Tìm Hiểu Về Router Và Modem – Router Khác Với Modem Không ?

Trong thời đại ngày nay, Nhà nhà đều đã có kết nối mạng internet, chắc hẳn cũng bạn từng nghe rất nhiều đến từ Router và modem, router wifi, Modem wifi…Vậy Router có phải là modem hay không? Router và modem khác nhau gì? chức năng cụ thể của chúng như thế nào ? Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm và sự khác nhau của Router và Modem nhé.

Router và Modem khác nhau gì?
Router và Modem khác nhau gì?

Thực ra mặc dù có một vài điểm khác biệt nhưng về cơ bản thì Router và modem chúng có cùng một chức năng là phân phối mạng internet đến người sử dụng . Tuy vậy chúng ta cũng cần có cái nhìn chính xác về Router và Modem khác nhau gì? để không bị lẫn lộn nhé.

Router là gì?

Router còn gọi là thiết bị định tuyến hoặc bộ định tuyến, Router là một thiết bị mạng máy tính dùng để chuyển các gói dữ liệu qua một liên mạng và đến các đầu cuối, thông qua một tiến trình được gọi là định tuyến.

router la gi
Khái niệm Router là gì?

– Về cấu tạo: Router là một thiết có các cổng mạng LAN (có thể có 1 hoặc rất nhiều cổng LAN), hoặc bao gồm luôn cả ang-ten (râu) phát sóng wifi

Khi kết nối nhiều thiết bị với một modem, bạn cần sử dụng router. Router lấy thông tin từ modem và định tuyến nó đến các thiết bị được gắn vào modem, sau đó router sẽ tạo địa chỉ IP riêng bên trong được sử dụng kỹ thuật NAT đến các thiết bị được kết nối để chúng có thể truy cập được.

Các thiết bị như máy tính, bộ điều khiển game, v.v… có thể được kết nối không dây hoặc bằng cáp mạng với router. Một số tính năng nâng cao của router gồm tường lửa tích hợp để bảo vệ mạng khỏi lưu lượng không mong muốn.

Nhưng để dễ hiểu hơn khái niệm Router là gì thì nó chính là một thiết bị để chia sẻ Internet tới nhiều các thiết bị khác trong cùng lớp mạng.

Một router điển hình hiện nay là bộ định tuyến không dây có phát sóng WiFi thường gọi là Router Wifi (một số nơi gọi là access point hay AP). Hiện nay, các bộ định tuyến không dây thường được trang bị một hoặc nhiều ăng-ten mà người dùng quen gọi là “râu” cho phép họ có thể điều chỉnh để cải thiện hướng sóng.

Tham khảo : Những vị trí đặt Router Wifi tốt nhất

Router hoặt động như thế nào ?

Router nhận dữ liệu Internet từ một modem và mỗi router sẽ có một địa chỉ IP công khai duy nhất trên Internet. Các máy chủ trên mạng Internet sẽ kết nối với router thông qua modem và thiết bị này có nhiệm vụ định tuyến lưu lượng truy cập đến các thiết bị khác trong mạng.

Tuy nhiên, chỉ với một router (không phải loại 2-trong-1), bạn khó có thể kết nối được với Internet. Bộ định tuyến sẽ chỉ có thể kết nối với Internet bằng cách nối cáp Ethernet chuyên biệt với một chiếc modem.

Cấu tạo của Router

Mỗi một router sẽ có những thiết kế khác nhau để thu hút người dùng cũng như giúp tăng khả năng phát sóng. Tuy nhiên, nhìn chung thì router sẽ có một số các đặc điểm sau đây:

