Xăm môi có được ăn rau ngót không

1/ Xăm môi có được ăn rau ngót không?

Trước khi trả lời cho vấn đề này, bạn cần nắm rõ một vài nguyên tắc cơ bản khi xây dựng chế độ ăn uống sau phun xăm như sau:

  • Bù nước cho hoạt động trao đổi chất suôn sẻ, rút ngắn tốc độ hồi phục.
  • Thêm vitamin A, C, E sẽ hỗ trợ giảm viêm, tăng cường miễn dịch và hạn chế nhiễm trùng.
  • Bổ sung nhóm chất xơ, protein lành mạnh để hỗ trợ lưu thông máu thuận lợi, có ích cho quá trình tái tạo và chữa lành.

Dựa theo phân tích khoa học, trong khoảng 100g rau ngót có chứa 5,3gr protein, hơn 50% là chất xơ, vitamin cùng khoáng chất như: canxi, sắt, magie…

rau ngót

Ngoài ra, trong một số sách Đông Y: Cây bồ ngót là vị thuốc dân gian có tính mát, thanh nhiệt và hỗ trợ kháng viêm cực hiệu quả. Thậm chí, đây còn là loại dược liệu cầm máu rất tốt, giúp cho các chị em tránh khỏi tình trạng xuất huyết tại vùng da môi mới xăm.

Trong một vài nghiên cứu mới đây, rau ngót còn mang tác dụng làm mực xăm môi lên chuẩn màu hơn nhờ có các chất chống oxy hóa, ngăn ngừa nguy cơ bị thâm da, tụ máu.

Vì thế, cây rau ngót là một trong những “ứng cử viên” lý tưởng cho chế độ ăn uống sau khi phun xăm, vừa giúp cho môi lành nhanh chóng, vừa đảm bảo màu mực được như ý nguyện.

2/ Vài món ăn từ rau ngót bổ dưỡng cho người mới phun môi

Các cô nàng sau khi phun xăm có thể áp dụng một vài cách chế biến rau ngót dưới đây để làm menu ăn uống của mình trở nên phong phú hơn. Cụ thể là:

2.1/ Canh rau ngót nấu thịt băm

Cũng bởi vì bờ môi sau xăm sẽ bị sưng và căng nhẹ trong những ngày đầu tiên nên ăn thịt băm sẽ rất thuận tiện giúp da và cơ môi không phải chịu áp lực co giãn mạnh.

Hơn nữa, thịt nạc lợn còn là nguồn cung cấp protein để chữa trị vết thương do kim phun mực để lại. Vì đây là nguyên liệu không thể thiếu trong quá trình sản sinh tế bào mới.

Món canh này được cho là khá dễ ăn, vừa khẩu vị với nhiều người nên bạn hoàn toàn có thể thêm vào menu thường xuyên.

canh rau ngót

Nguyên liệu: 1-2 nắm rau ngót, 200gr thịt lợn băm, hành khô.

Cách chế biến:

  • Rửa sạch rau và vò nhẹ, để ráo nước.
  • Băm nhỏ hành và chiên với 1 thìa dầu đến khi thơm.
  • Cho rau vào đảo đều khoảng 15-20s cho tới khi săn lại.
  • Đổ khoảng 200-350ml nước vào nồi và đun, tắt bếp sau 1-2” và điều chỉnh gia vị cho vừa.

2.2/ Cháo yến mạch cá hồi rau ngót

Nếu như đã quá quen thuộc và nhàm chán với món canh, bạn có thể thay thế bằng cách nấu cháo yến mạch. Đây là lựa chọn khá thích hợp dành cho bữa sáng, đặc biệt với những cô nàng đang có kế hoạch giảm cân.

Các dưỡng chất trong yến mạch hỗ trợ gia tăng sản xuất hemoglobin, ngăn ngừa nguy cơ môi bị tái nhợt do thiếu máu, không lên đúng tone màu xăm. Nguy cơ môi nứt nẻ và khô ráp cũng sẽ được loại bỏ triệt để.

Cùng với đó, axit béo omega-3 trong cá hồi sẽ giúp giảm sưng viêm, tránh nguy cơ nhiễm trùng và bảo toàn dáng môi xinh đẹp như kỳ vọng.

nấu cháo với rau ngót

Nguyên liệu: 250gr rau ngót, 100gr yến mạch, 1 khúc cá hồi.

  • Sơ chế cá, ngâm với rượu + gừng hoặc sữa tươi để khử tanh rồi tách xương, băm thịt nhỏ.
  • Đun sôi 200-350ml nước, bỏ yến mạch vào khuấy đều.
  • Sau 5” cho cá vào ninh khoảng 10-15”, cuối cùng bỏ rau ngót vào và thêm gia vị.
  • Có thể thêm vào ít dầu oliu, tắt bếp sau 2-3” và thưởng thức món cháo ấm nóng.

