PPE trong kế toán là gì? Các bút toán ghi nhận PPE theo IAS 16 như thế nào? Chỉ số này thể hiện thế nào trên bảng cân đối kế toán? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
PPE trong kế toán là gì?
PPE được ghi nhận trên báo cáo tài chính – bảng cân đối kế toán của công ty. Với những ai theo đuổi ACCA – chứng chỉ kế toán công chứng được cấp bởi Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc thì chắc hẳn không còn xa lạ với khái niệm PPE.
PPE được gọi là tài sản cố định, viết tắt của Property, Plant, Equipment – đất đai, nhà xưởng, thiết bị.
PPE được coi như là tài sản dài hạn, vì chúng tồn tại lâu hơn 1 năm và thường có giá trị lớn.
(Lưu ý: PPE không bao gồm bất động sản cho thuê và bất động sản nắm giữ chờ tăng giá)
Tiêu chuẩn ghi nhận PPE
Kế toán cần xem xét 3 tiêu chuẩn sau trước khi ghi nhận tài sản đó vào PPE:
- Có thể thu được lợi ích kinh tế. Là một tài sản cố định, chắc chắn doanh nghiệp phải thu được lợi ích từ tài sản đó. Mà lợi ích rõ nhất là giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu và lợi nhuận. PPE có thời gian sử dụng lâu hơn 1 năm, nên nó sẽ được xét đến lợi ích kinh tế trong những năm tiếp theo.
- Nguyên giá của tài sản có thể xác định một cách đáng tin cậy. Việc xác định nguyên giá phải tuân theo nguyên tắc kế toán. Giá mua thực tế, thuế, chi phí liên quan phải chi ra đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng phải được ghi nhận, tính toán rõ ràng.
- Ngoài ra, tài sản cũng phải thỏa mãn các yêu cầu cụ thể về mức giá trị do doanh nghiệp quy định. Ví dụ: Tài sản phải có giá trị 30.000.000 VNĐ trở lên và được xác định theo chế độ tài chính Việt Nam.
Ghi nhận ban đầu (Initial Measurement)
Nguyên giá của PPE được ghi nhận bao gồm tất cả chi phí cần thiết để đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng hoạt động. Các chi phí cần thiết bao gồm các khoản dưới đây:
- Giá mua trên hóa đơn (sau khi trừ đi chiếu khấu thương mại và các khoản giảm giá)
- Chi phí chuẩn bị địa điểm
- Chi phí vận chuyển
- Chi phí lắp đặt
- Chi phí thuê chuyên gia
- Chi phí chạy thử sau khi trừ tiền thu được từ việc bán sản phẩm tạo ra khi chạy thử
- Chi phí nhân viên phát sinh trực tiếp
- Chi phí ước tính cho việc tháo dỡ tài sản và phục hồi địa điểm về nguyên trạng
Nguyên giá của PPE không bao gồm:
- Hao hụt vượt định mức (hỏng hóc, mất mát…) trong quá trình hình thành và nâng cấp tài sản
- Chi phí quản lý và chi phí sản xuất chung
- Chi phí lắp đặt và chi phí trước vận hành
- Chi phí vận hành ban đầu trước khi tài sản đạt tới hiệu suất yêu cầu
- Chi phí đào tạo nhân viên sử dụng tài sản
- Hợp đồng bảo dưỡng đã trả cho tài sản
Ghi nhận tiếp theo (Subsequently Measurement)
Trong các kỳ kế toán tiếp theo, giá trị trên sổ sách của PPE được tính toán theo 2 phương pháp:
- Phương pháp nguyên giá (Cost model):
Giá trị ghi sổ = Nguyên giá – Khấu hao lũy kế – Giảm giá trị tài sản lũy kế
- Phương pháp đánh giá lại giá trị (Revaluation model):
Giá trị ghi sổ = Giá trị hợp lý – Khấu hao lũy kế – Giảm giá trị tài sản lũy kế
Bút toán ghi nhận ban đầu
Nợ PPE tại nguyên giá
Có Tiền/Nợ phải trả
Có Dự phòng cho việc tháo dỡ tài sản và chi phí phục hồi địa điểm
Doanh nghiệp xóa ghi nhận PPE
Khi thanh lý PPE hoặc khi dự kiến không nhận được bất kỳ khoản lợi ích kinh tế trong tương lai nào từ việc sử dụng hoặc thanh lý PPE.
Kế toán ghi nhận đồng thời 3 bút toán khi thanh lý:
Xóa sổ tài sản
Nợ Thanh lý tài sản dài hạn
Có Tài sản dài hạn tại nguyên giá
Xóa sổ Hao mòn lũy kế
Nợ Khấu hao lũy kế
Có Thanh lý tài sản dài hạn tại giá trị của khấu hao tại ngày thanh lý
Ghi nhận tiền thu được từ thanh lý
Nợ Phải thu khách hàng/Tiền
Có Thanh lý tài sản dài hạn tại giá bán
Ý nghĩa của PPE trong bảng cân đối kế toán
PPE thể hiện trên bảng cân đối kế toán là mục tài sản cố định dài hạn được trừ đi giá trị khấu hao lũy kế qua nhiều năm. PPE giúp nhà quản trị và kế toán nắm được tình hình tài sản của doanh nghiệp. Từ đó, có kế hoạch phát triển phù hợp, các phương án tiếp tục sử dụng hay thay thế, nâng cấp sửa chữa,…
Theo dõi quá trình thu hồi vốn đầu tư vào TSCĐ để đánh giá được hiệu suất sử dụng tài sản và xem xét tái sản xuất kinh doanh.
Xem thêm: Vốn cố định nằm ở đâu trên bảng cân đối kế toán?
Phần mềm Kaike tự động thực hiện các bút toán và lập báo cáo tài chính – giải pháp kế toán cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Chi tiết hệ thống nghiệp vụ tích hợp trong phần mềm:https://kaike.vn/ra-mat-kaike-phan-mem-ke-toan-cho-doanh-nghiep-sieu-nho/
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!