Gợi ý tác dụng của lá trầu không trị mụn [Đầy Đủ Nhất 2023]

Thời gian gần đây chị em thường xuyên chia sẻ cách dùng lá trầu không trị mụn lên các diễn đàn chuyên về làm đẹp. Có không ít ý kiến thắc mắc không biết liệu biện pháp này có thực sự đem lại hiệu quả cải thiện da mụn hay không. Bạn đọc quan tâm cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé!

Lá trầu không trị mụn hiệu quả hay không?

Trầu không là loài thực vật thân leo được trồng khá phổ biến ở nước ta dưới vai trò thực phẩm và dược liệu. Ông cha ta từ xa xưa đã sử dụng lá trầu không trong bài thuốc trị đau răng, đau xương khớp,… và thu được hiệu quả rất khả quan. Cho đến nay, loại cây này đã đi vào truyền thống của người Việt và trở thành một nét văn hóa đẹp.

Trong một vài năm trở lại đây, nhiều chị em phụ nữ truyền tai nhau biện pháp sử dụng lá trầu không trị mụn và nhận được không ít sự quan tâm. Theo y học cổ truyền, lá trầu không có chứa rất nhiều tinh dầu cùng một số hoạt chất quý có khả năng kháng viêm mạnh mẽ. Đặc tính kháng viêm này có thể phát huy tác dụng với một số loại mụn nhọt, mụn viêm có liên quan đến vi khuẩn thường gặp ở trên da.

Lá trầu có khả năng trị mụn
Lá trầu có khả năng trị mụn

Còn đối với y học hiện đại, lá trầu không có thành phần chính là tanin, chavicol cùng với một số khoáng chất vi lượng như kẽm, canxi,… Đây đều là những hoạt chất hóa học có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn viêm nhiễm, giúp giảm sưng tấy ở mụn bọc và hỗ trợ cải thiện tình trạng tiết bã nhờn của da mặt.

Thông qua những thông tin nói trên, chúng ta có thể đưa ra kết luận rằng lá trầu không có khả năng trị mụn hiệu quả. Tuy nhiên, để áp dụng biện pháp này thành công và không hại cho da, bạn cần nắm rõ được những thông tin liên quan khác như thành phần, liều lượng và cách dùng.

Lá trầu không trị mụn dùng thế nào?

Có nhiều biện pháp sử dụng trầu không trị mụn khác nhau, nổi bật nhất trong số đó có thể kể đến như:

Xông mặt với lá trầu không

Cách sử dụng trầu không trị mụn đơn giản và dễ thực hiện nhất chính là xông hơi. Theo các chuyên gia, hơi nước nóng kết hợp với tinh dầu có trong lá trầu giúp làm sạch sâu lỗ chân lông, giảm tình trạng viêm ở nốt mụn và detox thải độc tố cho da mặt.

Bạn hoàn toàn có thể kết hợp xông mặt với những loại mỹ phẩm, kem chấm mụn khác nhau nhằm gia tăng hiệu quả điều trị.

Nguyên liệu cần có: 40g lá trầu không, 1lit nước lọc.

Cách thực hiện:

  • Bạn nên chọn những lá trầu già và có màu xanh đậm để thu được nhiều tinh dầu hơn. Sau đó, bạn dùng nước lạnh rửa thật sạch lá trầu không.
  • Bạn vò nát lá trầu rồi cho vào nồi inox, thêm nước lọc rồi bắc lên bếp đun đến khi sôi.
  • Sau khi nước lá trầu không đạt yêu cầu thì bạn nhấc nồi xuống, chắt lấy nước là vào một cái bát ô tô.
  • Đợi khi nước nguội bớt thì bạn dùng một cái khăn bông to trùm kín cả đầu và bát nước. Hơi nước bốc lên lúc này được dùng xông mặt trong khoảng 3 – 5 phút.
  • Biện pháp này đem lại hiệu quả tốt nhất khi bạn áp dụng 1 – 2 lần/tuần.

Nước cốt chanh và lá trầu không trị mụn

Có nhiều người cảm thấy lạ lẫm về sự kết hợp giữa chanh tươi và lá trầu không trị mụn. Tuy nhên, trên thực tế thì biện pháp này được đánh giá cao vì mang đến kết quả cải thiện nhanh chóng. Bên cạnh công dụng kháng viêm của lá trầu không, nước cốt chanh có chứa nhiều vitamin C và axit citric giúp tẩy tế bào chết cho da đồng thời cải thiện sắc tố làn da.

