Nhảy dây là hình thức tập luyện đơn giản, không đòi hỏi nhiều kỹ thuật nên được nhiều người lựa chọn. Câu hỏi đặt ra là nhảy dây không mang giày có hại hay không? Vì phần lớn các bộ môn tập luyện đều cần mang giày để tránh chấn thương. Vậy còn với nhảy dây điều này có đúng không? Hãy cùng S-Life giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây nhé!
Nhảy dây không mang giày có hại không?
Việc nhảy dây không mang giày đem lại cảm giác chân thật và thoải mái hơn cho người tập. Đôi chân sẽ không còn bị bó buộc trong đôi giày kín nữa. Tuy nhiên, điều này liệu có hại cho sức khỏe? Các chuyên gia nhận định rằng nhảy dây mà không đi giày sẽ ra tăng nguy cơ chấn thương ở chân hoặc đau khớp do chân tiếp xúc trực tiếp với mặt đất.
Trong buổi tập nhảy dây, giày là vật dụng không thể thiếu để bảo vệ đôi chân khỏi những tác động bên ngoài. Việc tiếp xúc trực tiếp với mặt đất mà không có giày sẽ khiến da chân dễ bị xước và bong tróc do lực ma sát sinh ra.
Thêm vào đó, những đôi giày tập luyện chuyên nghiệp sẽ có phần đế được đệm một lớp chống xốc. Nhiệm vụ chính là giảm lực tác động lên cổ chân, xương khớp và đầu gối. Giày nhảy còn giảm rủi ro trượt ngã do trơn trượt trong suốt quá trình tập luyện.
Do vậy, bạn không nên nhảy dây không mang giày để đảm bảo sức khỏe. Giày cần mềm mại, vừa với bàn chân để tạo cảm giác thoải mái. Không nên chọn size giày quá nhỏ sẽ khiến chân bị gò bó mà sưng tấy và đau nhức. Ngoài ra, giày nhảy dây cần thấm hút tốt để không gây mùi hôi.
Hướng dẫn nhảy dây đúng cách
Ngoài việc quan tâm nhảy dây không mang giày có hại hay không, bạn cần nắm rõ những quy tắc cơ bản trong bộ môn này để đạt hiệu quả tập luyện tốt nhất.
Chuẩn bị dụng cụ
Nhảy dây không đòi hỏi quá nhiều dụng cụ, bạn chỉ cần chuẩn bị dây nhảy phù hợp và bình đựng nước uống là có thể tập rồi.
Dây nhảy phù hợp
Trên thị trường có rất nhiều loại dây nhảy với đa dạng kiểu dáng và chất liệu. Tốt nhất, bạn nên mua dây được làm từ PVC cao cấp có phần cán cầm bằng nhựa cứng để đảm bảo độ bền của sản phẩm.
Tiếp theo, bạn cần chú ý tới độ dài của dây nhảy sao cho phù hợp với chiều cao. Không nên mua dây quá dài sẽ khiến bạn khó điều khiển. Còn dây quá ngắn sẽ làm bạn dễ té ngã trong lúc tập. Bạn nên tới trực tiếp cửa hàng để chọn dây nhảy là chuẩn nhất.
Bình đựng nước uống
Nhảy dây sẽ mất rất nhiều sức và mồ hôi do cơ thể tăng nhiệt nhanh chóng. Bạn cần uống đủ nước để hạn chế tình trạng hoa mắt, chóng mặt và buồn nôn có thể xảy ra.
Bạn nên chuẩn bị một bình đựng nước khoáng 500ml – 1000ml. Trong lúc tập, cứ khoảng 10 phút là bạn bổ sung 100ml nước. Uống một lượng vừa phải, không nhiều quá sẽ khiến ruột bị sóc hoặc căng tức bụng gây khó chịu.
Xem thêm: Nhảy dây đúng cách và an toàn
Khởi động kỹ rất quan trọng
Khởi động là phần không thể bỏ qua trong bất kỳ bài tập nào. Việc này giúp cơ được co duỗi để giảm căng cứng và chuột rút. Hãy khởi động khớp cổ, tay, hông và chân thật kỹ trong khoảng 8 phút trước bài tập. Sau đó, bạn đi bộ và chạy bộ tại chỗ khoảng 5 phút để cơ thể quen với sự thay đổi cường độ trước khi nhảy dây.
