khuôn mặt già hơn nhiều so với tuổi thật.

  • Chức năng ăn nhai suy giảm, dẫn đến bệnh lý về đường tiêu hóa

Mất răng gây ra nhiều bệnh về đường tiêu hóa

Mỗi chiếc răng trên cung hàm đều đóng vai trò quan trọng trong việc cắn, xé thức ăn. Vì vậy, khi mất răng đồng nghĩa với việc chức năng ăn nhai sẽ suy giảm, làm cho thức ăn không được nghiền nhỏ trước khi đưa xuống dạ dày. Lâu ngày, vừa khiến cơ thể suy yếu do không hấp thụ được chất dinh dưỡng, vừa làm dạ dày bị quá tải khi phải hoạt động hết công suất, sinh ra nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa.

  • Các răng còn lại trên cung hàm bị xô lệch, làm sai khớp cắn

Mất răng gây xô lệch các răng trên cung hàm

Khi nhổ răng mà không trồng lại sẽ gây ảnh hưởng lớn đến các răng bên cạnh. Do tất cả răng trên cung hàm có xu hướng nâng đỡ và rải đều lực khi nhai cho nhau. Nếu mất răng sẽ hạn chế khả năng nâng đỡ và những răng còn lại có xu hướng trồi lên để lấp bớt khoảng trống. Điều này làm sai khớp cắn tự nhiên của hàm, cản trở hoạt động ăn nhai, gây đau khớp thái dương hàm.

  • Dây thần kinh bị dịch chuyển

Một trong những chức năng quan trọng của răng là kiểm soát cảm giác, vận động của các cơ mặt thông qua dây thần kinh. Tuy nhiên, khi mất răng sẽ khiến cả hàm răng lệch lạc, sai khớp cắn và tiêu xương hàm ngày càng nặng. Làm cho dây thần kinh sẽ nằm gần niêm mạc hơn. Lâu ngày dẫn đến bệnh loạn năng khớp thái dương hàm gây đau đầu, đau vai, đau gáy…

  • Ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày

Để trống răng càng lâu thì sức khỏe càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đặc biệt là các cô chú lớn tuổi, cơ thể càng dễ suy yếu do chán ăn và tâm lý mệt mỏi. Bên cạnh đó, mất răng còn khiến cho việc phát âm khó khăn và thẩm mỹ khuôn mặt bị ảnh hưởng, làm cho cô chú, anh chị mất tự tin khi giao tiếp hoặc làm việc hàng ngày.

Dù chỉ mất 1 vài chiếc răng cũng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng với sức khỏe. Vì vậy, sau khi nhổ răng thì cô chú, anh chị nên trồng lại răng càng sớm càng tốt. Bởi thời gian phục hồi lại răng mất càng chậm trễ thì quá trình điều trị sẽ càng phức tạp, tốn nhiều chi phí và thời gian hơn.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN TỪ BÁC SĨ

Nếu Cô Chú, Anh Chị đang quan tâm đến dịch vụ trồng răng Implant mà vẫn chưa biết được loại Implant phù hợp với mình, Cô Chú, Anh Chị lo lắng về giá, quy trình và thời gian trồng răng Implant thì nên đến trực tiếp Nha Khoa I-DENT để được bác sĩ khám, chụp CT 3D và tư vấn miễn phí 100% cho mình. Hãy liên hệ với Nha khoa qua số Hotline 094 1818 616 để được tư vấn giải đắp thắc mắc và hỗ trợ đặt lịch hẹn khám cùng Bác sĩ.