9 lỗi Laptop không vào được WiFi và cách khắc phục 100% thành công

Chắc hẳn khi sử dụng máy tính xách tay bạn đã đôi lần gặp phải những lỗi về kết nối Wifi trên chiếc laptop của mình. Bài viết dưới đây thanhbinhpc.com sẽ tổng hợp những lỗi laptop không vào được WiFi bạn có thể gặp phải và cách khắc phục chúng nhanh nhất.

>>> Tổng hợp 14 cách khắc phục sự cố MẤT MẠNG WIFI cho laptop

>>> Tổng hợp 7 lỗi máy tính không vào được mạng và cách khắc phục

Video cách khắc phục lỗi Wifi trên Laptop

Trên hệ điều hành windows 7, windows 8 thi thoảng chúng ta gặp các vấn đề về wifi như máy tính không kết nối được wifi, hay laptop bắt được wifi nhưng không vào được mạng. Thông thường giải pháp đơn giản và đầu tiên bạn có thể nghĩ tới việc khởi động lại bộ phát wifi hoặc khởi động lại máy tính của bạn. Nếu không được thì bạn cần phải tìm hiểu kĩ hơn:

Nguyên nhân máy tính không nhận sóng Wifi?

nguyen nhan laptop khong bat duoc wifi

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra lỗi laptop không vào được wifi, một số lỗi thường gặp nhất ví dụ như:

– Chưa bật tính năng phát Wifi trên Laptop

– Máy tính chưa có driver Wifi hoặc driver Wifi đã cũ và hoạt động không được ổn định

– Nguyên nhân từ bộ Router, bộ phát wifi mà máy tính bạn đang lấy tín hiệu

– Đối với win 10, lỗi laptop không bắt được wifi win 10 do trước đó đã cài 1 phần mềm client VPN để cấu hình Fake địa chỉ IP, khiến Windows 10 hiểu nhầm là lỗi

– Do máy tính bị nhiễm virus

Một số lỗi cơ bản và cách khắc phục

1. Kiểm tra xem tính năng phát Wifi có bị tắt không?

Trước tiên, bạn hãy kiểm tra xem máy tính có bị tắt tính năng thu/bắt sóng Wifi không đã, mỗi loại máy tính sẽ có một vị trí khác nhau. Người dùng thường hay bỏ quên bước này và đinh ninh đó là lỗi laptop không vào được wifi

2. Khởi động lại máy tính trước khi làm các bước tiếp theo

Lý do thì có thể là máy tính hoạt động lâu nên dẫn đến lỗi, hoặc trong quá trình sử dụng Windows vô tình bị xung đột phần mềm, bị lỗi một file gì đó…

3. Biểu tượng Wifi có dấu x đỏ và cột sóng bị mờ

Lỗi này thường là do máy tính của bạn đang bị thiếu Driver Wifi, chính vì thế bạn cần phải cài đặt thêm driver thì máy tính mới có thể nhận được sóng Wifi.

4. Lỗi Wifi không hiển thị, khi bạn nhấn vào biểu tượng Wifi thì không hiện danh sách mạng

Nguyên nhân: Do trước đó bạn đã cài đặt một phần mềm VPN để cấu hình fake IP, dẫn đến việc hệ điều hành hiểu lầm là lỗi.

Cách khắc phục:

– Bước 1: nhấn chuột phải vào This PC => chọn Manager => chọn tiếp Device Manager => Network adapters => Wireless => Uninstall device

Tiếp theo nhấn chuột phải vào Network adapters / Scan for hardware changes để tự đồng cái mới Driver

– Bước 2: Khởi động lại máy tính

– Bước 3: Trường hợp xấu nếu như sau khi khởi động lại máy tính mà vẫn chưa được thì bạn hãy làm tiếp bước sau đây

Start => Run => gõ cmd => reg delete HKCRCLSID{988248f3-a1ad-49bf-9170-676cbbc36ba3} /va /f

Tiếp tục nhập lệnh netcfg -v -u dni_dne

Cuối cùng khởi động lại máy tính

laptop khong bat duoc wifi win 10

5. Tắt chế độ tiết kiệm pin khi sử dụng Wifi trên laptop (Save Power)

– Bước 1: Chuột phải vào biểu tượng mạng trên thanh Taskbar => Open Netwok and Sharing Center => Change adapter settings

