Cây thường xuân – Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và

I. Cây thường xuân là cây gì?

Cây thường xuân (tên tiếng Anh là English Ivy) có tên khoa học là Hedera Helix, thuộc họ Cuồng (Araliaceae). Cây có nguồn gốc từ vùng Tây Á nói riêng và châu Á nói chung. Hiện nay, loại cây này đã trở nên phổ biến và được nhiều người trồng làm dây leo hoặc hàng rào trong khuôn viên gia đình.

Cây thường xuân leo tường đã trở nên phổ biến

Thường xuân là loài thân thảo, thuộc bộ dây leo, có thể leo cao tới 20-30m và lan rộng ra xung quanh trông rất đẹp mắt. Thân cây có nhiều đốt, mỗi đốt sẽ mọc ra rễ phụ và lá mới nhằm giúp cây có thể lan rộng và phát triển. Cành già thì khá nhẵn, còn cành non được bao phủ bởi lớp lông mềm mại.

Lá cây màu xanh nhạt khi còn non và sẽ chuyển sang xanh đậm khi trưởng thành. Hoa thường xuân ra nhiều vào mùa thu, có màu vàng nhạt, 5 cánh chụm lại như chiếc ô, tỏa ra mùi thơm nhẹ nhàng. Sau khoảng 2 tháng, hoa sẽ kết thành quả, màu đỏ hoặc vàng, mọc chụm vào nhau.

Cây thường xuân - Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc cho lá sum suê - 3

Lá cây thường xuân màu xanh nhạt khi còn non và sẽ chuyển sang xanh đậm khi trưởng thành

Cây thường xuân - Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc cho lá sum suê - 4

Hoa thường xuân có màu vàng nhạt, 5 cánh chụm lại như chiếc ô

Cây thường xuân - Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc cho lá sum suê - 5

Quả thường xuân màu đỏ hoặc vàng, mọc chụm vào nhau

II. Cây thường xuân hợp mệnh gì, hợp tuổi nào?

Theo như cung mệnh ngũ hành, cây thường xuân đại diện cho hành Thủy, do đó phù hợp với những người có mệnh Thủy hoặc Mộc. Tuy vậy, cây cũng là loài thực vật dây leo có khả năng trường tồn và mọc quanh năm cho nên hợp với hầu như mọi tuổi, bất cứ ai cũng có thể trồng được.

Cây thường xuân - Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc cho lá sum suê - 6

Cây thường xuân đại diện cho hành Thủy và hợp với hầu như mọi tuổi, bất cứ ai cũng có thể trồng được

III. Ý nghĩa cây thường xuân trong phong thủy

– Cây thường xuân mang ý nghĩa tượng trưng cho sự tài lộc, sinh sôi nảy nở và may mắn. Ngoài ra cây thường xuân có khả năng xua đuổi tà ma, chướng khí, những vận hạn đen đủi, từ đó mang lại bình an, thịnh vượng cho gia chủ.

– Màu xanh của cây biểu tượng cho sự an yên, bình an nên có thể kìm hãm người nóng tính, khó kiềm chế cảm xúc gây ảnh hưởng tới công việc chung.

– Cây có khả năng phát triển mạnh với vô số dây leo ở nhiều phía tượng trưng cho sự trường tồn với thời gian, vĩnh hằng của tuổi trẻ. Nếu cây được mang làm quà tặng cho bạn bè, người thân thì sẽ mang hàm ý muốn gắn kết, thể hiện lòng chân thành, ngưỡng mộ…

Cây thường xuân - Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc cho lá sum suê - 7

Cây thường xuân mang nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp

IV. Cây thường xuân có tác dụng gì?

1. Trang trí nhà cửa

Cây thường xuân với vẻ đẹp độc đáo và cuốn hút được nhiều người sử dụng để trang trí trong vườn, tạo bóng mát nhờ khả năng leo bám của cây.