  • Cổng WAN: Số lượng cổng Wan thông thường sẽ là 1. Tuy nhiên ở một số các router chuyên dụng thì có thể là 2. Cổng Wan này thông thường sẽ có màu xanh hoặc màu vàng giúp dễ dàng phân biệt hơn. Nhiệm vụ chính của cổng này đó là giúp tạo ra một lớp mạng riêng và giúp nâng cấp giải IP.
  • Cổng LAN: Hiện nay đa số các Router đều có hai cổng mạng LAN trở lên. Cổng mạng LAN này có thể kết nối modem đến các thiết bị như laptop, máy tính… để sử dụng internet. Hiện nay có rất nhiều loại cổng mạng lan khác nhau với những tốc độ khác nhau để các bạn lựa chọn 10/100Mbps, 10/100/1000Mbps,..
  • Ăng-ten: Hiện nay tên router có hai loại ăngten đó làm ăng ten ngoài và ăng ten ngầm. Tuy nhiên, chủ yếu là các router hiện nay sử dụng ăng ten ngoài. Nói chung, số lượng ăn ten này sẽ ảnh hưởng đến cường độ phát sóng wifi bởi nếu số lượng ăng ten nhiều thì cường độ phát sẽ mạnh hơn.

Cấu tạo bên trong của router khá là phức tạp, nó gồm rất nhiều bộ phận: ví dụ như RAM, CPU, khối có tác dụng truyền tín hiệu, biến áp cảm ứng…

Nguyên lý hoạt động của Router là gì?

Để cho một router wifi có thể hoạt động cũng như là thực hiện việc phát sóng wifi thì router của bạn cần phải thực hiện việc kết nối được với một modem. Thành phần modem này sẽ có tác dụng kết nối với đường truyền internet từ phía nhà mạng.

Xem thêm các sản phẩm Router cân bằng tải

Giữa modem và router wi-fi sẽ được thực hiện kết nối thông qua dây cáp từ phía cổng mạng Lan trên modem chính. Mỗi một thiết bị trong hệ thống mạng này sẽ có một IP riêng. Nhiệm vụ của Router chính là giúp xác định tuyến đường đi cũng như là thực hiện việc truyền thông tin trong môi trường internet một cách chính xác nhất.

Hiện nay với công nghệ hiện đại thì thời gian truyền dữ liệu của router wi-fi đã nhanh hơn rất nhiều. Bạn chỉ cần thực hiện trong một khoảng thời gian ngắn và hoàn toàn không làm gián đoạn kết nối trong quá trình sử dụng dịch vụ.

Chức năng của Router là gì?

Chức năng của router wi-fi đó chính là nó thực hiện việc gửi các gói dữ liệu mạng giữa hai hoặc nhiều mạng wifi khác nhau. Thông qua chức năng này các router wi-fi sẽ thực hiện việc kết nối wi-fi đến những thiết bị thông minh như máy tính bảng hay điện thoại. Bên cạnh đó nó cũng hoàn toàn có thể kết nối với laptop, máy tính bàn hoặc thậm chí là tivi nếu như có hỗ trợ.

Modem là gì?

Khi lắp mạng Internet thì nhà mạng sẽ cung cấp cho bạn 1 modem Internet, bạn không hiểu ý nghĩa của modem là gì, chức năng nhiệm vụ ra sao. Tiếp tục theo dõi ngay bên dưới về khái niệm modem là gì?

modem la gi
Khái niệm Modem là gì?

Modem được viết tắt từ Modulator and Demodulator là một thiết bị mạng thực hiện công việc điều chế và giải điều chế “tín hiệu analog vận chuyển liên tục” (gọi là sóng sin) để mã hóa và giải mã thông tin số sau đó xử lý

Modem thực hiện đồng thời cả hai nhiệm vụ này nên thuật ngữ modem là sự kết hợp của hai từ “modulate” và “demodulate”.

Tín hiệu từ máy tính tới Modem được Modem biến thành tín hiệu tương tự để có thể đi qua. Tín hiệu tới Modem ở điểm B biến đổi ngược lại thành tín hiệu số đưa vào máy tính ở điểm B.

Các phương tiện của modem có thể gồm :

  • Đường dây điện thoại (xDSL hoặc Dial-Up)
  • Không dây (Vệ tinh, 2G – LTE Cellular, Wi-MAX, v.v.)
  • Sợi quang (FiOS)
  • Coax (Internet cáp)
  • Các Modem WiFi có đầu kết nối từ ISP của bạn, đầu ra kết nối với PC hoặc bộ định tuyến Ethernet.