– Bước 2 Nhấn chuột phải vào biểu tượng Wifi đang kết nối => chọn Properties

Tại dòng Client for Microsoft Networks => chọn Configure…

– Bước 3: Chuyển sang tab Power Management => tích bỏ dòng Allow the computer to turn off thí device to save power => nhấn Ok

lap top khong bat duoc wifi

6. Máy tính bị lỗi chấm than màu vàng

7. Lỗi mạng Wifi bị Limited

– Cách 1:Khởi động lại máy tính và kết nối lại

– Cách 2: Nhấn chuột phải vào tên mạng Wifi đang kết nối => chọn Forget this network để nhập lại mật khẩu

– Cách 3: Thiết lập lại địa chỉ IP tĩnh cho máy tính

– Cách 4: Khởi động lại TCP/IP

Start => Run => gõ cmd => netsh int ip reset | Enter => Reset lại máy tính

– Cách 5 Reset lại TCP/IP Autorunning

Start => Run => gõ cmd => netsh int tcp set heuristics disabled | Enter

=> netsh int tcp set global autotuninglevel=disabled | Enter

=> netsh int tcp set global rss=enabled | Enter

=> netsh int tcp show global | Enter

may tinh bi loi cham than mau vang

8. Do Router, bộ phát Wifi của bạn có vấn đề

Nguyên nhân lỗi laptop không vào được wifi cũng có thể là do bộ phát Wifi của bạn sử dụng lâu ngày dẫn đến lỗi, để khắc phục vấn đề này bạn hãy tắt Router đi khoảng 3 phút sau đó bật lại

9. Máy tính laptop không bắt được Wifi nhà mìnhcũng có thể là do virus gây ra

Nguyên nhân nữa là do virus, tham khảo cách diệt virus tại đây

10. Máy tính vẫn không bắt được Wifi thì phải làm thế nào

Trong trường hợp mà sau khi bạn đã cài Windows mới rồi, đã cài đặt driver đầy đủ hết rồi mà vẫn không được nữa thì khả năng cao là do card wifi có vấn đề rồi. Bạn nên mang ra ngoài cửa hàng để thợ người ta kiểm tra, sửa chữa và thay thế nhé.

Lỗi máy tính win 7 không bắt được wifi

Với lỗi laptop không vào được wifi trên windows 7 có thể do nhiều nguyên nhân gây ra vì thế để khắc phục cũng có nhiều cách khác nhau.

a. Cách thứ 01:

Bước 1: Chọn Start | Control Panel | Network and Internet | Network and Sharing Center | Change Adapter Settings

Bước 2: Kích phải chuột vào Local Area Connection | Chọn Properties | Chọn Configure | Chọn tab Advanced

Bước 3: Tích vào mục Network Address và thay đổi giá trị value bằng cách nhập 12 chữ số ngẫu nhiên (VD: AAAAAAA)

khac phuc may tinh khong vao ket noi duoc wifi tren win 7

Bước 4: Chọn OK.

b. Cách thứ 02:

Việc lỗi laptop không vào được wifi cũng có thể là do bạn đang dùng một số chương trình diệt virus. Dưới đây là các bước khắc phục lỗi wifi này khi dùng chương trình diệt virus AVG Internet Security 201x.

Bước 1: Chọn Start | Control Panel | Network and Internet | Network and Sharing Center | Change Adapter Settings

Bước 2: Kích phải chuột vào Local Area Connection | Chọn Properties | Chọn Configure

Bước 3: Bỏ chọn ở mục AVG network Fillter driver | Chọn OK.

cach bat wifi cho laptop win 7

c. Cách thứ 03:

Bước 1: Chọn Start | Run | Nhập Services.msc | Enter

Bước 2: Tìm đến Id_String2.6844F930_1628_4223_B5CC_5BB94B87 9.762 trong danh sách

Bước 3: Kích chuột phải chọn Properties | Chọn Disabled | Chọn STOP | Chọn Apply

khac phuc may tinh khong vao ket noi duoc wifi tren win 10

Bước 4: Khởi động lại

d. Cách thứ 04:

Để khắc phục lỗi laptop không vào được wifi trên win 7 bạn có thể khởi động lại dịch vụ Wireless Zero Configuration bằng cách: Chọn Start | Control Panel | Administrative Tools | chọn Services.