Cây thường xuân - Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc cho lá sum suê - 8

Cây thường xuân mang lại vẻ đẹp độc đáo cho ngôi nhà

2. Làm sạch không khí

Thường xuân giúp tạo không gian xanh mát trong nhà. Theo một số nghiên cứu, thường xuân còn có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt, có thể hấp thu các chất có hại như benzen, phenol, nicotine,…

Cây thường xuân - Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc cho lá sum suê - 9

Cây thường xuân còn có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt, có thể hấp thu các chất có hại như benzen, phenol, nicotine,…

3. Làm quà tặng ý nghĩa

Loài cây này mang nghĩa muốn gắn kết lâu dài, và thể hiện sự chân thành, ngưỡng mộ nên thích hợp để làm quà tặng cho người thân, bạn bè.

Cây thường xuân - Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc cho lá sum suê - 10

Cây thường xuân mang ý nghĩa tốt đẹp, thích hợp để làm quà tặng người thân, bạn bè

4. Chữa bệnh

– Lá cây thường xuân có đặc tính kháng viêm và sát khuẩn cao, cho nên thường được sử dụng để giải độc tố ở gan, dạ dày, ngăn ngừa nguy cơ tiêu chảy hoặc mắc các bệnh về đường ruột.

– Nhiều người còn dùng lá để đắp với công dụng chữa trị chứng đau nhức xương khớp, đau vai gáy hoặc đau khớp gối.

– Lá thường xuân có khả năng làm lành da, chống oxy hóa và ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư nguy hiểm.

– Thường xuân còn giúp tiêu đờm và chất nhờn bên trong phế quản, thông đường hô hấp và ngăn ngừa tắc nghẽn hô hấp.

Cây thường xuân - Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc cho lá sum suê - 11

Cây thường xuân có nhiều tác dụng trong y học

V. Cách trồng và chăm sóc cây thường xuân

1. Loại đất trồng

Cây thường xuân rất phù hợp với những loại đất có độ tơi xốp và khả năng giữ ẩm lý tưởng. Bạn hãy lựa chọn các loại đất mùn pha với xơ dừa, trấu để đảm bảo chất lượng cần thiết. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm phân chuồng ủ mục nhằm tăng thêm hàm lượng dinh dưỡng.

2. Phương pháp trồng cây thường xuân bằng đất

Phương pháp trồng chủ yếu được sử dụng là giâm cành. Hãy cắt lấy một đoạn cành còn non từ một cây mẹ khỏe mạnh để làm cây giống. Sau đó, đem cành cắm vào trong chậu cây với đất trồng đã chuẩn bị. Tưới nước đều đặn trong 2-3 tuần thì cành cây sẽ có dấu hiệu bắt đầu sinh trưởng và ra rễ.

Cây thường xuân - Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc cho lá sum suê - 12

Phương pháp trồng cây thường xuân chủ yếu được sử dụng là giâm cành

3. Cách trồng cây thường xuân thủy sinh

Loại cây này rất dễ trồng bằng phương pháp thủy sinh. Chuẩn bị một bình thủy tinh và nước sau đó cắt một cành của cây thường xuân và cắm vào bình. Nên chọn cành non để cây phát triển tốt. Sau tầm 2 tuần, cây sẽ mọc rễ. Lúc này, có thể bón phân chuyên dụng để cung cấp dinh dưỡng cho cây. Không nên dùng phân bón thường vì nếu dùng không đúng liều lượng sẽ khiến cây bị ngộ độc và chết.

Cây thường xuân - Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc cho lá sum suê - 13

Cây thường xuân thủy sinh rất dễ trồng

4. Điều kiện ánh sáng

Thường xuân là cây dây leo nên hoàn toàn phù hợp để trồng trong bóng râm hoặc bên ngoài. Tuy vậy, chúng không chịu được ánh sáng trực tiếp với cường độ quá mạnh, nhất là vào mùa hè. Mặc dù không chịu được ánh sáng mạnh nhưng nên cho chậu cây ra tắm nắng khoảng vài lần mỗi tuần nhằm giúp cây có thể phát triển tốt hơn.

