Sau khi nhận được hồ sơ xin việc của ứng viên, bạn có biết nhà tuyển dụng thường xem xét tài liệu nào đầu tiên không? Vâng, đó chính là sơ yếu lý lịch. Vì thế, việc các ứng viên tạo cho mình một bản sơ yếu lý lịch vừa gọn gàng đẹp mắt, lại vừa tuân thủ đúng theo form chuẩn do Nhà nước quy định là điều hết sức quan trọng. Cùng chúng tôi tìm hiểu về cách viết sơ yếu lý lịch tự thuật khoa học nhất và 3 dấu hiệu phân biệt sơ yếu lý lịch với CV ngay tại bài viết này nhé.
» Tham khảo những giấy tờ cần có trong: Hồ sơ xin việc
1. Sơ yếu lý lịch là gì?
Sơ yếu lý lịch tự thuật còn được gọi tắt bằng những cái tên khác như sơ lược lý lịch, lý lịch vắn tắt hay lý lịch trích ngang. Đây là giấy tờ kê khai thông tin cá nhân, thông tin gia đình và thông tin tiểu sử của người viết.
Nếu bạn đang trong quá trình làm thủ tục xin việc, thủ tục nhập học hoặc thủ tục xuất nhập cảnh,… thì sơ yếu lý lịch là một trong những tài liệu bắt buộc mà bạn cần chuẩn bị trước.
Đứng về góc độ pháp lý thì sơ yếu lý lịch có tác dụng chứng minh bạn là một công dân hợp pháp. Còn đứng về góc độ tuyển dụng, thông qua sơ yếu lý lịch tự thuật, nhà tuyển dụng sẽ có cơ hội tìm hiểu nhiều hơn về ứng viên của mình từ khi còn nhỏ tới khi trưởng thành.
2. Phân biệt Sơ yếu lý lịch và CV xin việc
Khi làm hồ sơ xin việc, bên cạnh sơ yếu lý lịch, còn có một loại tài liệu bắt buộc khác quan trọng không kém mà bạn cũng cần chuẩn bị trước, đó chính là CV.
Tuy nhiên dường như có không ít ứng viên nhầm lẫn tai hại rằng sơ yếu lý lịch và CV là một. Thật ra chúng khác nhau khá nhiều đấy, và đây là 3 dấu hiệu cơ bản để phân biệt sơ yếu lý lịch và CV:
2.1. Khác biệt về nội dung
Nội dung chính trong một bản CV việc gồm có:
-
Thông tin cá nhân: Chỉ nêu Họ tên đầy đủ, Ngày sinh, Số điện thoại cá nhân, Địa chỉ nơi ở hiện tại và Email là được;
-
Mục tiêu nghề nghiệp;
-
Trình độ học vấn;
-
Kinh nghiệm làm việc;
-
Hoạt động ngoại khóa;
-
Kỹ năng.
Còn nội dung chính trong sơ yếu lý lịch thì được chia thành 4 mục lớn:
-
Thông tin cá nhân: Ngoài những thông tin cơ bản như tên tuổi, địa chỉ nơi ở thì ứng viên cần khai báo đầy đủ tất cả thông tin có liên quan bao gồm: Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, Nguyên quán, Dân tộc, Tôn giáo, Nghề nghiệp, Trình độ văn hóa, Ngày kết nạp Đảng (nếu có), Ngày xuất/nhập ngũ (nếu có);
-
Thông tin gia đình;
-
Quá trình học tập và làm việc từ nhỏ đến lớn;
-
Khen thưởng/Kỷ luật (nếu có).
Nhìn vào những nội dung trên, chúng ta có thể thấy CV thường tập trung khai thác những thông tin của ứng viên có liên quan đến công việc. Nó có hình thức giống như một tờ quảng cáo hoặc lá thư chào hàng thì đúng hơn. Dựa vào kỹ năng, trình độ cũng như kinh nghiệm mà ứng viên cung cấp trong CV, nhà tuyển dụng sẽ cân nhắc tìm ra được đâu mới là người phù hợp nhất với vị trí mà công ty đang tìm kiếm.
Còn sơ yếu lý lịch thì lại tập trung khai thác thông tin về tiểu sử và thông tin về nhân thân của ứng viên. Nói một cách đơn giản, nếu như CV là bản cam kết của ứng viên về năng lực làm việc thì sơ yếu lý lịch tự thuật là một bản cam kết về con người.
