5 tác hại của nhảy dây sai kỹ thuật bạn cần biết

Nhảy dây là một môn thể thao tốt cho sức khoẻ, có khả năng đốt cháy mỡ dư thừa, giúp giảm cân, eo thon, mông nở. Tuy nhiên, nếu tập sai kỹ thuật, chắc chắn rằng nó sẽ không mang lại lợi ích gì cho bạn. Cùng tìm hiểu 5 tác hại của nhảy dây sai cách cùng những bài tập giảm mỡ hiệu quả trong bài viết dưới đây nhé.

1. 5 tác hại của nhảy dây sai kỹ thuật

1.1. Chấn thương khớp

Một vài trường hợp nhảy dây sai cách có thể gây chấn thương khớp. Bước hụt chân, nhảy sai nhịp gây ngã trên sàn gây trầy xước, bầm tím nặng có thể bong gân khớp cổ chân.

1.2. Đau bụng, đau chân

Nhảy dây là bài tập đòi hỏi sự vận động liên tục của đôi chân và đôi tay. Nếu thực hiện sai kỹ thuật, tốc độ không phù hợp có thể dẫn tới đau chân khi vấp ngã hoặc đau bụng. Tác hại của nhảy dây gây đau bụng khó chịu khi nhảy với cường độ cao.

1.3. Gây hại cho hệ tim mạch

Tác hại của nhảy dây thứ ba chính là có thể gây hại cho hệ tim mạch nếu nhảy với cường độ không phù hợp. Một vài đối tượng mắc các bệnh tim hoặc các bệnh xương khớp cần kiểm tra kỹ cơ thể trước khi nhảy dây để đảm bảo không xảy ra các tình trạng xấu.

1.4. Mất nước

Nhảy dây sai kỹ thuật có thể dẫn tới tình trạng mất sức, gồng mình để thực hiện động tác, mồ hôi tiết ra nhiều hơn, gây mất nước. Tác hại của nhảy dây này có thể gây ngất xỉu, khó chịu khi cơ thể không cung cấp đủ nước.

1.5. Bắp chân to

Tác hại của nhảy dây sai kỹ thuật cuối cùng mà bạn có thể gặp phải chính là tình trạng bắp chân to, nó sẽ thật tệ hại nếu bạn là phụ nữ. Bởi bắp chân to sẽ gây trở ngại trong việc diện các bộ cánh ngắn. Nhảy sai cách, nhảy liên tục mà không có cường độ phù hợp dẫn tới chân to lên.

=> Tham khảo hướng dẫn nhảy dây đúng cách để không bị to bắp chân

2. Nguyên tắc nhảy dây để giảm mỡ đúng cách

Để phòng ngừa các tác hại của nhảy dây sai kỹ thuật, việc hiểu rõ các nguyên tắc thực hiện là điều cần thiết. Bạn cần chú ý tới một số vấn đề sau:

– Khởi động ít nhất 5 phút trước khi vào tập luyện

– Tập tối thiểu 3 – 5 lần/tuần

– Tăng dần cường độ tập cả về thời gian lẫn mức độ. Ban đầu nên tập với tốc độ chậm, sau đó nhảy lên bình quân khoảng 60 lần/phút.

– Tuyệt đối không thực hiện quá 10 phút với tốc độ nhanh liên tục.

– Trong 5 buổi tập đầu, hãy nhảy dây bằng hai chân và nhảy 2 nhịp cho mỗi vòng và tăng dần tốc độ để ngăn ngừa các tác hại của nhảy dây.

– Nhảy kết hợp cùng các bài tập thể dục khác

– Nên uống nhiều nước trước và sau quá trình tập.

=> Vậy nên nhảy dây vào thời điểm nào? Tham khảo ngay

3. 3 bài tập giúp giảm mỡ hiệu quả

3.1. Nhảy 2 chân

Nhảy 2 chân là kiểu nhảy khởi động và làm nóng cơ thể trước khi đi vào những động tác có kỹ thuật khó hơn. Thông thường, động tác này thường được thực hiện cách nhịp nhàng, hai chân cùng nâng cùng hạ, đôi tay nắm lấy trục dây quay đều liên tục để giúp bạn không mất sức. Kiểu nhảy dây 2 chân thường rất dễ thực hiện và là bài học cơ bản đầu tiên mà bất cứ ai cũng phải tập khi đến với bộ môn nhảy dây.

3.2. Nhảy xoay eo

Sau khi đã khởi động kỹ càng với kiểu nhảy 2 chân, bạn tiếp tục thực hiện động tác nhảy xoay eo. Đây là sự kết hợp giữa nhảy và vặn mình sang 2 bên, có khả năng tác động mạnh mẽ đến vùng đùi và eo. Khi thực hiện bài tập thường xuyên sẽ giúp làm săn chắc cơ đùi, giảm mỡ vòng 2 hiệu quả hơn.

3.3. Nhảy chạy bộ

Một kiểu nhảy dây cực kỳ thú vị chính là nhảy chạy bộ. Thao tác này đòi hỏi sự vận động linh hoạt của đôi chân và nhịp nâng dây của đôi bàn tay. Từng bước nhịp nhàng, giúp cho đôi chân linh hoạt hơn, hỗ trợ giảm mỡ đùi, săn chắc mông. Cường độ bài tập cũng như độ cao của đôi chân khi chạy có thể thay đổi sau khi bạn quen với kiểu tập này.

4. Kết luận

Như vậy, trên đây là 5 tác hại của nhảy dây sai kỹ thuật thường gặp. Hy vọng rằng bạn sẽ hiểu rõ các nguyên tắc nhảy dây từ việc khởi động cho đến cường độ tập luyện để mang đến lợi ích tốt nhất.