Lịch sử ra đời của thiết bị Modem

Modem vốn đã xuất hiện từ những năm 50 của thế kỷ trước và trải qua cả một thời gian dài phát triển. Từ đó đến nay, có rất nhiều loại modem xuất hiện cùng các chức năng cơ bản được thay đổi để phù hợp với sự phát triển của công nghệ.

Tham khảo : Hướng dẫn đổi mật khẩu modem Wifi FPT

Các dịch vụ dây tin tức trong những năm 1920 đã sử dụng các thiết bị ghép kênh thỏa mãn định nghĩa của modem. Tuy nhiên, chức năng modem là ngẫu nhiên đối với chức năng ghép kênh, vì vậy chúng không có trong lịch sử của modem.

lich su modem
Lịch sử phát triển của Modem

Các modem phát triển do nhu cầu kết nối máy điện báo qua các đường dây điện thoại phổ thông thay vì các đường dây thuê đắt tiền.

Năm 1941, đã phát triển một hệ thống mã hóa giọng nói gọi là SIGSALY, sử dụng bộ phát âm để số hóa lời nói, sau đó mã hóa lời nói bằng phím một lần và mã hóa dữ liệu kỹ thuật số dưới dạng âm bằng cách sử dụng phím thay đổi tần số.

Các modem đã được sản xuất hàng loạt ở Hoa Kỳ như là một phần của hệ thống phòng không SAGE vào năm 1958 (năm modem được sử dụng lần đầu tiên), kết nối các thiết bị đầu cuối tại nhiều căn cứ không quân, các vị trí radar và trung tâm chỉ huy và kiểm soát đến các trung tâm giám đốc SAGE nằm rải rác khắp Hoa Kỳ và Canada.

Modem SAGE được mô tả bởi Phòng thí nghiệm Bell của AT & T tuân thủ tiêu chuẩn bộ dữ liệu Bell 101 mới được công bố. Mặc dù chúng chạy trên các đường dây điện thoại chuyên dụng, các thiết bị ở mỗi đầu không khác gì các modem Bell 101, 110 baud được ghép âm thanh thương mại.

Các loại 201A và 201B dữ liệu điện thoại là modem đồng bộ sử dụng hai-bit-per-baud điều chế pha nhị phân (PSK). 201A hoạt động bán song công ở tốc độ 2.000 bit/ giây so với các dòng điện thoại thông thường, trong khi 201B cung cấp dịch vụ song công 2.400 bit/ giây trên các kênh thuê bốn dây, các kênh gửi và nhận mỗi kênh chạy trên hai dây riêng của chúng.

Tiêu chuẩn bộ dữ liệu Bell 103A nổi tiếng cũng được AT & T giới thiệu vào năm 1962. Nó cung cấp dịch vụ với tốc độ 300 bit/ s so với các dòng điện thoại thông thường. Khóa dịch chuyển tần số đã được sử dụng, với bộ khởi tạo cuộc gọi truyền ở 1.070 hoặc 1.270 Hz và modem trả lời truyền ở 2.025 hoặc 2.225 Hz.

Lưu ý: Tốc độ của các modem này được đo bằng baud (một đơn vị đo lường được đặt tên theo Emile Baudot)

Xem thêm : Single-Band, Dual-Band và Tri-Band Wi-Fi Routers có gì khác nhau?

Các modem dần trở nên quen thuộc với người tiêu dùng vào cuối thập niên 70 đến thập niên 80 khi các bảng tin công khai và dịch vụ tin tức như CompuServe được xây dựng trên cơ sở hạ tầng internet sớm.

Sau đó, với sự bùng nổ của World Wide Web vào giữa và cuối những năm 1990, modem quay số nổi lên như một hình thức truy cập internet chính ở nhiều hộ gia đình trên thế giới.