2.2. Khác biệt về độ dài
Thông thường, dù kinh nghiệm làm việc có nhiều đến mấy thì CV xin việc cũng chỉ nên gói gọn trong 1 tờ giấy A4 để nhà tuyển dụng có thể nhìn bao quát thông tin ứng viên.
Ngược lại, một bản sơ yếu lý lịch tự thuật thường có độ dài lên đến 3-4 trang. Đó là chưa kể những ứng viên nào mà gia đình đông người hoặc có lý lịch phức tạp thì con số này có thể lên tới 6-7 trang, thậm chí nhiều hơn.
2.3. Khác biệt về trạng thái
Sơ yếu lý lịch luôn ở trạng thái tĩnh, tức là hiếm khi bạn phải tùy chỉnh lại thông tin. Bạn hoàn toàn có thể viết nhiều bản sơ yếu lý lịch và đem công chứng cùng một lúc để tiết kiệm thời gian làm hồ sơ ứng tuyển sau này. Tuy nhiên dấu mộc đỏ do UBND xã/phường công chứng chỉ có hiệu lực trong vòng 6 tháng mà thôi, bởi vậy cách này sẽ phù hợp nếu bạn là người thường xuyên “nhảy việc”.
Còn CV xin việc thì lại luôn ở trạng thái động, tức là thông tin trên CV không cố định qua ngày này tháng nọ như trên sơ yếu lý lịch mà phải luôn được update liên tục. Mỗi lần bạn thay đổi công việc chính là một lần tùy chỉnh lại thông tin.
» Đọc thêm trong bài: CV là gì? Cách viết CV chuyên nghiệp!
3. Sơ yếu lý lịch nên viết tay hay đánh máy?
Những ứng viên thế hệ 9x trở về trước có lẽ đã quá quen với việc viết tay sơ yếu lý lịch, sau đó đem đến tận nơi để nộp cho nhà tuyển dụng, bởi thời điểm đó máy tính chưa được sử dụng nhiều như bây giờ. Và đến thời điểm hiện tại thì việc đánh máy sơ yếu lý lịch lại trở nên phổ biến hơn bao giờ hết bởi những lợi ích mà nó mang lại.
Thứ nhất, dùng bản đánh máy giúp chúng ta tiết kiệm rất nhiều thời gian. Ứng viên thời nay chỉ cần search Google và chọn một mẫu sơ yếu lý lịch đúng chuẩn về máy, sau đó điền thông tin vào và in ra. Thế là đã xong khâu chuẩn bị sơ yếu lý lịch chỉ trong vòng 15 phút. Trong khi đó, nếu bạn chọn cách viết tay sơ yếu lý lịch, bạn phải bỏ ra ít nhất 30 phút đồng hồ mới có thể hoàn thành được. Đó là chưa kể gần viết đến cuối mà bạn viết sai ở phần nào đó thì lại phải viết lại từ đầu sang tờ mới, vô cùng mất thời gian phải không nào?
Thứ hai, dùng sơ yếu lý lịch đánh máy giúp chúng ta tiết kiệm chi phí. Giả sử bạn viết nhầm thông tin nơi ở, nếu viết tay thì bạn không được dập xóa mà phải viết lại sang bản mới. Tính trung bình mỗi bộ hồ sơ kèm theo sơ yếu lý lịch có giá 5.000đ, nếu bạn viết sai 3 lần tức là hết 15.000đ. Trong khi đó, nếu bạn nộp sơ yếu lý lịch đánh máy, viết sai 3 lần thì bạn chỉ mất 3 tờ A4 mà thôi, chi phí bỏ ra còn chưa tới 1.000đ.
Tuy nhiên, sơ yếu lý lịch viết tay lại có một ưu điểm vô cùng lớn mà bản đánh máy không có, đó là tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Nếu như ứng viên nào cũng đều nộp sơ yếu lý lịch in sẵn thì chẳng có gì độc đáo. Nhưng nếu sơ yếu lý lịch của bạn là bản viết tay, thông qua chữ viết và cách trình bày của bạn, nhà tuyển dụng sẽ dễ ấn tượng với bạn hơn những ứng viên còn lại.
Do đó, bạn có thể chọn cách viết tay hoặc đánh máy sơ yếu lý lịch tự thuật đều được, điều này tùy thuộc vào mục đích của bạn.
