Chim bìm bịp có tên khoa học là Centropus sinensis, là loài chim đặc biệt nhạy cảm với môi trường sống, có thân mình dài, mỏ nhọn, mắt đỏ, đuôi dài. Bìm bịp là loài chim định cư, thường phân bố ở các vùng đồng bằng, trung du và miền núi có độ cao từ 600 đến 800 mét.
1. Đặc điểm
Cái tên bìm bịp xuất phát từ tiếng kêu của chúng, “bìm bịp”. Có khoảng 30 loài bìm bịp khác nhau. Bìm bịp không phải là loài chim đẻ trứng nhờ. Bìm bịp có hai loài, loài bìm bịp lớn có tên khoa học là Centropus sinensis Stephen, loài bìm bịp nhỏ có tên khoa học là C.benghalensis Gmelin. Cả hai loài đều có thân mình dài, đầu tròn múp, mỏ to nhọn, mắt tròn, màu đỏ, đuôi dài hơn cánh. Chân có 4 ngón, 2 trước và 2 sau, móng dài và sắc. Bộ lông bìm bịp có màu đen huyền, trừ hai cánh có màu nâu đỏ, đầu các lông cánh có màu sẫm hơn.
Bìm bịp lớn (hay có tên khoa học là Centropus sinensis) là một loài chim thuộc chim Bìm bịp. Bìm bịp lớn phân bố ở Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal, Pakistan, Sri Lanka, và các nước Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam). Con trống và con mái có màu lông giống nhau. Chim non có lông màu nâu chấm đen phủ toàn thân.
Khi trưởng thành, phần đầu mỏ, cổ, ngực và đuôi có màu đen nhạt. Thân và hai cánh có màu nâu đỏ. Cặp mắt của chúng đỏ au, đôi chân đen bóng. Bìm bịp lớn là loài chim định cư, thích ở bụi rậm, lau sậy um tùm gần sông suối, đầm lầy. Chúng thường dựa vào thủy triều để kiếm ăn và đi theo từng cặp. Bìm bịp là một loài chim ăn thịt, chúng ăn mồi sống như ếch, nhái, cá,… và đặc biệt là rắn. Bìm bịp lớn suốt năm sống trong vùng làm tổ nhỏ hẹp của nó và không đi đâu xa. Nơi ở của loài bìm bịp lớn là những lùm cây hay những nơi có nhiều bụi cây rậm rạp. Chúng làm tổ trong bụi cây rậm rạp, cách mặt đất 1-2 m.
2. Tập tính
Chim bìm bịp thường làm tổ ở những nơi có nhiều rắn để tiện cho việc săn mồi. Vì món ăn khoái khẩu của bìm bịp là các loài rắn nhỏ. Vậy tại sao loài rắn không tấn công ngược lại loài bìm bịp? Điều đó vẫn còn là một ẩn số.
Có nhiều người cho rằng phân của loài bìm bịp có mùi khó chịu với các loài rắn. Nhưng theo mình nghĩ, các loài rắn không dám ra khỏi hang vì sợ chúng sẽ trở thành bữa ăn cho những con bìm bịp. Tổ của chúng có hình dạng túi dài, miệng tổ hơi nghiêng về một bên. Mỗi lứa bìm bịp lớn đẻ từ 3 đến 4 trứng. Bìm bịp lớn ăn cóc, nhái, ếch, rắn nhỏ, cào cào, ấu trùng chuồn chuồn.
Bìm bịp trống thường có thân mình nhỏ bé hơn bìm bịp cái. Khác với những loài chim khác, bìm bịp trống phụ trách việc nuôi và chăm sóc con non. Nhiệm vụ của bìm bịp trống là tìm thức ăn, mớm thức ăn cho con non, và bảo vệ con non khỏi kẻ thù.
Trong khi đó, bìm bịp mái thì tự do bay lượn bên ngoài. Đôi khi còn bay cùng các con bìm bịp trống khác. Mùa giao phối và sinh sản của chim bìm bịp có thể kéo dài tới 5 tháng. 1 năm chúng có thể đẻ khoảng 2 lứa. Mỗi lứa khoảng 3-4 trứng.
Chim bìm bịp là một loài chim có tính hung dữ, nhất là khi đối diện với kẻ thù hoặc tranh giành lãnh thổ. Chúng kêu rất to khi có người xâm phạm lãnh thổ của chúng.
