Tình nguyện viên trong mô hình Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau, ngoài những phẩm chất như lòng yêu thương con người, tính trung thực, thật thà, kiên trì, chịu thương, chịu khó, cần có những kỹ năng như: giao tiếp, thu thập và xử lý thông tin, lập kế hoạch, vận động thuyết phục.<?xml:namespace prefix=”o” ns=”urn:schemas-microsoft-com:office:office”?>
Kỹ năng giao tiếp: Có nhiều loại kỹ năng giao tiếp như kỹ năng lắng nghe, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng chia sẻ, đồng cảm,… Thái độ đồng cảm sẻ chia được thể hiện không chỉ bằng giọng nói chân tình, thân thương mà bằng cả cử chỉ ân cần, dịu dàng, bằng hành động như ngồi gần gũi thân tình, không ngại bẩn thỉu hôi hám, nắm tay xoa vuốt nhẹ nhàng làm cho người được chăm sóc giảm tâm lý tự ti, né tránh. Tình nguyện viên nên đặt câu hỏi “mở” nhằm khơi gợi để người được hỗ trợ có thể giải bày, tâm tình. Nếu người được hỗ trợ là người cao tuổi, thì họ hay nói dông dài, phải biết kiên trì lắng nghe và thỉnh thoảng cũng nên xen kẽ câu hỏi “đóng” để có thể thu thập được nhiều thông tin. Tránh thái độ tò mò, tránh những vấn đề nhạy cảm dễ gây tổn thương cho người được chăm sóc. Những câu hỏi đặt ra phải thể hiện được thiện ý của tình nguyện viên là để giúp cho người được chăm sóc được sống tốt hơn và an toàn hơn. Ngoài ra, tình nguyện viên cần phải biết lắng nghe, không chỉ bằng tai mà bằng cả trái tim với thái độ và cử chỉ đồng cảm để gợi cho người được hỗ trợ sẵn sàng bộc bạch nỗi niềm, nguyện vọng của mình. Đối với người được hỗ trợ là người cao tuổi, nói chuyện có thể dông dài, không mạch lạc, nhắc đi nhắc lại cùng một ý, người nghe phải biết kiên trì chờ đợi, không nôn nóng, không ngắt lời vội vàng. Bình tĩnh, ân cần lắng nghe cũng là một cách sẻ chia niềm vui, nỗi buồn khổ của người được hỗ trợ.<?xml:namespace prefix=”o” ns=”urn:schemas-microsoft-com:office:office”?>
Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin: Tình nguyện viên thu thập thông tin về đối tượng mình muốn giúp đỡ bằng cách: nghe đối tượng tâm sự, kể chuyện, hỏi thêm thông tin qua người thân, họ hàng, láng giềng, cán bộ địa phương; thu thập thông tin qua báo, đài qua sách vở để học hỏi thêm những phương cách giúp đỡ người bất hạnh ở các địa phương khác, rút kinh nghiệm để vận dụng vào công việc của mình; thường xuyên đọc sách và tài liệu được cung cấp trong các lớp tập huấn nhiều lần để hiểu sâu, nhớ kỹ những kiến thức cần thiết nhằm ứng dụng cho công việc của mình và giúp ích cho bản thân; ngoài ra, cần thu thập thêm thông tin trên sách, báo để nắm bắt được các chính sách, quyền lợi người được hỗ trợ có thể được hưởng để phối hợp với Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ vận dụng, hướng dẫn họ làm các thủ tục cần thiết để thụ hưởng các quyền lợi phù hợp.
Kỹ năng lập kế hoạch: Đây là cách thức tình nguyện viên chuẩn bị để thực hiện mục tiêu đề ra bằng những giải pháp thích hợp nhằm giúp người được hỗ trợ nâng cao đời sống một cách tốt nhất. Muốn lập được một kế hoạch khả thi, tình nguyện viên cần chú ý các yếu tố: Xác định mục tiêu phù hợp với điều kiện thời gian và năng lực của mình. Đây là hoạt động ngoài giờ, làm thêm nên phải sắp xếp hợp lý, lồng ghép để vừa có thể làm tốt việc nhà, vừa đóng góp cho xã hội. Sau khi đã nắm được thực trạng của đối tượng mình nhận chăm sóc, xuất phát từ nguyện vọng của người được hỗ trợ, tình nguyện viên lần lượt giải quyết từng vấn đề như: đưa đi khám sức khỏe, dọn dẹp nhà cửa, đến bầu bạn, tâm sự giúp người được hỗ trợ đỡ cô đơn, buồn tủi,… Để thực hiện những mục tiêu và nội dung của kế hoạch, tình nguyện viên phải cùng Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ xem xét các nguồn lực về con người, về phương tiện, dụng cụ và cả về ngân sách, tài chính để có thể huy động phục vụ, trợ giúp cho kế hoạch chăm sóc tại nhà. Trong khi lập kế hoạch, tình nguyện viên cần lường trước những khó khăn trở ngại khi thực hiện kế hoạch do mình vạch ra như: những khó khăn do thời tiết, khí hậu gây ra, giải quyết những phong tục, tập quán của địa phương, sự phản đối của thành viên gia đình ở một số trường hợp,… Khi đã có bản dự thảo kế hoạch hỗ trợ, tình nguyện viên nên trao đổi trực tiếp với người được hỗ trợ và người thân của họ (nếu có) để họ đóng góp thêm ý kiến và tạo nên sự đồng thuận. Sau đó, tình nguyện viên sẽ trao đổi trong nhóm tình nguyện viên và Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ để xin ý kiến bổ sung và làm cho bản kế hoạch có thêm tính khả thi.
Kỹ năng vận động, thuyết phục: Vận động, thuyết phục là làm cho người nghe thấy vấn đề mình đặt ra là đúng, là hay mà sẵn sàng ủng hộ, nghe theo, làm theo, sẵn sàng giúp đỡ. Thuyết phục đối tượng được giúp đỡ để họ nói lên những khó khăn, vướng mắc, tâm sự nguyện vọng của họ để tình nguyện viên có thể tìm cách giúp đỡ, giúp họ cải thiện, giữ gìn sức khỏe, nâng cao đời sống. Tình nguyện viên có kỹ năng vận động thuyết phục giỏi, khi bắt gặp cơ hội sẽ dễ dàng tìm được nguồn tài lực, vật lực để giúp người được hỗ trợ một cách hiệu quả nhất.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!