Nhiều người có ý định đeo vòng dâu tằm cho trẻ để trừ trà ma và trấn áp âm khí nhưng lo ngại không biết Liệu vòng dâu tằm có làm mất sữa hay không?. Nếu đang băn khoăn về vấn đề này, mẹ bỉm nên tham khảo bài viết để được giải đáp và có thêm kinh nghiệm khi đeo vòng dâu tằm cho bé.
Vòng dâu tằm có làm mất sữa không?
Vòng dâu tằm thường được sử dụng cho trẻ sơ sinh đến khi đã trẻ đã cứng cáp và dạn dĩ. Theo quan niệm dân gian, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhẹ vía nên hay giật mình và quấy khóc vào ban đêm. Ngoài ra, trẻ còn dễ bị ma quỷ quấy rầy gây mệt mỏi, ăn uống kém và đổ mồ hôi trộm.
Tương truyền, cành cây dâu tằm được sử dụng để bắt ma, dọa quỷ nên các bà, các mẹ thường sử dụng cành dâu đem phơi khô, cắt đoạn và dùng chỉ luồn qua làm vòng đeo cho trẻ nhỏ. Cành dâu tằm thuộc tính Dương có thể lấn át âm khí, bảo vệ trẻ nhỏ khỏi tà khí, ma quỷ và hỗ trợ trừ vong âm theo. Ngoài ra, vòng tay dâu tằm còn mang ý nghĩa cầu may mắn, bình an, mong trẻ ăn ngon và phát triển khỏe mạnh.
Tuy nhiên, nhiều mẹ bỉm nhận thấy từ khi trẻ đeo vòng dâu tằm mẹ có hiện tượng tắc tia sữa. Do đó không ít người băn khoăn về vấn đề “Vòng dâu tằm có làm mất sữa không?”.
Trong y học cổ truyền, các bộ phận của cây dâu tằm đều có tác dụng chữa bệnh. Trong đó, cành dâu có vị đắng, tính bình, tác dụng thông kinh lạc, ho hen, lợi tiểu, cải thiện cao huyết áp và tiểu đường. Tuy nhiên, mủ nhựa từ cành non có thể gây ra hiện tượng mất sữa. Đây là lý do vì sao nhiều người e ngại về tình trạng mẹ mất sữa khi con đeo vòng tay dâu tằm.
Dưới góc độ y học, các chuyên gia nhận thấy, các axit amin tự do trong cành tươi của cây dâu tằm như sarcosine, acid perchloric, leucine, phenylalanine, alanine,… có thể gây ra tình trạng mất sữa. Khi trẻ đeo vòng tay dâu tằm, các loại axit amin này sẽ hấp thu thông qua tuyến mồ hôi của mẹ.
Tuy nhiên, các loại axit amin gây mất sữa chỉ tồn tại trong cành tươi của cây dâu tằm. Trong khi đó, vòng dâu tằm được làm từ cành phơi khô nên hoàn toàn không gây ra hiện tượng này. Tình trạng mất sữa khi trẻ đeo vòng dâu tằm có thể xảy ra một cách vô tình do nhiều nguyên nhân như mẹ bị căng thẳng, nóng trong người, thói quen uống ít nước, chế độ ăn nghèo chất xơ, thiếu dinh dưỡng,…
Hướng dẫn đeo vòng dâu tằm đúng cách để tránh mất sữa
Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi. Chính vì vậy, mẹ bỉm nên cho trẻ đeo vòng dâu tằm đúng cách để tránh tình trạng tắc tia sữa. Đồng thời giúp vòng dâu tằm phát huy tác dụng đầy đủ, từ đó bảo vệ trẻ khỏi tà khí, ngủ ngon và phát triển khỏe mạnh.
1. Sử dụng gỗ dâu tằm đã được phơi khô hoàn toàn
Cành và thân cây dâu tằm có chứa mủ gây mất sữa. Do đó trước khi làm vòng dâu tằm cho bé, mẹ nên phơi khô cành dưới ánh nắng trong khoảng vài ngày. Sau đó, cạo bỏ vỏ, cắt khúc và dùng chỉ xâu các hạt lại thành vòng.
Gỗ dâu tằm khô hoàn toàn không chứa các loại axit amin gây mất sữa nên mẹ có thể an tâm sử dụng cho trẻ. Vòng dâu tằm tự tay các mẹ và các bà làm còn là cách để truyền đạt tình yêu thương với trẻ. Cầu mong trẻ luôn được bình an, khỏe mạnh và ngoan ngoãn.