Hoặc bạn có thể sử dụng câu lệnh services.msc trong cửa sổ Run để tìm đến dịch vụ Wireless Zero Configuration và khởi động lại nó trong trường hợp nó chưa được khởi động.

e. Cách thứ 05:

Vơi cách này bạn cần áp dụng sau khi laptop đã tìm được một mạng để kết nối mới. Thông thường Windows 7 sẽ hiện ra một dòng thông báo cho phép bạn chọn cách mạng wifi kết nối hoạt động. Thay vì chọn Puplic thì bạn hãy chọn là Work Network nhé.

f. Cách thứ 06:

Nếu bạn đã thử cả 5 cách trên mà vẫn chưa khắc phục được lỗi laptop không vào được wifi thì hãy tiếp tục với cách dưới đây nha:

Bước 1: Chọn Run | Gõ CMD

Bước 2: Xuất hiện hộp thoại gõ Ipconfig /flushdns | Nhấn Enter

Bước 3: Gõ ipconfig / release | Nhấn Enter để xóa địa chỉ IP cũ

Bước 4: Gõ Ipconfig / renew | Nhấn Enter để xin cấp lại địa chỉ IP

dat lai dia chi ip tinh

Nếu như bạn đã thực hiện tất cả các cách trên mà vẫn không kết nối wifi được, thì bạn hãy thử gỡ driver và cài đặt lại, đồng thời kiểm tra xem thiết bị wireless của mình có bị hỏng hay không.

Cách khắc phục lỗi laptop không vào được wifi win 8/ Windows 8.1/ Windows 10:

Sau win 7 thì win 8 và win 8.1 được đông đảo người dùng ở Việt Nam đón nhận. Tuy nhiên có nhiều bạn gặp tình trạng lỗi laptop không vào được wifi sau khi cài đặt, mặc dù bạn đã cố gắng dùng mọi cách để khắc phục nó. Khi bạn kiểm tra trong phần Device manager thì không có thông báo thiếu drivers và khi cài lại bản Windows cũ tình trạng này hoàn toàn biến mất. Vậy, đâu là nguyên nhân của tình trạng này? Cách khắc phục chúng như thế nào?

Khắc phục lỗi máy tính không bắt được wifi win 8

a. Nguyên nhân win 8 không bắt được wifi:

Tất cả các máy tính xách tay đều có chế độ tắt wifi, do đó có thể bạn đang để laptop của mình ở trạng thái OFF và có thể bạn đang để máy trong chế độ Save Power nên dẫn đến tình trạng laptop không bắt được wifi win 8 . Bởi khi đó drivers mà bạn đang có nhồi nhét vào Laptop không tương thích da IP cấp cho máy chạm bị xung đột vì máy đang ở chế độ máy bay.

b. Để khắc phục tình trạng lỗi laptop không vào được wifi trên win 8 bạn cần thực hiện các bước như sau:

– Bật lại Wifi trên laptop hoặc tắt chế độ tiết kiệm Pin của laptop.

– Tắt bật lại Router Wifi trong khoảng 10 phút (nếu có thể bạn nên cấu hình lại luôn cho router wifi).

* Khắc phục lỗi laptop không vào được wifi đối với chế độ máy bay của hệ điểu hành Windows 8.1, bạn cần cài đặt lại Drivers tương thích của máy tính với hệ điều hành Windows 8.1, bạn có thể truy cập vào trang chủ của hãng (hãng laptop của bạn) rồi tải bộ Drivers chuẩn về và tiến hành cài đặt.

* Các thao tác khả đơn giản để tắt chế độ tiết kiệm Pin trên máy tính Laptop

Bước 1: Kích chuột phải vào biểu tượng kết nối wifi ở góc dưới bên phải màn hình | chọn Open Network and Sharing Center | Chọn Change Adapter Settings.