Cây thường xuân - Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc cho lá sum suê - 14

Mặc dù không chịu được ánh sáng mạnh nhưng nên cho chậu cây ra tắm nắng khoảng vài lần mỗi tuần nhằm giúp cây có thể phát triển tốt hơn

5. Nước tưới

Cây thường xuân rất cần nước để duy trì độ ẩm và tiếp tục sinh trưởng. Điểm đặc biệt khi tưới nước là bạn chỉ nên tưới cả vào phần thân đang leo bám và lá chứ không nên tưới ở phần rễ. Điều này để tránh gây ngập úng rễ khiến cây bị chết. Đảm bảo tưới đủ 2-3 lần/tuần hoặc ít nhất 1 lần/ngày khi thời tiết vào mùa hè.

Cây thường xuân - Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc cho lá sum suê - 15

Cây thường xuân rất cần nước để duy trì độ ẩm và tiếp tục sinh trưởng

6. Phân bón

Cây thường xuân không ưa phân bón. Trong mùa sinh trưởng nên bón một lớp phân mỏng loãng, mỗi năm bón khoảng 2-3 lần là đủ. Có thể bón phân xanh hoặc phân vô cơ tổng hợp. Đối với những cây đã tạo hình trồng trong nhà thì có thể bón ít hơn.

Cây thường xuân - Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc cho lá sum suê - 16

Cây thường xuân không ưa phân bón, mỗi năm bón khoảng 2-3 lần là đủ

7. Sâu bệnh

– Nếu là bệnh than, bệnh đốm loang thì dọn sạch lá mang mầm bệnh rồi phun dung dịch Bordeaux, Carbendazim hoặc Fosetyl – aluminum.

– Nếu là bệnh Aspidiotus, bệnh sâu cuốn lá thì có thể phun thuốc Omethoate.

8. Cắt tỉa

Nếu muốn chậu cây thường xuân của mình đẹp đẽ và mọc theo đúng ý thì việc cắt tỉa là cần thiết. Hãy cắt tỉa bớt những cành lá leo quá nhanh và mọc lung tung, ảnh hưởng đến những loại cây khác ở xung quanh. Đồng thời, để ý đến cành, lá bị héo úa hoặc bị sâu tấn công cũng cần phải được loại bỏ.

Cây thường xuân - Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc cho lá sum suê - 17

Cắt tỉa bớt những cành lá leo quá nhanh và mọc lung tung, ảnh hưởng đến những loại cây khác ở xung quanh

9. Nhân giống

Lựa chọn đoạn cành khỏe mạnh và không bị sâu tấn công, cắt lấy một đoạn dài từ 20-30cm. Áp dụng biện pháp giâm cành khi trồng cây, cắm đoạn cành đó xuống chậu đã chuẩn bị rồi tưới nước chăm sóc như bình thường. Cây thường xuân khá dễ phát triển nên bạn hoàn toàn có thể tự nhân giống dễ dàng.

VI. Cây thường xuân có độc không?

Cây thường xuân là loài thực vật thuộc vào nhóm cây có độc (Toxicodendron). Nếu như bạn tiếp xúc với nhựa của chúng tiết ra do việc cắt tỉa hoặc vặt lá gây nên thì bạn có thể sẽ bị phát ban, nổi mẩn ngứa hoặc bị dị ứng. Đó là bởi một loại chất có tên Urushiol nằm trong nhựa của loài cây này với khả năng gây kích ứng kéo dài. Do đó, trong quá trình trồng cây thường xuân, cần sử dụng găng tay để tránh bị nhựa cây dính vào làn da.

Cây thường xuân - Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc cho lá sum suê - 18

Trong quá trình trồng cây thường xuân, cần sử dụng găng tay để tránh bị nhựa cây dính vào làn da