2.3/ Bí ngòi xào rau ngót

Bí ngòi cũng là loại thực phẩm chứa rất nhiều chất xơ, vitamin A, C giúp ích cho quá trình khôi phục của da môi. Thế nên, việc kết hợp giữa bí ngòi với rau ngót sẽ mang đến cho bạn món ăn gấp đôi công hiệu chữa lành.

Ước tính hơn 90% quả bí ngòi xanh là nước, nên thực phẩm này có công hiệu cấp và giữ nước cho cơ thể, nhờ đó giúp môi không bị khô và duy trì độ bền màu, căng bóng tự nhiên.

Không những vậy, việc ăn 1-2 bữa bí xào rau ngót hằng tuần sẽ giúp tăng hiệu quả hấp thu và đào thải các chất trong đường ruột, từ đó đẩy nhanh tốc độ sửa chữa những vùng tổn thương.

rau ngót xào bí

Nguyên liệu: 1 quả bí ngòi, 200gr rau ngót, 2-3 nhánh tỏi.

Cách chế biến:

  • Gọt bí và rửa sạch, cắt lát mỏng để nhanh chín.
  • Phi tỏi thơm và đảo đều bí, có thể thêm ít nước làm mềm.
  • Khi bí đã chín (sau 7-10”), bỏ rau ngót vào xào cùng trong 2-3”.
  • Thêm gia vị vừa phải, không nên xào quá mặn, tắt bếp và thưởng thức.

3/ Những lưu ý khi ăn rau ngót sau khi xăm môi

Mặc dù, loại rau này khá lành tính nhưng bạn tuyệt đối không được chủ quan khi chế biến và sử dụng. Bởi nếu thực hiện sai cách sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ. Các lưu ý cần nhớ bao gồm:

3.1/ Người mất ngủ, còi xương không nên ăn rau ngót

Đã có rất nhiều trường hợp chị em gặp phải tình trạng khó ngủ do ăn quá 500gr rau ngót trong 1 bữa. Bởi khi lượng chất xơ vượt quá ngưỡng cần thiết (trên 25-38gr/ngày) sẽ khiến hệ tiêu hóa bị trì trệ, kéo theo nhiều hệ lụy như: khó tiêu, tuần hoàn kém, mất ngủ…

Đặc biệt là với những người có cơ địa nhạy cảm, chất lượng giấc ngủ dễ bị ảnh hưởng thì tốt nhất nên loại bỏ rau ngót ra khỏi khẩu phần ăn của mình.

ai không nên ăn rau ngót

Theo nhận định của các chuyên gia Viện Dinh dưỡng, trong lá cây bồ ngót có chứa hoạt chất glucocorticoid – “rào cản” của quá trình hấp thụ canxi và photpho.

Điều đó gây ra không ít sự bất lợi cho những người đang có vấn đề liên quan tới xương khớp. Vì thế, bạn cần hạn chế ăn các món chế biến từ rau ngót nhằm tránh làm bệnh tình chuyển biến xấu hơn.

3.2/ Không nên vò nát rau ngót

Những tinh chất quý giá trong rau ngót sẽ bị mất đi rất nhiều nếu bạn vò rau quá nát. Trong lúc nấu chín nhừ, vitamin A, C lại càng dễ bay hơi khiến cho món ăn không còn công dụng như ban đầu.

Đồng thời, các chị em cũng nên ăn ngay sau khi nấu, không để tồn đọng lại vào những bữa tiếp theo để đảm bảo cơ thể được hấp thụ tối đa dưỡng chất.

3.3/ Hạn chế nấu rau ngót với dầu mỡ

Rất nhiều người thường chủ quan trong việc sử dụng liều lượng dầu ăn khi chế biến, điều này tiềm ẩn khá nhiều nguy hại cho sức khỏe nói chung và quá trình lành lặn của môi nói riêng.

Theo cơ sở khoa học, dầu thực vật đã qua chiên rán khi đi vào cơ thể sẽ tác động xấu đến hệ tiêu hóa khiến cho quá trình phân giải, chuyển đổi chất dinh dưỡng trở nên chậm chạp hơn.

hạn chế dùng dầu mỡ

Tốc độ lưu thông máu để nuôi dưỡng các cơ quan cũng bị suy giảm nếu nồng độ lipid (chất béo) quá cao, khiến cơ thể khó tập trung vào việc chữa trị tế bào tổn thương.

Vì vậy, bạn cần chú ý sử dụng một lượng dầu vừa phải (<20gr/ngày) nhằm giúp da môi sớm khỏe lại như ban đầu.

Từ những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã tháo gỡ được khúc mắc “Xăm môi có được ăn rau ngót không?”. Qua đó, Kangnam tin rằng các chị em sẽ biết cách xây dựng chế độ ăn uống sao cho phù hợp nhất để chào đón dáng môi tươi trẻ quyến rũ.