3. Công dụng y học của chim bìm bịp
Theo dân gian, thịt chim bìm bịp có vị ngọt, tính ấm. Người ta thường dùng thịt chim bìm bịp để chữa bệnh. Bằng cách bỏ lông, bỏ luôn phần nội tạng, giữ nguyên phần thịt để ăn sống hoặc có thể nấu cháo. Có tác dụng bổ máu, giảm đau, tiêu ứ, suy nhược, chân tay nhức mỏi, ứ huyết bầm tím, tê thấp, đau lưng, sản hậu.
Thịt bìm bịp còn được dùng để ngâm rượu. Rượu bìm bịp có tác dụng:
- Bổ máu
- Chữa suy nhược cơ thể
- Giảm đau nhức xương khớp
- Chữa liệt dương, suy thận, hen suyễn
Vì thế cho nên rượu bìm bịp rất tốt cho người cao tuổi.
4. Tại sao rượu bìm bịp lại có thể giảm đau nhức?
Theo dân gian, khi chim bìm bịp non chưa có khả năng bay cũng như kiếm mồi. Người ta thường leo lên tổ bẻ gãy chân con non. Chim bố mẹ khi thấy chân bìm bịp non bị gãy sẽ bay đi tìm những bài thuốc để chữa. Chim bố mẹ thường sẽ ăn lá của một loại cây, được dân gian gọi là cây bìm bịp để mớm cho con non. Bìm bịp non sau khi ăn lá cây bìm bịp thì vết thương sẽ mau chóng khỏi. Khi vết thương con bìm bịp non lành lại thì đem con bìm bịp đi ngâm rượu. Chính rượu này có thể làm giảm đau nhức.
Công dụng chữa đau nhức xương khớp, đau lưng của rượu bìm bịp thật ra chính là công dụng của lá cây bìm bịp. Một con bìm bịp non khi bị gãy chân thường phải tiêu thụ một lượng rất lớn lá cây bìm bịp. Những lá cây này sẽ giúp con non mau chóng hồi phục. Cho nên, trong mỗi con bìm bịp này thường chứa rất nhiều chất giúp giảm đau nhức, đau lưng.
5. Cách ngâm rượu bìm bịp
Bìm bịp là một loài chim ăn thịt nên có rất nhiều kí sinh trùng. Cần phải làm sạch trước khi đem đi ngâm rượu.
Cách ngâm rượu bìm bịp
- Làm sạch lông và bỏ hết nội tạng của bìm bịp.
- Rửa thật sạch qua nhiều nước. Sau đó ngâm nước muối khoảng 30 phút để loại bỏ vi khuẩn, kí sinh trùng bám bên ngoài.
- Sau đó, rửa lại chim bìm bịp lần nữa với rượu gừng để làm sạch máu, mùi tanh và vi trùng.
- Ngâm bìm bịp lần đầu với rượu 60 độ trong 3 tháng
- Ngâm bìm bịp lần thứ hai với rượu 40 độ trong 2 tháng
- Ngâm bìm bịp lần thứ ba với rượu 40 độ trong 1 tháng
Lưu ý: bình ngâm rượu là loại bình bằng thủy tinh to, có thừa không gian. Không nên dùng mình quá chật. Chọn bình có nắp đậy kín. Tuyệt đối không được sử dụng bình nhựa để ngâm vì các chất độc hại trong nhựa khi tiếp xúc lâu ngày với độ cồn sẽ tiết ra độc tố.
Chim bìm bịp thường được ngâm với tắc kè hoặc cá ngựa và một số dược liệu nguồn gốc thực vật như các loại sâm rừng, nhất là củ sâm cau.
Đặc biệt là rượu bìm bịp – ngũ xà gồm bìm bịp với 5 con rắn là hổ mang, cạp nong, hổ trâu, rắn ráo và rắn sọc dưa. Rượu này rất tốt trong việc chữa được chứng liệt dương, suy nhược, hen suyễn, đái buốt. Thuốc rất thích hợp với những đối tượng thể trạng suy yếu, hay những người cao tuổi thường mắc chứng đau nhức.
Đối với người dân tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nhân dân lại có kinh nghiệm để chim bìm bịp bị đói trong 2-3 ngày, sau đó cho ăn một con rắn và chờ đúng 3 ngày mới làm thịt rồi ngâm rượu. Họ cho rằng làm như vậy thì tinh chất có trong thịt rắn sẽ ngấm vào thịt bìm bịp làm cho dược tính tác dụng của thịt bìm bịp tăng lên gấp đôi.
