Võ Taekwondo có mấy đai? Ý nghĩa và cấp bậc của từng đai là gì?

Một trong những môn võ phổ biến nhất trên thế giới hiện nay và được bắt nguồn từ xứ sở Kim Chi đó chính là Taekwondo. Cũng như các môn võ khác, Taekwondo cũng có nhiều đai khác nhau. Vậy Taekwondo có mấy đai và cấp bậc của các đai thế nào? Hãy cùng panamwf.org đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1. Quy định số đai trong hai phái võ của Taekwondo

Taekwondo-môn võ phổ biến nhất thế giới có nguồn gốc từ Hàn Quốc

Đối với bộ môn Taekwondo sẽ có hai hệ phái võ đó là:

Liên đoàn Taekwondo Quốc tế (ITF):

  • Hệ phái võ quyền được sáng lập vào năm 1966 bởi cựu thủ tướng Hàn Quốc Cho Hong Hui
  • Hệ phái này có 18 bậc tiến gọi là 18 đẳng, cấp. Các môn sinh sẽ bắt đầu từ cấp 10 và cứ 3 đến 6 tháng thì thi lên một cấp. Sau khi đeo đai đen thì 2 năm mới thi một lần.

Liên đoàn Taekwondo thế giới (WTF):

  • Hệ phái được Ủy ban Olympic Quốc tế công nhận là liên đoàn thể thao có vai trò quản lý cho môn võ Taekwondo hàng Quốc tế.
  • Được thành lập ngày 28/51973 tại Kukkiwon, thuộc thủ đô Seoul của Hàn Quốc.
  • Hệ phái gồm 5 trình độ ứng với 5 màu đai là: trắng, vàng, xanh, đỏ, đen. Khởi đầu cũng sẽ là cấp 10 và sẽ tăng dần các trình độ qua các kỳ thi.

2. Các đai trong Taekwondo và ý nghĩa của từng đai

Các màu đai trong Taekwondo
  • Đai trắng: Đai trắng thể hiện cho sự khởi đầu mới, các môn sinh đeo đai này sẽ bắt đầu học và tìm hiểu những kiến thức liên quan tới Taekwondo.
  • Đai vàng: Màu vàng tượng trưng cho ánh sáng mặt trời, sự nảy nở cho một sức sống mới. Các môn sinh đeo đai vàng vẫn được coi như những hạt mầm đang trong quá trình tìm hiểu về những thứ căn bản trong Taekwondo.
  • Đai xanh lá cây: Tượng trưng cho những hạt giống khi gieo đã có sự nảy nở và đâm chồi. Đối với các môn sinh cũng vậy, họ cũng đã có cho mình những nền tảng căn bản và đang cố gắng trau dồi hơn nữa về mặt kỹ thuật chiến đấu.
  • Đai xanh da trời: Nói đến sự trưởng thành của bản thân sau nhiều tháng khổ luyện. Các môn sinh đang dần khẳng định mình và rèn luyện bản thân bằng những bài tập nâng cao hơn.
  • Đai đỏ: Người mang đai này được xem là một người đã trưởng thành thực sự trong bộ môn này. Đây cũng là đai cao nhất trong số những đai cơ bản đồng nghĩa với việc các môn sinh cũng đã nắm được các kiến thức một cách thuần thục nhất.
  • Đai đen: Đây chính là đai có giá trị cao nhất trong Taekwondo mà bất cứ ai cũng muốn đạt tới khi học bộ môn này. Người đạt đến trình độ này có thể trở thành những người thầy, huấn luyện viên để dạy cho những lứa học trò phía sau mình.

3. Quy chế thi lên đai trong hệ phái Taekwondo WTF

Hãy luyện tập thật chăm chỉ nếu bạn muốn thi lên đai

Cấp 8 lên 7, cấp 7 lên 6

  • Căn bản: 10 đòn đấm trung, 3 đòn đá là đá thẳng, đá chẻ và đá vòng cầu.
  • Quyền: Bài quyền Thái cực số 1 hoặc 2 (Taegeuk In Jang, Taegeuk Y Jang)
  • 3 đòn tam thế đối luyện.

Đai xanh cấp 6 lên 5

  • Căn bản: 9 đòn đấm trung tâm và 4 đòn đá gồm đá thẳng, đá ngang, đá vòng cầu và đá số 4
  • Quyền: bài thái cực số 3 (Taeguek Sam Jang)
  • 4 đòn nhất thế đối luyện.

Đai xanh cấp 5 lên đai đỏ cấp 2

  • Căn bản: 10 đòn đấm trung và 4 đòn đá là đá trước, đá ngang, đá vòng cầu và đá số 4.
  • Quyền: bài quyền thái cực số 4,5,6 và 7
  • 4 đòn nhất thế đối luyện và đòn song đấu để tính điểm võ sinh khi cùng cấp.

Đai đỏ cấp 1 thi lên Nhất Đẳng Huyền Đai

  • Căn bản: 10 đòn đấm trung và 4 đòn đá giống lên đai đỏ cấp 2
  • Quyền: bài quyền thái cực số 8 và 1 bài khác được bốc ngẫu nhiên từ 1 đến 7.
  • 5 đòn nhất thế đối luyện: đòn tay, đòn chân, đòn tay chân phối hợp, đòn bay và đòn tổng hợp
  • Thi song đấu tự do
  • Công phá: dùng cạnh bàn tay để chặt vỡ viên gạch đối với võ sinh nam trên 16 tuổi.

Kỳ thi thăng Đẳng (Dan)

  • Điều kiện dự thi: “đeo” cấp Đẳng hiện tới với thời gian bằng với cấp Đẳng hiện tại (tính bằng năm).

Sơ cấp Huyền đai (1 Dan đến 3 Dan)

  • Cơ bản:các đòn đấm và đá giống với các kỳ thi trước
  • Quyền: bài Koryo Poomsae đối với 1 Dan, bài Keumgang Poomsae đối với 2 Dan và kèm thêm 1 bài bốc ngẫu nhiên từ bài 1-8
  • 5 đòn nhất thế đấu luyện
  • Song đấu tự do tính điểm ở 2 trận với thí sinh đồng cấp
  • Thể lực: giống như 1 Dan
  • Công phá: Dùng cạnh bàn tay để chặt vỡ viên gạch đối với võ sinh nam từ 2-3 viên, nữ từ 1-2 viên.

Trung cấp Huyền đai ( 4 Dan đến 5 Dan)

  • Căn bản: đòn đấm và đá giống như kỳ trước
  • Quyền: bài quyền cấp Đẳng và 1 bài bốc ngẫu nhiên
  • 5 đòn nhất thế đấu luyện ở các tư thế đứng và ngồi
  • Thể lực và song đấu cũng giống kỳ 1 Dan
  • Công phá: dùng cạnh bàn tay chặt vỡ 4 viên gạch đối với nam và 3 viên đối với nữ.

Cao cấp Huyền đai (6 Dan trở lên)

  • Đối với cấp đai này võ sinh sẽ phải thi đấu trực tiếp tại Kukkiwon, nơi sinh ra bộ môn Taekwondo WTF.

Trên đây là những thông tin căn bản nhất liên quan đến các đai trong Taekwondo và ý nghĩa của chúng. Nếu yêu thích bộ môn này bạn hãy đăng ký khóa học để rèn luyện sức khỏe cho bản thân nhé.