Đối với những trường hợp nữ giới vô sinh, hiếm muộn, đã điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau nhưng không mang lại hiệu quả thì kỹ thuật xin trứng làm IVF (thụ tinh trong ống nghiệm) là cứu cánh cuối cùng giúp các cặp vợ chồng có con. Vậy, xin trứng làm IVF ở đâu. Các bác sĩ chuyên khoa sản bệnh viện đa khoa Hồng Hà sẽ cung cấp đến bạn câu trả lời ngay dưới bài viết này, theo dõi nhé!
1. Tại sao phải xin trứng làm ivf
Đối với những người phụ nữ bình thường, cứ mỗi chu kỳ kinh nguyệt sẽ có một vài trứng trưởng thành, rụng xuống kết hợp với tinh trùng rồi phát triển thành phôi và làm tổ trong tử cung. Ở một số trường hợp buồng trứng dự trữ của chị em bị cạn kiệt, không còn trứng hoặc nang trứng chất lượng kém không thể tạo thành phôi, do đó họ cần xin trứng để thực hiện kỹ thuật IVF.
Khi đang không biết phải xin trứng ở đâu, bạn hoàn toàn có thể xin trứng từ những bệnh viện có khoa điều trị vô sinh hiếm muộn, nhưng do nhu cầu lớn nên noãn dự trữ của bệnh viện hầu như cạn kiệt. Nếu chưa xin được trứng tại các bệnh viện có khoa điều trị vô sinh, bạn có thể chủ động tìm kiếm những người phụ nữ đạt tiêu chí để thoả thuận. Quá trình này cần tuần thủ đúng các thủ tục pháp luật.
Theo đó, những người dưới đây là đối tượng cần phải xin trứng:
– Không có buồng trứng.
– Người có buồng trứng nhưng gặp những bất thường: ung thư, cắt buồng trứng, tai nạn.
– Đã thực hiện thủ thuật kích trứng vài lần nhưng trứng thu được có chất lượng không tốt.
– Mắc những bệnh về di truyền.
Khi rơi vào những trường hợp này, để có thể mang thai, chị em cần nghĩ đến việc xin trứng của những người có dự trữ buồng trứng bình thường. Các bác sĩ sẽ thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, lấy trứng của người cho thụ tinh với tinh trùng và nuôi trong môi trường ống nghiệm để tạo thành phôi, sau đó mới đem bơm vào tử cung của người phụ nữ.
2. Tiêu chuẩn người cho trứng
Quy định của pháp luật về Sinh con theo phương pháp khoa học, tiêu chuẩn của người cho trứng phải đáp ứng được các điều kiện sau:
– Độ tuổi: Độ tuổi lý tưởng nhất của người cho trứng là khoảng từ 21 đến 30 tuổi.
– Đã từng quan hệ tình dục, đã có gia đình và con cái sinh ra khỏe mạnh, con nhỏ nhất cũng phải từ 12 tháng tuổi trở lên.
– Chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể, thể trọng) bình thường.
– Có trình độ học vấn tốt, điều kiện này có liên quan đến mong muốn sinh ra những đứa con thông minh.
– Không sử dụng chất kích thích: rượu bia, thuốc lá, ma túy.
– Tiền sử trong gia đình không có ai mắc các bệnh lý mạn tính có tính di truyền.
– Xét nghiệm và siêu âm không phát hiện những bất thường ở chức năng buồng trứng.
– Không mắc bệnh lý lây lan qua đường tình dục: viêm gan siêu vi B, giang mai, không nhiễm HIV,… và bệnh lý nội khoa.
– Chưa từng phẫu thuật tử cung hay buồng trứng.
– Không cùng huyết thống với người chồng và nên tìm người cho trứng có nhiều nét trên khuôn mặt giống mình.
3. Trước khi cho trứng phải làm những xét nghiệm gì
Để có thể xác nhận được người cho trứng có đủ các điều kiện cho trứng không thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm đó là:
– Khai thác thông tin về tiền sử bản thân và gia đình của người cho trứng
– Khám lâm sàng.
– Thực hiện các xét nghiệm sàng lọc giống với người phụ nữ vô sinh hiếm muộn vì người cho trứng cũng phải trải qua quá trình kích trứng.
– Xét nghiệm để kiểm tra những bất thường về nhiễm sắc thể (nếu có)
– Xét nghiệm nhóm máu: Nên chọn người cho trứng có nhóm máu giống cha hoặc mẹ, tránh sau này khi lớn lên, trẻ sẽ thắc mắc vì sao mình không cùng nhóm máu với cha mẹ.