Cách hoạt động của Modem

Để hình dung được cách hoạt động của Modem, các bạn xem qua hình ảnh dưới đây :

cach hoat dong cua modem
Sơ đồ cách hoặt động của modem

Những đặc điểm cuả modem

Modem dễ điều chế cũng như giải điều chế tín hiệu mang tin tới tín hiệu đường dây để truyền đi xa trong kết nối mạng WAN. Quá trình điều chế có thể ra số hoặc tương tự khi đó Router không làm được nếu không lắp thêm card chuyên dụng.

Modem không có khả năng định tuyến cao cấp, không cấu hình được các giao thức định tuyến và các tính năng của router. Nó chỉ kết nối tới nhà cung cấp Internet và làm cổng giao tiếp cho mạng giúp bạn kết nối ra ngoài.

Modem ADSL (router ADSL) có 2 chế độ hoạt động đó là :

Chế độ bridge :

Modem ADSL hoạt động như 1 cầu nối. Lúc này Modem ADSL không còn chức năng định tuyến nữa. Nó làm đúng 1 chức năng đó là kết thúc của đường truyền ADSL. Thiết bị phía sau modem đảm nhận là cổng gateway.

Chế độ route :

Hỗ trợ chính routing (static route, RIP), nó không hỗ trợ đầy đủ giao thức định tuyến như 1 router thực sự.

Nếu ví router là đứa con thì modem chính là người mẹ. Nếu không có modem, router chỉ thực hiện được chức năng thiết lập mạng nội bộ chứ không thể kết nối ra Internet quốc tế.

Có những loại modem nào? tìm hiểu các loại Modem

1. External modem (Modem bên ngoài)

External modem (Modem bên ngoài)
Loại External

External modem là một modem độc lập không chứa bộ định tuyến. Nó có thể nhưng rất hiếm khi, được kết nối trực tiếp vào máy tính qua USB, Ethernet hoặc đôi khi là wifi. Thông thường nó sẽ được gắn vào một bộ định tuyến riêng để bạn có thể chia sẻ kết nối của mình với nhiều nút mạng xung quanh nhà hoặc văn phòng.

2. Router/Modem Combo (Bộ định tuyến kết hợp với Modem)

Modem Combo (Bộ định tuyến kết hợp với Modem)
Loại vừa Router vừa là Modem

Đây là modem được chứa trong một bộ định tuyến, cho phép nhiều máy tính / thiết bị kết nối trong một mạng cục bộ (mạng LAN) và cả mạng diện rộng Internet. Nó là một công nghệ khá phổ biến hiện nay vì nó có nghĩa lớn, việc thiết lập mạng không còn phức tạp bởi quá nhiều thiết bị bao gồm modem và router riêng biệt.

3. Integrated modem (Modem tích hợp)

Integrated modem
Integrated modem

Đây là một modem được lắp đặt trong máy tính (thường là USB hoặc ở dạng card mạng lắp vào khe PCI).

Tìm hiểu về Hub, Repeater, Router, Switch, Bridge, Gateway.

Loại modem trước đây được ứng dụng vì lúc đó hầu hết mọi người đều chỉ có một máy tính cá nhân muốn kết nối với internet, tuy nhiên hiện nay nó đã rất lỗi thời. Như các bạn biết rằng trong gia đình / công ty hiện nay có đến hàng loạt thiết bị kết nối mạng cùng lúc. Chắc chắn Integrated modem không đáp ứng được nhu cầu này.

4. Modem sử dụng cáp đồng trục, DSL, cáp quang, Modem Dial-up

Modem sử dụng cáp đồng trục, DSL, cáp quang, Modem Dial-up

Tương tự như các loại modem bên trên nhưng chúng cũng có thể được phân loại theo loại dịch vụ bạn sử dụng để kết nối với internet.

Modem DSL

DSL modem
Hình ảnh modem Dlink DSL-2640 trước đây có kết nối DSL (cổng DSL nằm phía bên phải)

Ở Việt Nam thì trong khoảng năm 2004 – 2007, dịch vụ Internet ADSL khá phổ biến nhưng vì có tốc độ thấp nên không lâu sau đã được thay thế bằng cáp quang.

