Vì sao cần phải bảo vệ môi trường biển?
1. Môi trường biển là gì?
Mặc dù môi trường biển là đối tượng điều chỉnh của nhiều điều ước quốc tế khác nhau, tuy nhiên, cho đến hiện nay, thuật ngữ “môi trường biển” không được định nghĩa hoặc giải thích thống nhất trong khoa học pháp lý cũng như trong pháp luật quốc tế và các văn kiện quốc tế khác.
Theo nghĩa hẹp, môi trường biển được tiếp cận theo quan niệm pháp lý truyền thống là các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của một quốc gia. Vì vậy, theo PGS.TS. Nguyễn Hồng Thao, môi trường biển “là một vùng của biển, đại dương trải rộng từ bờ biển và các hải đảo cho tới ranh giới trên biển được thỏa thuận hoặc tới giới hạn 200 hải lý của vùng đặc quyền kinh tế hoặc tới ranh giới ngoài cùng của thềm lục địa của quốc gia đó”. Tuy nhiên, quan niệm pháp lý truyền thống về môi trường biển chủ yếu xác định khoảng không gian thẩm quyền của các quốc gia đối với các vùng biển trong đó có thẩm quyền quản lý các hoạt động và xét xử hành vi vi phạm.
Phân tích khái niệm về ô nhiễm môi trường biển tại Điều 1 khoản 4 Công ước luật biển năm 1982, có thể thấy, môi trường biển được tiếp cận dưới góc độ môi trường nói chung, mang tính tổng thể và được hiểu theo nghĩa khá rộng, bao gồm các hình thái vật chất cụ thể như cửa sông, nguồn lợi sinh vật, hệ động, thực vật và nước biển với chất lượng đảm bảo cũng như cảnh quan biển. Như vậy, quan niệm về môi trường biển đã tiếp thu quan điểm hiện đại về môi trường trong đó không chỉ xem xét môi trường dưới góc độ các thành phần môi trường mà còn tiếp cận trên cơ sở giá trị của các thành phần này.
Mặc dù còn có những quan điểm khác nhau về môi trường biển, khái niệm về môi trường biển tại Nguyên tắc 17 Chương trình nghị sự 21 là một khái niệm khá hợp lý, phù hợp với nhận thức hiện tại của con người về môi trường. Theo đó, môi trường biển được định nghĩa “là vùng bao gồm các đại dương, các biển và các vùng ven biển tạo thành một tổng thể, một phần cơ bản của hệ thống duy trì cuộc sống toàn cầu và là tài sản hữu ích tạo cơ hội cho sự phát triển bền vững’’’.
2. Đặc điểm của môi trường biển
Khái niệm này chỉ ra hai đặc điểm của môi trường biển:
(i) là một khoảng không gian, một phần của trái đất bao gồm nước biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của các đại dương, các biển, các vùng ven biển tạo thành một thể thống nhất, có mối quan hệ tương tác;
(ii) chức năng, giá trị quan trọng của môi trường biển là duy trì sự sống toàn cầu cũng như là nguồn tài nguyên quý giá để bảo đảm phát triển bền vững. Tuy nhiên, khái niệm này không chỉ rõ các thành phần của biển bao gồm toàn bộ cơ thể sống, các loài động, thực vật và hệ sinh thái, cảnh quan và tài nguyên phi sinh vật được tìm thấy trong các vùng biển này.
Để đưa -ra khái niệm môi trường biển, cần có quan điểm tiếp cận tổng thể trên cơ sở nguyên tắc phát triển bền vững của môi trường nói chung cũng như đặc trưng của biển từ góc độ địa – vật lý và hóa học. Với luận giải như vậy, môi trường biển có thể được định nghĩa:
“Môi trường biển là một bộ phận không gian trái đất bao gồm các vùng nước biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển có tính chất vật lý, hóa học đặc trưng và các tài nguyên sinh vật, hệ sinh thái, cảnh quan và phi sinh vật có môi trường sống hoặc tồn tại ở đó cùng với các yếu tố vật chất, phi vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động tương hỗ tạo thành một tổng thể nhằm duy trì sự sống toàn cầu và bảo đảm phát triển bền vững đối với con người và sinh vật biển.
3. Ô nhiễm môi trường biển là gì?
Theo Điều 1 Khoản 4 Công ước luật biển năm 1982, ô nhiễm môi trường biển được định nghĩa là “việc con người trực tiếp hoặc gián tiếp đưa các chất liệu hoặc năng lượng vào môi trường biển, bao gồm cả các cửa sông, khi việc đó gây ra hoặc có thể gây ra những tác hại như gây tổn hại đến nguồn lợi sinh vật, và đến hệ động vật và hệ thực vật biển, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, gây trở ngại cho các hoạt động ở biển, kể cả việc đánh bắt hải sản và các việc sử dụng biển một cách hợp pháp khác, làm biển đối chất lượng nước biển về phương diện sử dụng nó và giảm sút các giá trị mĩ quan của biển”
Có thể nói, định nghĩa này của Công ước là một định nghĩa khá toàn diện về ô nhiễm môi trường biển, trong đó đã chỉ ra một số đặc trưng của ô nhiễm môi trường biển:
Thứ nhất, ô nhiễm môi trường biển là hành vi đưa các chất liệu hoặc năng lượng vào môi trường biển, gây ra các tác động xấu. Đối tượng mà ô nhiễm gây tác động xấu không chỉ là chất lượng nước biển như quan niệm thông thường về biển mà còn là các tài nguyên sinh vật biển cũng như sức khỏe con người.