Một lưu ý quan trọng nữa là không nhảy dây ngay sau khi vừa ăn no. Điều này sẽ tăng nguy cơ đau dạ dày và xóc ruột. Bạn chỉ nên ăn no 80% và thực hiện tập luyện sau bữa ăn từ 2 – 3 tiếng.
Tăng tốc độ nhảy dây từ từ
Khi bắt đầu tập luyện, bạn nên nhảy ở tốc độ vừa phải để cơ thể quen với bài tập. Sau đó bạn tăng tốc độ nhanh dần sẽ hạn chế chấn thương đáng tiếc xảy ra. Bạn nên nghỉ khoảng vài phút sau khi thực hiện 60 – 70 cái nhảy dây. Nhảy liên tục sẽ khiến bạn mau mất sức, khó hoàn thành bài tập.
Khi đã quen, bạn nên nâng mức độ lên 140 – 160 nhịp/ phút để cơ thể đốt mỡ. Nhưng với người mới tập nhảy thì không nên thực hiện cường độ này vì dễ đau chân, nhức mỏi và căng cơ. Tốt nhất là nên tăng tốc từ từ để đảm bảo an toàn và hiệu suất tập luyện.
Nhảy đúng tư thế
Không chỉ việc nhảy dây không mang giày ảnh hưởng tới kết quả tập, tư thế nhảy dây cũng rất quan trọng. Vậy tư thế nhảy dây đúng là thế nào?
- Đứng thẳng người trên mặt đất, mở hai chân cách nhau một khoảng 20 cm.
- Hai tay cầm vào phần cán ở hai đầu dây.
- Gập khuỷu tay vào để nâng cẳng tay lên ở vị trí phù hợp, không cao quá cũng không nên thấp quá.
- Chuyển động cổ tay đều, tạo thành vòng tròn nhỏ để quay dây, không nên di chuyển cả cẳng tay sẽ khó điều khiển dây nhảy.
- Bật nhảy và tiếp đất bằng mũi bàn chân sẽ tạo lực tốt hơn, tránh chấn thương lên bàn chân, đầu gối và xương khớp.
- Không nên cúi hay gập người trong lúc nhảy.
- Hít thở đều, duy trì nhịp thở ổn định sẽ đỡ mệt hơn.
Các động tác nhảy dây phổ biến
Sau khi đã biết nhảy dây không mang giày có tốt hay không, bạn nên tìm hiểu một số động tác nhảy dây để thực hiện bài tập này. Dưới đây là gợi ý một số cách nhảy dây phổ biến do S-Life tổng hợp:
Nhảy truyền thống 2 chân chạm đất
Kiểu nhảy dây truyền thống 2 chân chạm đất này là đơn giản nhất dành cho những người mới tập. Tốc độ nhanh, chậm sẽ do người tập tự điều khiển sao cho phù hợp với thể lực của mình. Trong quá trình tập, bạn nhớ dùng mũi bàn chân để tiếp đất, nhảy liên tục trong khoảng 1 phút rồi dừng lại một chút để nhịp tim ổn định lại cho đỡ mệt.
Xem thêm: Nhảy dây 1000 cái giảm bao nhiêu calo
Nhảy 1 chân
Nhảy 1 chân là bài tập khá thú vị dành cho những người muốn thử thách bản thân. Kỹ thuật bài này cũng tương tự như nhảy 2 chân chạm đất chỉ khác là bạn dùng một chân để nhảy, một chân kia co lên. Thực hiện động tác khoảng 10 – 20 lần thì đổi chân còn lại để tránh mỏi mà mất thăng bằng.
Nhảy chân trước chân sau
Nhảy chân trước chân sau tương đối dễ, tốc độ từ trung bình tới nhanh. Việc đá chân trước sau sẽ giúp đôi chân hoạt động thêm linh hoạt trong suốt bài tập. Bạn cần chọn dây nhảy hợp với chiều cao để tránh té ngã trong lúc nhảy.
Nhảy nâng cao đùi
Nâng cao đùi kết hợp nhảy dây sẽ tốn khá nhiều sức lực. Bài tập này dành cho những người có thể lực tốt và đã nhảy dây một thời gian. Đây là dạng bài cardio nên sẽ khiến mỡ thừa được loại bỏ nhanh chóng. Bạn nhớ khởi động phần cơ đùi thật kỹ trước khi tiến hành tập nhé.
Nhảy gót chạm mông
Nhảy dây gót chạm mông là bài tập không còn xa lạ với nhiều người. Tốc độ bài tập nhanh hay chậm tùy vào người tập điều khiển. Tuy nhiên, nếu bạn chưa co chân được cao thì hãy đá nhẹ chân ra sau để tránh đau mỏi.