Modem Fiber (cáp quang)

modem cap quang
Ví dụ về một modem sử dụng kết nối cáp quang

Cũng như loại kết nối, bạn cũng nên kiểm tra tốc độ mà modem có thể xử lý với tốc độ mà nhà cung cấp dịch vụ mạng Internet (ISP) cung cấp. Điều này cực kỳ quan trọng, vì nếu ISP của bạn cung cấp cho bạn tốc độ tải xuống 300Mbps và modem của bạn chỉ có thể xử lý 100Mbps, bạn sẽ hạn chế nghiêm trọng tiềm năng kết nối internet.

Sự khác nhau giữa Router và Modem

modem va router
So sánh điểm khác nhau giữa Router và Modem

Cả modem và router đều liên quan đến việc kết nối máy tính gia đình với Internet. Chúng xuất hiện ở bất cứ nơi nào thiết bị điện tử kết nối laptop hoặc mạng của bạn với nhà cung cấp dịch vụ Internet để truy cập web. Tuy nhiên, giữa chúng vẫn có những sự khác biệt.

Modem có thể hoạt động độc lập thông qua kết nối có dây với máy tính hoặc thiết bị khác của bạn. Trước đây thông thường một mạng được lắp đặt với Modem và Router kèm theo nhau, thế nhưng với việc Modem ngày càng hiện đại và tích hợp các tính năng của Router (ví dụ như phát wifi) thì một bộ định tuyến đi kèm modem là không cần thiết nữa.

Trong khi đó Router không thể hoạt động độc lập, vì nó không có chức năng dịch lại tín hiệu mạng mà các nhà cung cấp mạng ISP cung cấp. Nếu Router hoạt động độc lập mà thiếu đi modem thì nó không khác gì một trung tâm kết nối mạng cục bộ giống Switch hoặc Hub.

Tuy nhiên Router vẫn có rất nhiều lợi ích, đặc biệt trong việc mở rộng mạng.

Sự khác biệt giữa Modem và Route

Thiết bị kiêm luôn cả Modem và Router

Một số ISP có cung cấp một loại thiết bị 2-trong-1, kết hợp giữa ModemRouter. Nó thực hiện cả chức năng chuyển đổi tín hiệu tương tự thành số cũng như định tuyến nội mạng. Tên đầy đủ của nó là Modem Router, song tại Việt Nam, hầu hết mọi người đều gọi tắt (nhưng sai về ý nghĩa) là modem.

Nếu đã có thể làm ra những chiếc Modem Router như vậy, tại sao các nhà sản xuất vẫn còn làm ra những chiếc modem hay router riêng rẽ để làm gì?

Đó là vì trước hết, mỗi loại Modem thường chỉ dùng được với một cơ sở hạ tầng Internet duy nhất (hoặc DSL hoặc quang). Nếu bạn muốn chuyển đổi sang dùng cáp quang thì thường chiếc Modem cũ (hoặc modem router cũ) sẽ không dùng được với đường truyền mới, buộc bạn phải sắm Modem mới để sử dụng.

Trong khi đó, chiếc Router cũ vẫn có thể tái sử dụng và bạn chẳng cần phải cấu hình lại thông tin mạng trên smartphone hay máy tính để làm gì. Nói đơn giản, mạng WiFi cũ của bạn vẫn vậy, mật khẩu vẫn vậy. Bạn chỉ cần cấu hình chiếc Modem mới và cứ cắm vào là chạy (plug and play).

smarter home what is router 1 800X300
Tìm hiểu về Router và Modem 34

Bên cạnh đó, đối với các công ty, doanh nghiệp, vì lý do bảo mật hoặc chia sẻ băng thông đường truyền, đôi khi họ cần lập ra nhiều mạng nội bộ riêng (có mạng dành riêng cho khách vãng lai truy cập, có mạng chỉ để nhân viên sử dụng, có mạng chỉ cho giám đốc…). Việc tách riêng Router và Modem rất có lợi trong trường hợp này.