Thứ hai, chủ thể gây ô nhiễm chính là con người, gián tiếp hoặc trực tiếp thực hiện hành vi như xả thải ra biển, chặt phá rừng phòng hộ ven biển… Trong Luật quốc tế, các chủ thể gây ô nhiễm (quốc gia và các chủ thể khác) sẽ chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế và phải bồi thường thiệt hại.
Thứ ba, phạm vi các hành vi gây ô nhiễm không chỉ bao gồm các hành vi gây tác hại tới môi trường biển tại thời điểm hiện hành mà còn bao gồm các hành vi gây ô nhiễm trong tương lai thể hiện ở thuật ngữ “có thể gây tác hại”. Sự tiếp nhận quan điểm “phát triển bền vững” trong khái niệm này thể hiện rất rõ cách thức tiếp cận phòng ngừa đối với các nguồn ô nhiễm của Công ước.
Quan niệm về ô nhiễm môi trường biển trong Công ước luật biển năm 1982 bao trùm các hành vi gây ô nhiễm hiện tại và tương lai; kể cả các hành vi sử dụng biển hợp pháp gây ô nhiễm. Tuy nhiên, khái niệm môi trường biển trong Công ước chỉ giới hạn điều chỉnh các hành vi gây ô nhiễm do con người trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra mà không điều chỉnh vấn đề ô nhiễm môi trường biển do tác động của tự nhiên như động đất, sóng thần… Mặc dù vậy, cách tiếp cận này dường như khá hợp lý khi xem xét vấn đề ô nhiễm môi trường trong mối quan hệ với các hoạt động của con người.
4. Vì sao cần phải bảo vệ môi trường biển?
– Biển nước ta đang bị suy giảm tài nguyên và ô nhiểm môi trường biển, đảo (diện tích rừng ngập mặn giảm nhanh; nguồn lợi hải sản giảm đáng kể, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng (cá mòi, cá cháy); các loài cá quý (cá thu….) có kích thước ngày càng nhỏ.
– Bảo vệ môi trường biển nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật biển; nâng cao chất lượng của các khu du lich biển.
– Biển mang lại rất nhiều thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế (đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, du lịch biển, dịch vụ, thương mại đường biển, các ngành khai thác khoáng sản,…), do đó, để đảm bảo các lợi ích lâu dài và bền vững, cần phải bảo vệ môi trường biển. Môi trường biển nếu bị ô nhiễm có thể gây ra những hệ quả cho khu vực khác.
– Biển là một phần chủ quyền thiêng liêng, cần phải bảo vệ và phát triển nó.
– Biển còn là nơi cư trú của rất nhiều loài sinh vật, bao gồm cả con người nên bảo vệ môi trường biển là vấn đề cấp bách và sống còn.
5. Quy định về bảo vệ môi trường biển
Mặc dù thuật ngữ bảo vệ môi trường biển được sử dụng rẩt rộng rãi trong pháp luật quốc tế cũng như khoa học pháp lý quốc tế, cho tới nay, chưa có một định nghĩa rõ ràng. Theo PGS.TS. Nguyễn Hồng Thao, tiếp cận trên quan điểm hiện đại phát triển bền vững về bảo vệ môi trường, bảo vệ môi trường biển được giải thích là “việc ngăn chặn ảnh hưởng tiêu cực của các hoạt động của con người và của tự nhiên đến môi trường biển, làm ô nhiễm và suy thoái môi trường biển”.
Định nghĩa trên đã chỉ ra :
Thứ nhất, Bản chất của bảo vệ môi trường là ngăn chặn các ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường biển, cụ thể hoạt động gây ô nhiễm và suy thoái môi trường biển;
Thứ hai, hoạt động gây ô nhiễm có nguyên nhân bắt nguồn từ con người hoặc do tự nhiên. Tuy nhiên, tác giả không đề cập đến cơ chế trong đó gồm cách thức, biện pháp để ngăn chặn các ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường biển.
Từ góc độ là hành vi của chủ thể Luật quốc tế, bảo vệ môi trường biển có thể định nghĩa “là hoạt động của chủ thể Luật quốc tế trên cơ sở các nguyên tắc và quy phạm Luật quẻc tế, thông qua phương thức riêng lẻ hoặc tập thể, sử dụng các công cụ, biện pháp để bảo tồn và phát triển các tài nguyên sinh vật và phi sinh vật, hệ sinh thái, bảo vệ cảnh quan và chất lượng nước khỏi các nguồn ô nhiễm môi trường biển do con người trực tiếp hoặc giản tiếp gây ra nhằm mục đích phát triển bền vững vì lợi ích của mỗi quốc gia, khu vực và cộng đồng”.
Với cách tiếp cận chỉ giới hạn trong các hành vi gây ô nhiễm do con người và ưu tiên, tập trung đề cập những vấn đề nổi cộm nhất, trong chương này chỉ đề cập đến hai bộ phận pháp luật quan trọng là pháp luật về bảo vệ đa dạng sinh học và kiểm soát ô nhiễm môi trường biển.
✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc ✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình ✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn ✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật ✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác ✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!