2. Đeo vòng dâu tằm theo cặp
Một lưu ý mà mẹ bỉm cần chú ý khi đeo vòng dâu tằm cho bé là cần phải đeo theo cặp để đảm bảo tác dụng. Nên đeo 1 vòng ở tay kèm với 1 vòng ở chân hoặc đeo ở cổ. Đeo đầy đủ 2 vòng mới có thể bảo vệ trẻ khỏi âm khí và tà ma giúp trẻ ăn khỏe, ngủ ngon, tránh tình trạng đổ mồ hôi trộm, hay quấy khóc và giật mình vào ban đêm – nhất là trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Trẻ dưới 1 tuổi cũng dễ quấy khóc khi có người thân đến chơi do người lớn thường nặng vía. Đeo vòng dâu tằm sẽ giúp trẻ ít quấy khóc, vui vẻ và khỏe mạnh hơn. Mẹ cũng có thể thêm các hạt bạc kết hợp với hạt gỗ dâu tằm để giúp trẻ tránh gió và giảm tình trạng bị ốm vặt.
3. Tránh kết hợp với các vòng tay phong thủy khác
Tác dụng của vòng gỗ dâu tằm là trừ âm khí và tránh vong hồn quấy phá trẻ nhỏ. Để tăng hiệu quả, nhiều mẹ bỉm cho trẻ sử dụng nhiều loại vòng phong thủy khác nhau. Tuy nhiên, việc kết hợp nhiều vòng phong thủy có thể gây cản trở nguồn năng lượng của các loại gỗ và hạt đá, từ đó làm giảm hiệu quả trừ vong hồn, tà khí của vòng dâu tằm.
Hơn nữa, các loại gỗ chứa nhiều tinh dầu và hạt đá có thể khiến làn da mỏng manh của trẻ bị dị ứng, kích ứng. Chính vì vậy, mẹ bỉm chỉ nên cho trẻ sơ sinh đeo vòng dâu tằm. Khi trẻ lớn hơn, có thể làm những chiếc vòng dâu tằm kết hợp với charm bạc để tránh gió độc. Tuyệt đối không cho trẻ đeo quá nhiều vòng phong thủy, đặc biệt là những loại vòng đá nặng khiến trẻ khó chịu và quấy khóc.
4. Thay vòng dâu tằm định kỳ
Vòng dâu tằm tự làm thường không được sấy khô và khử khuẩn bằng thiết bị chuyên dụng nên chỉ sử dụng được trong khoảng 3 tháng. Sau thời gian này, mẹ nên bỏ vòng cũ và làm lại vòng mới cho trẻ để đảm bảo hiệu quả.
Ngoài ra, các loại vòng dâu tằm tự làm thường không được mài bóng nên dễ bám bụi bẩn sau một thời gian sử dụng. Nếu không thay thế, vòng tay có thể là vật trung gian lây nhiễm các loại nấm mốc, virus và vi khuẩn cho trẻ.
Vòng dâu tằm thường được sử dụng kể cả khi trẻ tắm. Do đó, thỉnh thoảng mẹ nên đem vòng phơi nắng trong 30 – 60 phút để diệt khuẩn. Hơn nữa dưới tác động của ánh nắng, gỗ dâu tằm sẽ hiện lên màu vàng trắng rất đẹp, không bị ẩm mốc và có mùi gỗ nhẹ nhàng, thư giãn.
5. Chọn mua vòng dâu tằm ở những nơi uy tín
Thực tế, không phải ai cũng có thể tự tay làm vòng gỗ dâu tằm cho trẻ do nguyên liệu tương đối khó tìm ở các thành phố. Trong trường hợp này, mẹ bỉm có thể chọn mua vòng dâu tằm cho bé ở những cơ sở uy tín.
Đối với vòng dâu tằm được sản xuất bài bản, các cơ sở đều sử dụng gỗ dâu đã già và sấy khô hoàn toàn nên không gây ra hiện tượng mất sữa. Hơn nữa, vòng dâu tằm cũng được mài nhẵn bóng nên ít bám bụi vải và không bị bẩn sau một thời gian dài sử dụng như vòng gỗ tự làm.
Các loại vòng dâu tằm được sản xuất chuyên nghiệp có thể sử dụng lâu dài. Thỉnh thoảng, mẹ chỉ cần làm sạch vòng bằng khăn ẩm và phơi nắng trong 30 phút là được. Ngoài những mẫu vòng đơn giản, vòng dâu tằm còn được kết hợp thêm charm bạc được chế tác tinh xảo giúp tăng tính thẩm mỹ và bảo vệ trẻ khỏi gió độc.
Các mẫu vòng dâu tằm có mẫu mã tinh tế còn là món quà thích hợp để bố mẹ, ông bà tặng cho trẻ nhỏ khi mới chào đời với mong muốn con luôn được khỏe mạnh và bình an.
Từ những thông tin trong bài viết, hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ thắc mắc “Vòng dâu tằm có làm mất sữa hay không?” và cách dùng đúng để hạn chế hiện tượng này. Nếu gặp phải tình trạng tắc tia sữa, mất sữa,… mặc dù đã sử dụng vòng dâu tằm đúng cách, mẹ bỉm nên điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt để cải thiện và chủ động tìm gặp tìm gặp bác sĩ trong trường hợp cần thiết.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!