Cách dùng
Rượu bìm bịp có màu nâu thẫm, mùi thơm, vị đậm, hơi ngọt. Ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần 30-50ml, uống trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.
Lưu ý: Không được dùng rượu bìm bịp cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú.
6. Chim bìm bịp còn có khả năng giữ nhà
Ngoài giống chó giữ nhà thì chúng ta cũng có thể nuôi một con chim bìm bịp để giữ nhà. Nhưng bìm bịp không phải là giống chim dễ nuôi. Để nuôi được một chú bìm bịp có thể sống khỏe mạnh và nghe lời chủ thì người nuôi phải thật sự kiên nhẫn. Bất kể là chim đực hay chim mái cũng đều có thể giữ nhà. Nhưng tốt nhất là chọn chim mái vì chim mái hiền lành hơn, dễ chăm sóc hơn và dễ thuần phục hơn.
Chim bìm bịp không thể nào so sánh tiếng kêu của mình với vẹt được. Nhưng tiếng kêu của bìm bịp cũng đủ để có thể báo hiệu có người lạ đang bước vào nhà. Để làm được điều này bạn cần nuôi bìm bịp từ nhỏ và thả tự do như bồ câu để chúng chạy nhảy trong sân vườn. Điều kiện tiên quyết để nuôi một chú bìm bịp giữ nhà là cần phải có thời gian để huấn luyện. Với bản tính hung hăng, bảo vệ lãnh thổ của mình bìm bịp sẽ sẵn sàng tấn công bất kỳ đối tượng nào có khả năng gây nguy hại cho chúng.
Với những con bìm bịp sống trong môi trường tự nhiên quá lâu thì khả năng giữ nhà của chúng hầu như không có. Trong quá trình huấn luyện, mỗi lần chúng tấn công đối phương thành công bạn nên thưởng cho chúng những món ăn ngon. Nhờ vậy mà chúng hình thành nên những phản xạ có điều kiện. Sẽ dễ dàng trong việc huấn luyện hơn.
Các bệnh thường gặp ở chim bìm bịp là tiêu chảy. Nguyên nhân là do bản năng ăn thịt sống của chúng. Chính vì vậy người nuôi nên theo dõi thường xuyên để kịp thời chữa trị.
7. Vấn nạn săn bắt quá mức
Tuy thịt chim bìm bịp và rượu bìm bịp mang lại nhiều hiệu quả bất ngờ. Nhưng việc săn bắt quá mức đã làm giảm đi một số lượng lớn cá thể trong loài. Môi trường sống của loài chim này ngày càng bị thu hẹp. Chúng ta cần phải có những biện pháp tích cực để tránh tình trạng loài chim này sẽ bị tuyệt chủng trong tương lai.
Chim bìm bịp thường được săn bắt bằng cách dùng súng, dùng lưới hay ngày xưa là dùng ná thun. Việc săn bắt quá mức này đôi khi bất chấp cả việc con lớn hay con bé. Nhiều người còn xem việc săn bắt chim bìm bịp để bán như là một nghề để kiếm sống.Hiện nay, trên thị trường, giá của một con bìm bịp trưởng thành rơi vào khoảng 120 đến 150 ngàn đồng/con. Nhiều người thấy vậy liền chạy theo nghề săn bắt bìm bịp này. Làm giảm đáng kể đi số lượng cá thể loài của bìm bịp đến mức báo động.
Để ngăn chặn tình trạng khai thác quá mức này, chúng ta có thể triển khai các biện pháp như sau:
- Hạn chế việc săn bắt loài chim này
- Nghiên cứu và nuôi loài chim bìm bịp để sản xuất
- Tuyên truyền nâng cao ý thức mọi người trong việc bảo tồn loài chim này
- Nuôi các loài chim này trong các khu bảo tồn sinh quyển, rừng quốc gia
Thông qua bài viết này, mình muốn cung cấp cho các bạn những thông tin về loài chim bìm bịp. Hy vọng sẽ hữu ích cho bạn. Ngoài ra, mình còn muốn kêu gọi mọi người hãy hạn chế việc săn bắt loài chim bìm bịp này. Vì chúng đang giảm đi rất nhanh số lượng cá thể trong tự nhiên. Môi trường ô nhiễm, phá rừng bừa bãi cũng làm cho môi trường sống của chúng bị thu hẹp. Mình hy vọng loài chim này sẽ sớm được nghiên cứu và được tiến hành nuôi mở rộng. Để tránh tình trạng một ngày nào đó, loài chim bìm bịp này sẽ bị tuyệt chủng.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!