4. Quy trình xin cho trứng làm ivf
Sau khi tìm được đáp án cho câu hỏi xin trứng làm IVF ở đâu thì nhiều người cũng quan tâm đến quy trình xin cho trứng để thực hiện kỹ thuật này. Quy trình này được thực hiện cụ thể như sau:
– Xác nhận đủ điều kiện thực hiện phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm
Thông qua thăm khám, các bác sĩ sẽ xác nhận các cặp vợ chồng có cần thiết phải thực hiện phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm hay không. Nếu phải thực hiện thì người bệnh cần tìm người cho trứng phù hợp.
– Thực hiện kỹ thuật IVF với trứng hiến
Bằng các xét nghiệm kể trên, khi có đủ tiêu chuẩn cho trứng theo quy định của pháp luật, bác sĩ sẽ tiến hành lấy trứng của người hiến.
Người hiến trứng sẽ được cho dùng thuốc kích thích buồng trứng cho đến khi trứng trưởng thành. Vào ngày người cho trứng chọc hút trứng thì người chồng của người nhận cũng sẽ được lấy tinh trùng để lọc rửa, sau đó cho kết hợp với trứng để tạo thành phôi. Sau từ 2-3 ngày thụ tinh trong ống nghiệm sẽ được chuyển vào tử cung người nhận.
5. Những biến chứng có thể xảy ra
Kỹ thuật xin trứng làm IVF mang đến tỷ lệ thành công cao cho phương pháp hỗ trợ sinh sản này, tuy nhiên, vẫn có một số biến chứng xảy ra khi thực hiện, chiếm 0,1%. Do đó, sau thủ thuật người cho trứng sẽ được theo dõi sát sao để hạn chế các biến chứng có thể xảy đến. Một số biến chứng thường gặp:
– Xoắn buồng trứng: Đây là tình trạng dây treo ở buồng trứng bị xoắn, khiến cho lượng máu cần để nuôi buồng trứng bị giảm. Vì thế, cần phải theo dõi những triệu chứng ở người cho trứng như: đau bụng từng cơn dữ dội ở vùng bụng dưới bên phải hoặc bên trái, kèm theo đó là nôn ói, tiêu chảy. Khắc phục tình trạng này bằng phương pháp nội soi tháo xoắn buồng trứng.
– Xuất huyết buồng trứng: Tình trạng này khá nghiêm trọng khiến chảy máu ở buồng trứng. Triệu chứng: người mệt mỏi, chóng mặt, xanh xao, đau bụng hoặc có thể đau lan lên vai. Biện pháp điều trị được áp dụng: dùng thuốc cầm máu, nếu không có hiệu quả thì bác sĩ sẽ tiến hành nội soi cầm máu buồng trứng.
– Xuất huyết bàng quang: Bị chảy máu ở bàng quang khiến người cho trứng sẽ bị tiểu đỏ. Điều trị: bác sĩ sẽ kê thuốc cầm máu và khuyến cáo uống nhiều nước. Nếu tình trạng bệnh tăng nặng thì có thể phải thực hiện súc rửa bàng quang.
– Quá kích buồng trứng: Tình trạng quá kích khiến hai buồng trứng to, xuất hiện dịch ở ổ bụng hay màng phổi,… Triệu chứng: khó thở, bí tiểu, nôn ói, đau bụng. Điều trị: bù dịch, uống nhiều nước, nặng hơn cần chọc hút dịch ổ bụng,…
6. Quan điểm sai lầm về việc cho nhận trứng thực hiện IVF
Xung quanh kỹ thuật xin trứng là IVF ở đâu, người cho trứng thường lo lắng có thể bị hết trứng và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này. Đây là một quan điểm sai lầm, bởi từ lúc sinh ra, mỗi phụ nữ đã có sẵn khoảng 2 triệu trứng, đến tuổi dậy thì và bắt đầu có thể mang thai thì phụ nữ còn khoảng 300.000 đến 400.000 trứng có thể sử dụng.
Đối với mỗi chu kỳ kinh nguyệt, dù bạn không thụ thai thì số lượng trứng trưởng thành vẫn bị rụng và thoái hóa và lại bắt đầu một chu kỳ mới và cứ thế lặp đi lặp lại ở những chu kỳ tiếp theo cho đến khi phụ nữ mãn kinh.
Khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm, các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc FSH để kích thích nhiều nang trong chu kỳ kinh nguyệt đó được chiêu mộ cùng phát triển thay vì để chúng bị thoái hoá và mất đi. Do đó, việc cho trứng để thụ tinh trong ống nghiệm không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này của người hiến trứng như nhiều người vẫn lầm tưởng.
Với những thông tin cung cấp của chúng tôi, bạn đã giải đáp được thắc mắc xin trứng làm IVF ở đâu rồi chứ? Vậy thì, đừng bỏ lỡ cơ hội để thực hiện thiên chức làm cha, làm mẹ của mình bằng cách đến các trung tâm y tế uy tín để tiến hành thực hiện kỹ thuật xin trứng thụ tinh nhân tạo này nhé!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!