Nước chanh và lá trầu trị mụn hiệu quả
Nước chanh và lá trầu trị mụn hiệu quả

Nguyên liệu cần có: 15 lá trầu không, ½ quả chanh vàng.

Cách thực hiện:

  • Bạn dùng nước muối loãng ngâm rửa lá trầu không trong khoảng 10 – 12 phút, sau đó vớt ra để ráo nước. Đối với chanh vàng, bạn vắt lấy nước cốt và loại bỏ hết phần hạt.
  • Cho tất cả nguyên liệu gồm lá trầu và nước cốt chanh vào máy xay sinh tố, xay thật nhuyễn hỗn hợp trong 3 phút.
  • Sau khi làm sạch vùng da bị mụn thù bạn sử dụng hỗn hợp lá trầu không và nước cốt chanh đắp lên trên, đợi khoảng 10 phút thì rửa lại.
  • Cách dùng nước cốt chanh và lá trầu không trị mụn nên áp dụng 1 lần.tuần.

Lưu ý: Người có da nhạy cảm không nên dùng vì tính axit của chanh khá mạnh và có thể khiến da bị kích ứng.

Kết hợp lá trầu không với mật ong trị mụn

Khi nhắc đến các cách dùng lá trầu không trị mụn nhiều người thường nghĩ ngay đến công thức kết hợp với mật ong. Mật ong không chỉ được sử dụng làm thực phẩm mà còn sở hữu nhiều dược tính tốt cho làn da. Nổi bật trong đó có thể kể đến tác dụng kháng viêm, chữa lành tổn thương ngoài da, cấp ẩm và giảm bong tróc, nứt nẻ da.

Nguyên liệu cần có: 10 – 15 lá trầu không, 1 thìa canh mật ong nguyên chất.

Cách thực hiện:

  • Lá trầu không sau khi mua về bạn đem rửa sạch, ngâm thêm trong nước muối pha loãng khoảng 5 phút để đảm bảo vệ sinh.
  • Sau đó, bạn cho lá trầu không vào máy xay sinh tố, thêm chút nước lọc rồi xay nhuyễn. Đổ hỗn hợp vào một tấm vải xô để lọc lấy phần nước cốt nguyên chất nhất.
  • Bạn tiếp tục thêm vào phần nước cốt mật ong rừng đã chuẩn bị, dùng thìa khuấy đều. Hỗn hợp cuối cùng thu được bạn dùng để đắp lên vùng da bị mụn,thời gian đắp khoảng 15 phút.
  • Biện pháp kết hợp mật ong và lá trầu không nên áp dụng từ 1 đến 2 lần/tuần.

Mặt nạ lá trầu không trị mụn hiệu quả

Với những người không có nhiều thời gian nhưng vẫn muốn trị mụn hiệu quả có thể thử áp dụng mặt nạ lá trầu không. Loại mặt nạ này không chỉ giúp loại bỏ những nốt mụn “cứng đầu” mà còn khiến làn da sáng khỏe hơn, làm mờ sẹo thâm và cấp ẩm hiệu quả.

Không những vậy, bạn có thể làm với số lượng lớn rồi bảo quản mặt nạ trầu không bên trong ngăn mát tủ lạnh. Mỗi khi muốn đắp mặt nạ, bạn chỉ cần lấy từ tủ lạnh ra, để vài phút cho bớt lạnh là đã có thể sử dụng được ngay.

Bạn có thể làm mặt nạ lá trầu không để trị mụn
Bạn có thể làm mặt nạ lá trầu không để trị mụn

Nguyên liệu cần có: 500g lá trầu không.

Cách thực hiện:

  • Bạn pha một chậu nước ấm cùng với vài hạt muối tinh sau đó cho lá trầu không vào ngâm khoảng 5 phút để loại bỏ hết sâu bọ và bụi bẩn.
  • Sau thời gian ngâm rửa thì bạn vớt lá trầu không ra một cái rổ, để cho ráo nước trong ít nhất 1 tiếng đồng hồ.
  • Bạn bắc lên bếp một cái chảo gang dày hoặc chảo chống dính, đợi khi chảo hơi nóng thì bắt đầu cho lá trầu vào sao khô. Sao đến khi lá chuyển màu xám đậm và giờn tan thì bạn tắt bếp và nhấc chảo xuống làm nguội.
  • Đợi cho đến khi lá trầu sao khô đã nguội hẳn thì bạn dùng chày và cối nghiền nhuyễn thành bột mịn. Bạn cũng có thể dùng máy xay nhưng thành phẩm bột sẽ không nhỏ và mịn bằng giã tay.
  • Bạn cho bột lá trầu không vào lọ thủy tinh để bảo quản. Mỗi lần dùng, bạn trộn bột lá với nước lọc hoặc sữa tươi không đường, sữa chua không đường rồi đắp lên vùng da mụn. Biện pháp này nên áp dụng 2 – 3 lần/tuần.