Ngoài ra, nếu lượng thiết bị đầu cuối (laptop, smartphone, tablet…) quá nhiều, thường một chiếc modem sẽ không đủ sức chịu tải và công việc đó sẽ phù hợp cho router/switch hơn. Thêm vào đó, với những công ty có văn phòng ở nhiều tầng hoặc diện tích phân bố rộng, việc có nhiều router không dây sẽ giúp “phủ sóng” đều hơn.

Sau cùng là giá thành và chi phí nâng cấp. Vẫn có những chiếc Modem Router kết hợp tất cả các tính năng trên nhưng chi phí khá đắt. Và cũng không tiện lắm cho việc nâng cấp nếu bạn đã có chiếc Modem Router hỗ trợ Wi-Fi chuẩn 802.11n nhưng lại muốn có sóng đạt chuẩn 802.11ac.

Việc mua thêm một chiếc Router hỗ trợ chuẩn 802.11ac và gắn tiếp nối vào Modem Router có sẵn sẽ “kinh tế” hơn so với sắm hẳn chiếc Modem Router tốt hơn cái cũ.

Nói tóm lại, modem là thiết bị giúp kết nối mạng nội bộ với mạng Internet lớn hơn. Router là phần cứng cho phép tất cả thiết bị khác của bạn sử dụng kết nối Internet đó (có dây hoặc không dây) cùng lúc, và cũng cho phép chúng giao tiếp với nhau mà không cần thực hiện qua Internet.

Bạn cũng nên sử dụng modem và router riêng biệt (thay vì sử dụng modem router 2 trong 1) vì công nghệ modem thay đổi chậm, bạn có thể sử dụng modem trong thời gian dài hơn. Ngược lại, router có thể cần nâng cấp sớm hơn do những đòi hỏi về công nghệ WiFi hay số lượng thiết bị kết nối.

Tìm hiểu về Router và Modem 5G

Với sự ra đời của 5G, nhiều người tự hỏi liệu họ có cần modem và router đặc biệt để kết nối với công nghệ Internet này hay không.

Bạn sẽ cần một modem tương thích để kết nối với Internet 5G
Bạn sẽ cần một modem tương thích để kết nối với Internet 5G

Giống như bất kỳ loại kết nối Internet nào khác, bạn sẽ cần một modem tương thích để kết nối với Internet 5G. Điện thoại thông minh và máy tính bảng hỗ trợ 5G có các modem này được tích hợp trong đó. Nhưng những người muốn sử dụng kết nối 5G cho ngôi nhà của mình sẽ cần modem 5G.

Chúng đã có sẵn, cùng với các thiết bị kết hợp router – modem 5G từ những nhà cung cấp dịch vụ 5G và một số nhà bán lẻ nhất định.

Một số công ty cũng cung cấp CPE 5G (customer-premises equipment) với router và modem tích hợp để kết nối khách hàng với mạng 5G.

Các router cũ vẫn hoạt động với modem 5G. Nhưng bạn có thể muốn nâng cấp router của mình để tận dụng tốc độ 5G tối đa. Các router một băng tần chậm có thể gây ra hiện tượng “nút thắt cổ chai” cho kết nối Internet 5G tốc độ cao.

Tuy nhiên, điều này phần lớn sẽ phụ thuộc vào việc gói Internet và tốc độ kết nối 5G của bạn thực sự nhanh ra sao. Đừng nâng cấp thiết bị cho đến khi bạn biết rằng 5G có sẵn trong khu vực bạn sống, các chi tiết về gói và thiết bị nào tương thích.

Bây giờ, bạn đã hiểu rõ hơn về vai trò của modem và router.

Một số sản phẩm Router và modem thông dụng hiện nay

1. FPT GPON G97RG6M

Modem FPT G97RG6M là dòng modem dùng mới có mặt trên thị trường, cũng giống như những loại modem internet FPT thông thường, nó có tính năng chính là giải mã tín hiệu quang cho ra tín hiệu internet và ngược lại. Giúp cho người dùng có thể truy cập internet đạt tốc độ cao nhất.

modem wifi fpt
Modem G-97RG6M

Ngoài ra, modem G-97RG6M mới này của FPT cũng có những tín năng vượt trội, mà trên các dong modem tiền nhiệm của Fpt Telecom không có, thậm chí các nhà mạng khác như Viettel hay VNPT cũng vẫn chưa có tính năng cao cấp tương tự, do đang dùng chuẩn wifi b/n/g băng tần 2.4Ghz cũ. Chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về các tính năng này ngay sau đây.