Bước 2: Kích phải chuột vào Local Area Connection | Chọn Properties | Chọn Configure

Bước 3: Chọn tab Power Management và bỏ dấu check ở mục Allow the computer to turn off this device to save power.

Bước 4: Nhấn chọn OK.

laptop khong bat duoc wifi win 8

Một số mẹo giúp kích sóng wifi hiệu quả

Xác định lại vị trí thích hợp để đặt Modern

Nơi lý tưởng cho chiếc Modem của bạn là những ở vị trí mở, thoáng đãng và tránh xa các thiết bị kim loại hoặc điện tử

Thay đổi kênh tín hiệu Wifi

Nếu như mạng Wi-Fi của bạn đang bị xung đột với mạng khác, nó có thể làm nhiễu và giảm tín hiệu Wi-Fi của bạn. Để khắc phục điều này, bạn cần thay đổi kênh Wi-Fi của mình trong trang cấu hình của router. Bạn có thể chuyển qua các kênh có ít sự xung đột nhất, hoặc các kênh không có mạng Wi-Fi nào sử dụng

Trang bị thêm Repeater – Thiết bị lặp tín hiệu

Bạn sẽ cần phải sử dụng một router thứ hai như là một điểm truy cập để mở rộng phạm vi của mạng.

Nếu bạn có một bộ định tuyến dự phòng thì chỉ cần vài bước cài đặt đơn giản như: Cắm router thứ hai vào cổng LAN của router chính và chạy tiện ích thiết lập của nó (thiết lập địa chỉ netmask, gateway, và SSID của router thứ 2 giống với router chính) và tắt DHCP ở router thứ 2

Thay ăng-ten của modern

Bạn có thể gỡ bỏ ăng-ten hiện tại và thay thế bằng loại ăng-ten HGA đẳng hướng. Loại ăng ten này tập trung năng lượng và truyền thẳng tới một vị trí nhất định. Cơ chế hoạt động loại ăng-ten thích hợp với các nhiệm vụ không gian. Tuy nhiên, bạn cần kiểm tra xem modem có hỗ trợ cổng cắm có thể tháo rời được hay không.

Cập nhật ngay Firmware

Cách dễ nhất để cải thiện hiệu suất của router bằng cách đảm bảo firmware và driver của nó luôn được cập nhật. Bạn nên thường xuyên kiểm tra trang web của nhà sản xuất để tải về các bản cập nhật nhằm đảm bảo cho router luôn trong điều kiện vận hành tốt nhất.

Thử tập trung tín hiệu bằng vỏ lon bia

Cách làm khá đơn giản, bạn dùng kéo để cắt vỏ lon bia sao cho trông giống như một đĩa radar. Lật úp miệng vỏ bia vừa cắt qua cái ăng-ten của router và cố định nó lại bằng một chút băng dính, nhớ xoay hướng của parabol về phía cần phát đi xa nhất

Chọn cách đặt ăng-ten router thích hợp

Chỉnh ăng-ten hướng lên trên để để bắt sóng theo chiều ngang tốt hơn hoặc đặt ăng-ten hướng sang ngang để bắt sóng theo chiều dọc tốt hơn.

Đặt router ở vị trí có ít người

Dĩ nhiên bạn muốn có sóng Wi-Fi tốt tại những căn phòng mọi người thường tập trung sinh hoạt trong nhà nhưng tất cả những người đó đều khiến tốc độ Internet bị chậm.

Trên đây là tổng hợp một số lỗi laptop không vào được wifi và cách khắc phục của thanhbinhpc.com gửi đến các bạn. Hy vọng với những gợi ý về cách khắc phục trên đây sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình sử dụng laptop.

XEM THÊM:

>>> Tổng hợp 7 cách khắc phục lỗi dns trên máy tính mới nhất

>>> Hướng dẫn khắc phục lỗi Proxy trên máy tính thành công 100%

>>> Tổng hợp 7 cách khắc phục tình trạng máy tính vào mạng báo lỗi ssl mới nhất

>>> Hướng dẫn khắc phục lỗi máy tính bị lỗi UNIDENTIFIED NETWORK vào được mạng ngay