Thờ Quan Công có ý nghĩa gì? Tại sao lại thờ Quan Công?

Trong sinh hoạt văn hóa của người Việt, Quan Công là một hình ảnh rất quen thuộc. Người ta thờ Quan Công ở nhiều nơi như một vị thần bảo hộ với mong muốn đẩy lùi cái ác, giải trừ vận đen, đem lại bình an, may mắn cho gia đình. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ lý giải cho bạn ý nghĩa và cách thờ Quan Công chuẩn nhất mang về nhiều tài lộc.

Tại sao lại thờ Quan Công?

Quan Công hay còn gọi là Quan Vũ – Vị tướng nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa. Khi xưa, Quan Công là một trong năm tướng tài, góp công lớn trong việc thành lập nên nhà Thục Hán. Với tính tình cương trực, thẳng thắn, nghĩa hiệp, Ông luôn đứng ra bênh vực những kẻ yếu thế, giúp họ đòi lại công bằng. Chính vì vậy, hình ảnh Quan Công luôn gắn liền với sự trung thành, chính trực.

Tại sao lại thờ Quan Công?
Tại sao lại thờ Quan Công?

Ngày nay, khi ghé thăm các chùa lớn nhỏ trên khắp Việt Nam, chúng ta dễ dàng bắt gặp tượng Quan Công. Theo quan niệm của Phật giáo, Ông được coi như là vị Già Lam Hộ Pháp, bảo hộ cho chùa, đẩy lùi tà ma và những cái xấu.

Bên cạnh đó, tượng Quan Công ngày càng được nhiều gia đình sử dụng như một vật phẩm phong thủy. Vậy trong nhà thờ Quan Công có ý nghĩa gì?

Tượng Quan Công được đặt ở những vị trí có phong thủy xấu trong gia đình giúp hóa giải hung khí, ngăn chặn tà ma, đem lại bình an, hạnh phúc, công việc làm ăn gặp nhiều thuận lợi, được thăng quan tiến chức.

Tùy vào mong muốn của từng người, từng gia đình mà sẽ lựa chọn tượng Quan Công phù hợp. Một số tư thế của Quan Công đang được ưa chuộng hiện nay như: Quan công cưỡi ngựa, đứng chống đao, đọc sách.

Thờ Quan Công có ý nghĩa gì
Thờ Quan Công có ý nghĩa gì

Cách thờ Quan Công

Theo phân tích của các chuyên gia tâm linh, với những gia đình muốn thờ Quan Công thì gia chủ phải là nam giới, từ 25 tuổi trở lên. Đàn ông trong độ tuổi này đã có đủ chín chắn, trưởng thành và dương khí tốt nên khi thờ Quan Công mới linh thiêng. Cùng với đó, bạn cần lưu ý cách thờ Quan Công dưới đây giúp đem lại nhiều tài lộc nhất.

Nhiều người nhầm tưởng Quan Công và Đức Ông là một vị Phật hay Bồ Tát tuy nhiên thực tế không phải như vậy. Ấn vào đây để tham khảo ngay Đức Ông là ai mà lại xuất hiện trong chùa?

Chọn vị trí đặt bàn thờ Quan Công hợp lý

Khi thờ Quan Công trong nhà, gia chủ có thể lập bàn thờ riêng hoặc thờ chung với bàn thờ Phật, bàn thờ gia tiên. Nếu thờ riêng Quan Công thì đặt ở vị trí ngoài hiên nhà, chọn nơi sạch sẽ, thoáng mát, bàn thờ có mành rèm che để tránh sương gió và bụi bẩn.

Cách thờ Quan Công
Cách thờ Quan Công

Với trường hợp bạn thờ Quan Công chung với bàn thờ Phật và gia tiên thì cần sắp xếp vị trí như sau:

  • Bát hương thờ Phật đặt ở giữa, bên phải là Quan thánh và bên trái là ông bà tổ tiên.
  • Cần đặt bàn thờ ở nơi trang trọng, cao ráo.
  • Không gần nhà vệ sinh và không đặt đối diện cửa nhà bếp.

Khai quang tượng Quan Công

Nghi lễ khai quang tượng Quan Công rất quan trọng mà gia chủ cần đặc biệt quan tâm. Sau nghi lễ này, tượng Quan thánh không còn là một bức tượng gỗ bình thường mà đã mang “linh hồn”. Lễ khai quang này thường được thực hiện bởi các pháp sư, thầy phong thủy “cao tay”. Nếu nghi lễ xảy ra sai sót thì thờ Quan Công sẽ không linh nghiệm, may mắn, tài lộc đối với gia đình cũng bị ảnh hưởng.

Khai quang tượng Quan Công
Khai quang tượng Quan Công

Quan Công hay bất kỳ vị Phật, thần linh nào khi khai quang cũng cần phải đọc văn khấn. Tham khảo ngay văn khấn thần linh chuẩn nhất được chúng tôi tổng hợp biên soạn tại đây!

Chuẩn bị cỗ cúng thần Quan Công

Gia chủ có thể chuẩn bị cỗ chay hoặc cỗ mặn để dâng lên Quan thánh. Mâm cỗ mặn bao gồm:

  • Rượu trắng tịnh. Rượu càng để lâu thì vị rượu càng đậm, hương càng thơm.
  • Thịt lợn, dịt dê. Có 3 loại thịt mà bạn nên lưu ý tránh trong mâm cỗ cúng Quan Công là: Thịt trâu, thịt chó và thịt gà.
  • Canh xương hầm hoặc canh măng.

Nếu không chuẩn bị cỗ chay, gia chủ có thể bày biện một mâm cỗ chay đơn giản gồm:

  • Trái cây: Chọn trái cây tươi, không bị khô héo, dập nát và không dùng quả giả.
  • Hoa tươi: Bạn nên cắm một bình hoa có đầy đủ nụ và hoa đã nở, tránh dùng hoa nhựa.
  • Trầu, cau.
Cỗ cúng thần Quan Công
Cỗ cúng thần Quan Công

Cúng quan công vào ngày nào?

Khi tìm hiểu cách cúng Quan Công thì ghi nhớ những ngày cúng là yếu tố không thể thiếu. Gia chủ có cúng lễ đầy đủ thì Ngài mới chứng giám lòng thành, phù hộ cho gia đình mọi điều thuận lợi. Với ngày khai quang tượng thần, bạn nên hỏi ý kiến của các chuyên gia về tâm linh để chọn ngày Hoàng đạo đẹp nhất rước Ngài về. Các ngày mùng 1 và ngày rằm trong tháng phải dâng lễ đầy đủ. Bên cạnh đó, có ba ngày vía của Quan Công gia chủ cần chú ý là:

  • Ngày Quan Công Quy y Tam Bảo (13/01 Âm lịch).
  • Ngày vía Quan Công đản sảnh (13/05 Âm lịch).
  • Ngày giỗ Quan Công (13/06 Âm lịch).

Thờ Quan Công tại nhà nên đặt riêng một bàn thờ nhỏ. Quý vị có thể lựa chọn các mẫu bàn thờ Phật loại nhỏ để thờ cúng Quan Công tại nhà. Ấn vào đây để xem chi tiết các mẫu ấy.

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về ý nghĩa thờ Quan Côngcách cúng Quan Công mà chúng tôi đã tổng hợp nhờ sự tư vấn của các chuyên gia tâm linh, phong thủy. Nếu bạn đang có ý định thờ Quan Thánh thì hãy tham khảo ngay nhé để giúp gia đình thêm tài lộc, may mắn, mạnh khỏe và hạnh phúc. Chúc bạn và gia đình luôn gặp nhiều thuận lợi trong cuộc sống!