Người bệnh tiểu đường có nên uống bia rượu không?

Người bệnh tiểu đường có nên uống rượu bia không? Uống rượu bia như thế nào để đảm bảo ổn định chỉ số đường huyết? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin cần thiết cho người bệnh tiểu đường khi sử dụng rượu bia.

Người bệnh tiểu đường có nên uống bia không?

Rượu, bia ức chế hình thành glycogen ở gan và có thể làm hạ đường huyết ở bệnh nhân đang dùng insulin hoặc thuốc làm hạ đường huyết. Loại rượu có đường có thể làm tăng đường huyết. Vì vậy, nếu người bị bệnh tiểu đường uống nhiều rượu bia sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, làm bênh nặng thêm..

Người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể uống rượu bia. Tuy nhiên cần biết uống đúng cách, uống điều độ và cần phải đảm bảo có thể kiểm soát được chỉ số đường huyết sau khi sử dụng các chất có cồn.

Người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể uống rượu bia nhưng có liều lượng hợp lí

Người bệnh tiểu đường tốt nhất là nên uống loại rượu vang nguyên chất. Theo nhiều nghiên cứu, việc uống rượu vang với số lượng vừa phải có tác dụng ổn định mỡ máu và bảo vệ hệ tim mạch. Tuy nhiên, người bệnh cần phải cân nhắc đến những tác hại của rượu – bia:

Người bệnh tiểu đường nên uống rượu bia khi nào?

Thỉnh thoảng người bệnh tiểu đường có thể uống nhưng lượng uống tối đa mỗi ngày khoảng: 360ml hoặc 150ml rượu vang (#10o) hoặc 40ml rượu mạnh như vodka, whiskey, cognac(# 40o).

Theo khuyến cáo của Hiệp Hội Tiểu đường Mỹ, người mắc bệnh tiểu đường chỉ nên uống tối đa 1-2 cốc nhỏ mỗi ngày; tốt nhất là 1 cốc vào bữa ăn tối. Bạn có thể pha rượu mạnh với nước lọc, nước suối, soda cho rượu loãng hơn, dễ uống và hạn chế lượng rượu nạp vào cơ thể. Nếu có thể, nên thay rượu bằng bia hoặc các loại đồ uống không có cồn vẫn là tốt nhất.

Điều quan trọng nhất là người bệnh tiểu đường phải luôn kiểm tra chỉ số đường huyết của mình sau khi sử dụng rượu bia để có thể đảm bảo mức đường huyết luôn ở trong mức ổn định, tránh các biến chứng tiểu đường do tăng đường huyết bởi rượu bia gây ra.

Khi nào người bệnh tiểu đừơng không nên uống rượu bia?

Khi tập thể dục thể thao, nếu ra nhiều mồ hôi, người bệnh tiểu đường không nên dùng các loại đồ uống có cồn, vì thức uống có cồn không thể bổ sung lượng dịch bị mất. Không uống rượu hoặc bia sau khi tập luyện hoặc làm việc nặng.

Không bao giờ được uống rượu nếu không ăn. Sau khi uống khoảng 1 giờ, nên tự kiểm tra đường máu để biết mình có nguy cơ bị tăng hay hạ đường máu không. Người bệnh tiểu đường tuyệt đối không nên uống rượu và thuốc hạ đường máu cùng lúc.

Bệnh nhân tiểu đường là trẻ em hoặc phụ nữ có thai, đang cho con bú, bệnh nhân có biến chứng tim mạch, thận (suy thận), thần kinh nặng… tuyệt đối không được uống rượu. Người có các biến chứng tim mạch, thận, thần kinh… cũng nên bỏ rượu ngay nếu thấy các biến chứng này nặng lên.

Rượu bia và các thực phẩm có cồn khác sẽ chỉ có lợi cho việc tuần hoàn lưu thông máu nếu được sử dụng ở liều lượng ít. Người bệnh tiểu đường nên hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia, và nếu có uống thì phải đảm bảo ổn định được lượng đường huyết của bản thân.

BS Hồ Thị Nam Huế

Trung tâm dinh dưỡng Vinamilk

Mua ngay Sure Diecerna tại đây: https://giacmosuaviet.com.vn/collections/sua-bot-sure-diecerna