2. EP9108W-4FE

  • Cung cấp cho khách hàng EPON.
  • Chịu tải tối đa 12 người dùng và 3 HD box.
  • Wifi: Khá, phù hợp cho gia đình tối đa 8 thiết bị.
  • Cấu hình bridge để dùng chung với router khác trong trường hợp khách hàng có yêu cầu chịu tải cao hơn

Xem thêm : Tìm hiểu công nghệ mạng AON và PON

3. G-97D2

  • Cung cấp cho khách hàng GPON gói F3~F6 không kèm HD box
  • Chịu tải tối đa 8 người dùng và1 HD box
  • Wifi: Khá, phù hợp cho gia đình có nhiều nhất 6 thiết bị

4. G-93RG1

  • Cung cấp cho khách hàng GPON gói F2~F6 kèm với tối đa 3 HD box.
  • Chịu tải tối đa 12 người dùng.
  • Wifi: Khá, phù hợp cho gia đình có nhiều nhất 8 thiết bị.
  • Cấu hình bridge để dùng chung với router khác trong trường hợp khách hàng có yêu cầu chịu tải cao hơn.

5. TL-WR841N

  • Cung cấp cho khách hàng GPON gói F Business.
  • Chịu tải tối đa 16 người dùng
  • Wifi: Khá, phù hợp cho công ty nhỏ khoảng 10 người

6 Archer C2

  • Cung cấp cho khách hàng đăng ký lắp mạng FPT gói F Business.
  • Chịu tải nhiều nhất 20 người dùng.
  • Wifi: Khá, phù hợp cho công ty nhỏ khoảng 16 người.
  • Có thể phát song song 2 băng tần 2,4 và 5Ghz.

7. TL-R480T+

  • Cung cấp cho khách hàng lắp mạng FPT gói Fiber Public+
  • Chịu tải tối đa 40 người dùng.
  • Cân bằng tải tối đa 4 đường truyền (không gộp băng thông).
  • Dùng cho quán Net hoặc doanh nghiệp nhỏ khoảng 28 máy.
  • Wifi: Không có

8. Vigor 2912

  • Cung cấp cho khách hàng gói Fiber Plus.
  • Chịu tải tối đa 40 người dùng.
  • Cân bằng tải tối đa 2 đường truyền (có thể gộp băng thông), có cổng cắm USB 3G.
  • Xem được nội dung chat, web… của 30 người dùng
  • Dùng cho quán Net hoặc doanh nghiệp nhỏ tối đa 35 máy.
  • Wifi: Không có (FPT không cung cấp phiên bản có wifi – V2912N).

9. Vigor 2925

  • Khách hàng mua theo nhu cầu sử dụng khi lắp mạng FPT.
  • Chịu tải tối đa 60 người dùng.
  • Cân bằng tải 2 Wan Gigabit (tối đa 300Mbps).
  • Xem được nội dung chat, web… của 30 người dùng
  • Dùng cho doanh nghiệp có nhu cầu cao hoặc quán net có nhiều nhất 50 thiết bị.
  • Wifi: Không có (FPT không cung cấp phiên bản có wifi – V2925N).

10. G-97C1

  • Converter GPON.
  • Hỗ trợ tốc độ lên tới 1,2Gbps.
  • Không có chức năng gì khác.

Trên đây là những giải đáp về các khải niệm Router là gì, Modem là gì, cũng như đặc điểm của Router và modem, những loại Router và modem chính tốt nhất nhiều người sử dụng hiện nay. Hi vọng qua bài viết giúp các bạn Tìm hiểu rõ hơn Router và Modem và phân biệt được sự khác nhau cũng như chức năng của Router và Modem

Nếu có thắc mắc gì thêm xin hãy để lại nhận xét ngay bên dưới nhé !