Hiện nay, ở nhiều nước châu Á người ta cho rằng, bột thân lá cây sương sáo có tác dụng lợi tiểu, nên họ đã dùng cây sương sáo thành loại bột được đóng gói sẵn. Bột lá cây sương sáo được bán dạng bột uống liền trong các cửa hàng thực phẩm chức năng và trong các siêu thị.
Còn ở Việt Nam trong thời gian gần đây, bột cây sương sáo và thạch sương sáo đã được nghiên cứu chế thành sương sáo tươi đóng hộp, bột sương sáo và bột sương sáo – hạt é. Với sương sáo đóng hộp, khi dùng có thể thêm đá, nước dừa hoặc sữa tươi tùy thích.
Dù có rất nhiều công dụng trong việc giúp tăng cường năng lượng khi điều trị với một số bệnh lý, nhưng nó cũng không hoàn toàn bổ ích cho tất cả mọi người trong mọi hoàn cảnh khi bị lạm dụng và dùng quá nhiều trong nhiều ngày. Vậy thì sương sáo kỵ với gì?
*Hương vị của sương sáo
Nói về sương sáo thì đây là món ăn giúp giải khát rất tốt, nhất là giải nhiệt vào mùa nóng. Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy mùi hương của sương sáo khá lạ, không phải hương thuốc cũng không phải mùi rau củ nhưng thơm rất dễ chịu. Hơn nữa, nó đắng nhưng cũng không phải là cái đắng khiến người ta khó ăn. Ngược lại, vị sương sáo càng ăn càng ghiền, thanh mát và hấp dẫn!
Không chỉ là một món ăn chơi, sương sáo còn có tác dụng điều trị bệnh (hiển nhiên – tác dụng đầu tiên của sương sáo vẫn là ăn để giải khuây những trưa buồn miệng).
2. Lưu ý khi dùng sương sáo
Sương sáo kỵ với gì chắc chắn là thắc mắc của nhiều người. Dù có rất nhiều công dụng trong việc giúp tăng cường năng lượng khi điều trị với một số bệnh lý, nhưng nó cũng không hoàn toàn bổ ích cho tất cả mọi người trong mọi hoàn cảnh khi bị lạm dụng và dùng quá nhiều trong nhiều ngày. Với trẻ em ăn thạch sương sáo nhiều có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ protein trong cơ thể, làm giảm khả năng thèm ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng.
Sương sáo kỵ mật ong không?
Về vấn đề mật ong có kỵ sương sáo hay không thì vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Theo ý kiến dân gian thì nhìn chung phân thành 3 hướng: hướng thứ nhất là hai thứ này kết hợp với nhau sẽ gây ngộ độc chết người, thứ hai là chúng an toàn khi ăn chung và thứ ba là chúng không gây tử vong nhưng gây các bệnh khác (do ngộ độc). Vì thế, sự lựa chọn của nhiều người vẫn là tránh kết hợp 2 thành phần với nhau. Bằng cách cho một lượng đường trắng vừa đủ, thêm nước cốt dừa, vài giọt dầu chuối và đá, món chè giải nhiệt đơn giản nhưng vẫn đủ ngon.
Sương sáo là đặc sản của miền Tây sông nước, là món ăn giải khát, thanh nhiệt vô cùng phổ biến. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy dây sương sáo tại các vùng nông thôn Việt Nam. Sau khi được nấu chín, sương sáo thường được ăn chung với nước đường, nước cốt dừa và đá. Có nhiều người muốn tăng vị ngọt của món ăn dân dã này, nhiều người vẫn cho thêm mật ong vào sương sáo.
Hàm lượng acid amin và vitamin trong mật ong giúp cung cấp năng lượng và bồi bổ cơ thể hiệu quả. Bên cạnh đó, sương sáo có tác dụng giải nhiệt, hỗ trợ điều trị cảm cúm, viêm khớp, hạ huyết áp… Tuy nhiên, nếu không quen thì mật ong và sương sáo sẽ có mùi hơi khó chịu. Khi ăn, một vài người sẽ có cảm giác buồn nôn.
Ăn quá nhiều sương sáo sẽ gây khó chịu, đầy bụng và khó tiêu. Mỗi ngày tốt nhất nên uống 1 ly nước mát với sương sáo hoặc một chén chè với sương sáo, không nên uống vào buổi tối hoặc sáng sớm sẽ không tốt cho hệ tiêu hoá.
Thời điểm tốt nhất dùng sương sáo là vào buổi trưa vào lúc thời tiết nóng bức, sẽ cảm thấy mát lạnh giải toả cơn khát ngay từ bên trong cơ thể.
Tuy sương sáo có nhiều lợi ích với sức khoẻ, nhưng nếu không biết ăn sương sáo kỵ với gì, thì chúng ta nên tìm hiểu thật kỹ trước khi ăn để không gây ra những tác dụng phụ không mong muốn tới sức khỏe.
*Những điều cần lưu ý khi sử dụng cây thạch đen
– Trẻ nhỏ ăn quá nhiều thạch sương sáo có thể làm giảm cảm giác thèm ăn, ảnh hưởng đến mức độ hấp thu protein và các chất dinh dưỡng khác.
– Hiện nay có nhiều nơi bán thạch sương sáo đã được chế biến sẵn. Tuy nhiên quy trình làm thạch cần phải sử dụng tay nên nguy cơ ăn phải sương sáo bẩn là khá cao. Vì vậy nếu có thể, bạn nên tự chế biến sương sáo để đảm bảo công dụng của dược liệu và tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
– Cần phân biệt cây sương sáo với cây sương sâm (Tiliacora triandra).
3. Một số câu hỏi thường gặp về sương sáo
– Bà bầu ăn sương sáo được không?
Được. Sương sáo có tính mát, giải nhiệt nên tốt cho tất cả mọi người. Bà bầu ăn sương sáo có thể hạn chế tình trạng táo bón.
– Ăn sương sáo có tốt không?
Sương sáo có tác dụng giảm huyết áp, trị cảm mạo do nắng nóng, mát gan, viêm khớp, đau cơ… Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều dễ gây đầy bụng, khó chịu và khó tiêu.
– Sương sáo làm từ gì?
Sương sáo được làm từ cây sương sáo. Thân và lá cây sương sáo được phơi khô, xay nát rồi kết hợp bột sắn hoặc bột gạo, đóng gói và bán trên thị trường.
– Sương sáo để được bao lâu?
Sương sáo làm xong chỉ nên ăn trong 1,2 ngày và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Trên thực tế, những món ăn tráng miệng kết hợp với sương sáo đã trở nên phổ biến đối với nhiều gia đình, vì không cần ra hàng quán mà đều có thể tự làm ở nhà. Tuy nhiên chính vì thế mà nhiều người bỏ qua việc tìm hiểu xem sương sáo kỵ với gì. Mong rằng bài viết của phunuvagiadinh.vn đã mang đến quý độc giả những thông tin hữu ích.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!