Muối tinh kết hợp với lá trầu không

Đối với các trường hợp mụn viêm kèm theo nhiễm trùng thì có thể sử dụng cách điều trị bằng lá trầu không và muối tinh. Bài thuốc này giúp làm sạch da, kháng viêm, sát khuẩn và ngăn chặn mụn mủ hình thành. Bên cạnh đó, lá trầu không cùng muối tinh còn giúp hạn chế tình trạng tiết bã nhờn đối với chị em có làn da dầu hoặc hỗn hợp thiên dầu.

Nguyên liệu cần có: 15 lá trầu không, 1 thìa cà phê muối tinh,

Cách thực hiện:

  • Bạn dùng nước lạnh rửa thật sạch lá trầu không, sau đó bỏ nguyên liệu vào nồi, thêm vào 500ml nước lọc rồi nấu sôi.
  • Bạn chắt lấy phần nước lá trầu không ra một cái bát sứ, thêm vào muối tinh đã chuẩn bị rồi dùng thìa khuấy tan hết muối.
  • Bạn dùng bông gòn thấm lấy một lượng dung dịch nước lá trầu và muối tinh vừa đủ rồi thoa đều lên vùng da bị mụn.
  • Bạn có thể rửa lại sau khoảng 15 phút hoặc để nguyên qua đêm. Biện pháp này nên sử dụng từ 1- 2 lần/tuần.

Những lưu ý khi dùng lá trầu không trị mụn tại nhà

Để việc sử dụng lá trầu không trị mụn đạt được hiệu quả như mong đợi, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  1. Nếu bạn lần đầu sử dụng bài thuốc từ lá trầu không thì không nên đắp luôn lên trên da mặt mà cần thử trước trên mu bàn tay hoặc khuỷu tay. Nếu có hiện tượng kích ứng và ngứa ngáy thì bạn nên dùng sử dụng biện pháp trị mụn từ trầu không.
  2. Lá trầu không và các thành phần nguyên liệu khác cần được đảm bảo vệ sinh cũng như nguồn gốc xuất xứ. Nếu là nguyên liệu nhà trồng được thì bạn có thể tránh được nguy cơ thuốc trừ sâu hoặc các loại thuốc bảo vệ thực vật khác.
Lá trầu dùng đắp mặt cần đảm bảo vệ sinh và nguồn gốc
Lá trầu dùng đắp mặt cần đảm bảo vệ sinh và nguồn gốc
  1. Theo dõi thời gian đắp mặt nạ hoặc bôi thuốc cẩn thận. Theo các chuyên gia thì việc đắp mặt nạ quá lâu trên da có thể dẫn đến hiện tượng phản tác dụng, khiến da dễ lên mụn và nhạy cảm hơn.
  2. Đối với những người sử dụng mặt nạ trầu không kết hợp với muối, chanh, mật ong để trị mụn thì cần bảo vệ kỹ làn da khi ra ngoài trời tiếp xúc với ánh nắng. Tốt nhất là bạn nên dùng kem chống nắng có chỉ số SPF 50+ và có đội nón hay mặc áo đi nắng.
  3. Phần lớn các loại mặt nạ thiên nhiên hoặc bài thuốc thảo mộc phụ thuộc nhiều vào cơ địa. Điều này có nghĩa là nếu bạn sử dụng trong thời gian dài mà không nhận thấy sự cải thiện thì bạn nên thay đổi sang phương pháp trị mụn khác.

Bài viết trên đây hy vọng đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc liên quan đến chủ đề lá trầu không trị mụn. Để chăm sóc tốt nhất cho làn da, bạn nên đi đến các trung tâm da liễu hoặc bệnh viện lớn và điều trị mụn theo hướng dẫn của bác sĩ, chuyên gia y tế.

Bản quyền bài viết : Phòng khám Da liễu & Thẩm mỹ Quốc tế GSV – Cập nhật bài viết 08/03/2023 bởi