Những lưu ý khi nhảy dây bạn cần nhớ
Nhảy dây không mang giày không tốt cho xương bàn chân nên bạn không nên thực hiện. Một đôi giày chất lượng sẽ giúp hiệu quả tập luyện tốt hơn. Thêm vào đó, bạn cũng cần lưu ý những điều sau trong lúc tập:
Thời điểm tốt nhất để nhảy dây
Thời điểm tốt nhất để nhảy dây là buổi sáng sau khi thức dậy. Bài tập ngắn khoảng 10 phút sẽ giúp bạn cơ thể bạn sạc năng lượng cho cả một ngày. Đồng thời, việc tập luyện nhẹ nhàng sẽ giúp bạn ăn ngon miệng, tinh thần vui vẻ hơn.
Thời điểm thuận lợi để nhảy dây tiếp theo là vào buổi chiều sau giờ làm. Lúc này, cơ thể cần vận động thể chất nhẹ nhàng để thư giãn sau ngày dài làm việc mệt mỏi. Thời gian tập tối đa 45 phút sẽ đảm bảo không bị kiệt sức và mệt mỏi. Mỗi tuần, bạn nhảy dây từ 3 – 5 buổi và cần dành ít nhất 1 ngày trong tuần để nghỉ ngơi hồi sức.
Lựa chọn trang phục phù hợp
Trang phục gọn gàng và thoải mái sẽ giúp cơ thể dễ vận động hơn. Tránh mặc quần áo quá chật sẽ khiến người bị căng tức, khí huyết khó lưu thông dẫn tới khó thở, hoa mắt và chóng mặt.
Vải may cần là loại co giãn và thấm hút tốt để tạo sự dễ chịu và khô thoáng suốt buổi tập. Bạn cũng cần nhớ không nên nhảy dây không mang giày, điều này sẽ khiến việc tập luyện kém hiệu quả.
Những người không nên nhảy dây
Bạn không nên chỉ quan tâm tới việc có nên nhảy dây không mang giày không, mà cần biết những đối tượng không nên nhảy dây bao gồm:
- Người bị chấn thương đầu gối, bàn chân hoặc chân đang có vấn đề.
- Người đang phục hồi thể chất sau phẫu thuật.
- Người bị hen suyễn hoặc bệnh tim.
- Phụ nữ mang thai.
- Nữ giới trong thời kỳ kinh nguyệt.
- Người huyết áp thấp thường xuyên bị chóng mặt.
- Người có bệnh lý về xương khớp khu thoát vị, đau lưng, viêm khớp,…
Kết hợp chế độ ăn uống khoa học
Mục đích của nhảy dây là để giảm cân vì thế bạn nên kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh để có được vóc dáng thon gọn. Khẩu phần ăn cần cắt giảm bớt tinh bột, chất béo và chất đường. Rau xanh là thực phẩm chứa nhiều chất xơ tốt cho đường ruột lại chứa ít calo nên cần ăn nhiều. Uống đủ ít nhất 2 lít nước một ngày, người tập luyện nhiều thì nên uống khoảng 3 lít/ ngày.
Ngoài ra, bạn nên tập thêm tập chạy bộ trên máy để cơ thể thon gọn và săn chắc hơn. Thảm chạy của máy là loại đa lớp nên giúp cho bước chạy êm ái và nhẹ nhàng hơn. Đồng thời, nó còn hạn chế chấn thương do tập luyện gây ra. Nếu chưa biết nên mua máy chạy bộ ở đâu, bạn hãy tham khảo sản phẩm của S-Life. Chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp sản phẩm nhập khẩu chính hãng.
Thiết bị tập luyện của chúng tôi có thiết kế và mẫu mã đẹp, hợp thời trang, phù hợp với những người yêu thích vận động. Hệ thống chi nhánh toàn quốc nên bạn có thể tới trực tiếp showroom để trải nghiệm thực tế máy chạy bộ. Hàng sẽ được tặng kèm phiếu bảo hành 5 năm và bảo trì trọn đời nên khách hàng hoàn toàn an tâm về chất lượng.
Hy vọng bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc nhảy dây không mang giày có hại không của bạn. Để có được vóc dáng như ý, bạn nên kết hợp chạy bộ trên máy. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới tổng đài của S-Life theo số 0911.145.599 hoặc 0916.947.557. Chúng tôi hân hạnh phục vụ và đem tới những sản phẩm chất lượng nhất.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!