Nước chiếm bao nhiêu phần trăm trong cơ thể? Vai trò quan trọng của nước trong cơ thể là gì sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Cùng với đó là hướng dẫn cách bạn uống nước như thế nào là đúng nhất để tốt cho sức khỏe.
Tỷ lệ nước trong cơ thể chiếm khá cao và là một chất không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của chúng ta. Nước sẽ được phân phối khắp nơi trong cơ thể bạn từ máu, não, cơ bắp, phổi, xương, khớp, Và có thể bạn chưa biết con người có thể nhịn ăn trong vài tháng nhưng nếu thiếu nước trong 3 ngày rất dễ dẫn đến nguy cơ tử vọng.
1. Nước chiếm bao nhiêu phần trăm trong cơ thể?
Trung bình, nước chiếm khoảng 70% trong cơ thể và được có sự phân bố không đều ở các cơ quan, tổ chức khác nhau. Tổng lượng nước trong cơ thể không bao giờ cố định mà giảm dần theo độ tuổi.
Đối với trẻ sơ sinh, tổng lượng nước chiếm khoảng 75 80% cơ thể. Từ 1 tuổi đến trung niên, tổng lượng nước vào cơ thể chiếm khoảng 60% trọng lượng cơ thể đối với nam và 55% trọng lượng cơ thể đối với nữ. Sau tuổi trung niên, tổng lượng nước chỉ còn chiếm khoảng 50% trọng lượng cơ thể.
Sự phân bố nước trong cơ thể theo 2 ngăn chính được ngăn cách bởi màng tế bào, đó là:
- Khoang dịch nội bào: chiếm 40% trọng lượng cơ thể.
- Khoang dịch ngoại bào: Gồm 20% trọng lượng cơ thể.
2. Nước chiếm bao nhiêu phần trăm trong máu và não
Nước chiếm bao nhiêu % của máu? Nước là thành phần quan trọng đối với cơ thể trong đó nước chiếm khoảng 92% máu. Máu được tạo nên bởi các tế bào máu và phần dung dịch huyết tương. Trong đó, nước lại chiếm phần lớn trong huyết tương của máu, hơn 90%. Ở 8% còn lại là đạm, đường, mỡ, vitamin, và các tế bào máu. Do đó, những người thường xuyên ít uống nước sẽ không tốt cho máu.
Ngoài ra, nước chiếm bao nhiêu phần trăm trong não? Nước cũng chiếm khoảng 85% trong não bộ chúng ta. Phần trăm của nước khá cao trong hai bộ phận quan trọng của cơ thể. Vậy nên có thể hiểu được rằng nước rất quan trọng và mỗi một chúng ta không thể nào sống mà không có nước được.
Vậy nước quan trọng như thế nào? Tại sao chúng ta đều được khuyên rằng phải nên cung cấp 2 lít nước mỗi ngày để tốt cho sức khỏe. Thắc mắc này của bạn sẽ được trả lời trong phần tiếp theo ngay sau đây nhé.
3. Vai trò quan trọng của nước đối với cơ thể con người
3.1. Khi con người cung cấp đủ nước
Nước đóng nhiều vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, sau đây là một số thống kê về tầm quan trọng của nước:
- Duy trì nhiệt độ trung bình của cơ thể, giống như nước trong bộ tản nhiệt của ô tô, máy bay.
- Nước mang chất dinh dưỡng cùng với oxy di chuyển đến tất cả các tế bào.
- Nước giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, cần thiết cho các chức năng của cơ thể.
- Nước giúp cơ thể hấp thụ dễ dàng chất dinh dưỡng.
- Đào thải các chất cặn bã của cơ thể qua hệ tiết niệu, da, ruột, hơi thở.
- Che phủ các cơ quan quan trọng trong cơ thể, tránh tổn thương do cọ xát, va chạm.
- Bảo vệ khớp, tránh viêm nhiễm, đau nhức vì nước là chất bôi trơn giúp khớp vận động trơn tru.
- Làm ẩm không khí để bạn dễ thở, tránh dị ứng, ho khan.
- Ngăn ngừa hình thành cục máu đông trong động mạch tim và não, giảm nguy cơ tai biến về tim và não.
- Cần thiết cho việc sản xuất chất dẫn truyền thần kinh và hormone cần thiết cho các chức năng và phản ứng sinh hóa của cơ thể.
3.2. Khi con người cung cấp không đủ nước
Thiếu nước vừa phải dẫn đến:
- Mệt mỏi, buồn ngủ, khi khóc không có nước mắt.
- Táo bón vì không đủ nước để làm mềm thức ăn tiêu hóa chất thải.
- Da khô và ngứa do tế bào da không có nước, bong tróc.
- Nổi mụn.
- Chảy máu cam vì niêm mạc bị khô và mạch máu dễ bị tổn thương.
- Tái phát nhiễm trùng đường tiết niệu do không có nước để loại bỏ các hóa chất độc hại, vi khuẩn ra khỏi cơ thể qua đường tiểu tiện.
- Ho khan, viêm phế quản do không khí qua mũi không được làm ẩm, bị kích thích khiến phổi nhạy cảm với khói bụi, hóa chất.
- Nhức đầu, chóng mặt, yếu cơ.
Mất nước trầm trọng dẫn đến tụt huyết áp, tim đập nhanh. Miệng, da, niêm mạc khô, không đổ mồ hôi, mắt sưng, ít đi tiểu, khát nước Nhiều người dùng tiêu chuẩn khát để lấy do bổ sung nước. Nhưng trên thực tế, cơn khát không phải là một tín hiệu hoàn hảo để thông báo nhu cầu uống nước của cơ thể.
4. Vậy bạn nên uống nước khi nào là đúng?
Nhiều người đợi đến khi cảm thấy khát hoặc khô miệng rồi mới uống nước nhưng sợ rằng đây là hành động hơi trễ đấy. Vì cảm giác khát nước sẽ giảm đi rất nhiều ở người cao tuổi và vì khô miệng là một trong những dấu hiệu mất nước cuối cùng của cơ thể. Vậy nên, bạn cần có thói quen uống nước vào những thời điểm nhất định để không bị quên, thiếu nước.
Thường nên uống một cốc nước lạnh ngay khi thức dậy để khuyến khích các tế bào cơ thể và uống nước trước khi ăn sáng. Có thể uống vào lúc 10 giờ sáng, trước bữa trưa, lúc 4 giờ chiều, trước bữa tối, lúc 9 giờ và trước khi đi ngủ. Khi bạn rất khát, đừng nốc hết một hơi mà hãy uống từ từ từng ngụm từng ngụm. Để nước có thời gian thấm qua thành ruột vào mạch máu, làm mát các mô và thỏa mãn nhu cầu khát của cơ thể mất nước.
Giờ thì bạn đã biết nước chiếm bao nhiêu phần trăm trong cơ thể và vai trò quan trọng của chúng ra sao rồi phải không nào. Hy vọng với những chia sẻ về thời gian thích hợp để bạn uống nước sẽ giúp bạn điều hòa cơ thể tốt hơn nhé.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!