4. Những lưu ý khi viết Sơ yếu lý lịch
Dù là sơ yếu lý lịch viết tay hay đánh máy, bạn cũng cần lưu lại ngay 3 lưu ý dưới đây để sơ yếu lý lịch của bạn thật sự chỉn chu trong mắt nhà tuyển dụng:
4.1. Ngắn gọn, súc tích
Vốn dĩ trong một tờ sơ yếu lý lịch đã có quá nhiều nội dung phải đọc, nếu như mục nào bạn cũng trình bày lan man, dài dòng thì chúng tôi tin chắc rằng nhà tuyển dụng sẽ không có đủ kiên nhẫn đọc hết toàn bộ những gì bạn viết đâu. Thay vào đó họ sẽ loại luôn hồ sơ và đánh giá thấp khả năng diễn đạt của bạn. Đặc biệt nếu vị trí mà bạn ứng tuyển có liên quan đến viết lách thì đây là một điểm trừ rất lớn đấy.
Vì vậy, hãy trình bày thật ngắn gọn, súc tích nhưng phải đảm bảo ghi đầy đủ những thông mà nhà tuyển dụng muốn thấy. Chẳng hạn như phần thông tin cá nhân thì ít nhất phải nêu được họ tên, ngày tháng năm sinh, nguyên quán, nơi ở hiện tại, nghề nghiệp, trình độ học vấn,…
4.2. Tuyệt đối không viết sai ngữ pháp, lỗi chính tả
Sai chính tả là một trong những lỗi sai ngớ ngẩn và không thể chấp nhận được. Tuy nhiên lại có không ít ứng viên mắc phải lỗi này khi trình bày sơ yếu lý lịch tự thuật, nhất là với phiên bản viết tay. Đôi khi chúng ta đã quen với việc viết tắt, chẳng hạn như “không” thì viết tắt là “ko” hoặc “mới” thì viết tắt là “ms”,…và cứ thế viết y nguyên vào sơ yếu lý lịch mà không hay biết rằng mình đang mắc lỗi chính tả. Vì vậy, sau khi hoàn tất thông tin trong sơ yếu lý lịch, bạn cần rà soát thật kỹ để kiểm tra xem mình có mắc lỗi chính tả hoặc lỗi viết tắt nào không. Để chắc ăn hơn thì bạn nên nhờ bạn bè kiểm tra thêm một vài lần nữa để chỉnh sửa kịp thời.
Một điều bạn nên cẩn thận, đừng bao giờ tẩy xóa hoặc chèn thêm chữ vào trong sơ yếu lý lịch. Điều này sẽ khiến hồ sơ mất đi tính thẩm mỹ, đồng thời vô tình bộc lộ cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người không cẩn thận và thiếu chuyên nghiệp trong công việc.
Tương tự, đối với ngữ pháp, bạn cũng nên đọc lại xem câu có bị dài quá hay không; có bị thiếu dấu chấm, dấu phẩy hay không. Ví dụ như câu “Nhà hai con vợ chồng hạnh phúc” thì chúng ta có thể hiểu theo 2 nghĩa: một là “nhà có 2 con thì vợ chồng hạnh phúc” (đặt dấu phẩy sau chữ “con”), hai là “nhà có 2 vợ thì chồng hạnh phúc” (đặt dấu phẩy sau chữ “vợ”). Bạn thấy không, cùng là bằng đó chữ, nhưng khác nhau ở cách đặt dấu phẩy thì nghĩa của câu cũng khác biệt hoàn toàn. Bạn càng chỉn chu trong việc soát lỗi ngữ pháp thì càng tránh được trường hợp nhà tuyển dụng không hiểu hoặc hiểu sai những gì bạn muốn truyền đạt trong sơ yếu lý lịch.
4.3. Sạch đẹp
Cuối cùng, hãy cẩn thận trong cách bảo quản để sơ yếu lý lịch của bạn không bị rách hoặc nhàu nát. Tốt nhất, bạn nên sử dụng túi bìa cứng lớn và đựng tất cả các giấy tờ hồ sơ ứng tuyển của bạn trong đó để không bị thất lạc.
» Đọc ngay: Cách viết thư cảm ơn sau phỏng vấn
Sơ yếu lý lịch tự thuật được ví như viên gạch đặt nền móng trong quá trình tìm việc của bạn, vì vậy nó cần được trau chuốt hết mức có thể. Hy vọng rằng với 3 lưu ý “vàng” trong cách viết sơ yếu lý lịch mà chúng tôi vừa chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn chuẩn bị được một bộ hồ sơ hoàn hảo nhất. Chúc bạn sớm nhận được email mời phỏng vấn từ phía nhà tuyển dụng nhé.
Tham khảo những vị trí tuyển dụng mới nhất của KFC » TẠI ĐÂY
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!