Nâng Mũi Bị Chảy Máu: 3 Nguyên nhân, 3 Cách xử lý nhanh

I – Chảy máu sau khi nâng mũi có sao không?

Nếu ca nâng mũi được thực hiện thành công trong điều kiện thẩm mỹ tốt thì chảy máu là điều dễ hiểu. Bởi vì:

  • Trong quá trình nâng mũi sẽ có những mạch máu nhỏ sẽ không thể cầm máu bằng dụng cụ. Chúng sẽ chảy máu nhưng rất ít và sẽ được ngăn chặn bởi cơ chế tự nhiên của cơ thể. Tùy vào thể trạng sức khỏe của mỗi người mà quá trình cầm máu diễn ra nhanh hay chậm.
  • Ở vết thương phẫu thuật có nhiều dịch huyết tương được tiết ra. Nó tương tự như khi chúng ta bị cắt vào tay và được băng bó nhưng vẫn có dịch vàng xuất hiện trên băng gạc. Thông thường, huyết tương và dịch máu sẽ trộn lẫn với nhau nên rất nhiều người lầm tưởng. Trên thực tế, đây là hiện tượng hết sức bình thường khi có vết thương hở.

Tuy nhiên, nếu nâng mũi bị chảy máu kéo dài mà không giảm bớt, hãy chú ý! Đây có thể là dấu hiệu cho thấy có mũi có vấn đề sau nâng.

Rất có khả năng mũi đã bị nhiễm trùng vì một lý do nào đó. Hãy nhanh chóng tái khám để biết chính xác vấn đề là gì và có phương án xử lý tốt nhất.

Tóm lại, chảy máu sau nâng mũi không nguy hiểm như nhiều người nhầm tưởng. Dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì bạn cũng nên nhờ đến sự thăm khám của bác sĩ. Tuyệt đối không tự xử lý tại nhà hoặc kéo dài tình trạng chảy máu.

👉👉👉 VIDEO Cô nàng Gen Z nâng mũi 6D không đau và cái kết

II – Nâng mũi bị chảy máu bao lâu?

Tình trạng chảy máu sẽ ngừng khi bạn hoàn thành ca thẩm mỹ mũi. Bởi vì, ngay khi sụn được đưa vào bên trong thì bác sĩ đã tiến hành cầm máu. Đồng thời, vết thương cũng đã được khâu lại nên không bị hở.

Tuy nhiên, đa phần các khách hàng sẽ không bị chảy máu sau khoảng 2 – 3 ngày. Những ngày sau sẽ có chảy máu ít dần và sẽ dứt điểm sau 7 ngày.

  • Giai đoạn 1: 1 – 2 ngày đầu sau nâng, mũi sẽ bị sưng và bầm tím. Hiện tượng này xảy ra ở hầu hết các ca phẫu thuật và rất bình thường. Bạn không cần lo ngại điều gì gặp tình trạng này.
  • Giai đoạn 2: 3 – 4 ngày sau nâng, tình trạng sưng, bầm tím vùng mũi giảm dần.
  • Giai đoạn 3: Sau khoảng 7 ngày, vết mổ đã bắt đầu lành lại, không còn đỏ và sưng bầm nữa.
  • Giai đoạn 4: Sau 30 ngày, mũi của bạn đã ổn định, định hình dáng chuẩn. Lúc này, bạn có thể bước đầu thấy được chiếc mũi mềm mại và tự nhiên của mình.

III – Nguyên nhân bị chảy máu kéo dài sau khi nâng mũi

Mũi bị sưng, tím sau nâng là điều vô cùng bình thường. Vấn đề nâng mũi bị chảy máu và xuất hiện nước dịch vàng ở bạn có thể do:

1. Mũi bị nhiễm trùng

Nếu bạn phát hiện bị chảy máu, có mủ, sưng tấy và đau nhức sau nâng thì rất có khả năng mũi đã bị nhiễm trùng. Các dấu hiệu về nhiễm trùng này sẽ ngày càng nặng và biểu hiện càng rõ rệt. Không xử lý kịp thời và chăm sóc cẩn thận có thể làm hỏng nguyên mũi.

mũi sưng tấy

Vì vậy, khi thấy mũi bị chảy máu, có mủ và cả mùi hôi hãy gọi bác sĩ ngay. Hoặc bạn cũng có thể di chuyển đến TMV uy tín để khắc phục tình trạng này. Bác sĩ sẽ tháo toàn bộ vật liệu trong mũi và xử lý sạch vùng mũi, hạn chế nguy cơ hoại tử.

2. Bác sĩ sửa mũi sai kỹ thuật

Tay nghề của bác sĩ quyết định đến 60% hiệu quả của ca thẩm mỹ. Bạn không thể đặt niềm tin vào bác sĩ tay nghề kém bởi nguy cơ xuất hiện biến chứng ngay sau đó rất cao.

Bác sĩ chuyên môn thấp sẽ không thể chủ động kiểm soát được các vấn đề xảy ra. Họ có thể lấy quá nhiều sụn, dùng sụn sai kích thước khi nâng.

Cá biệt có những trường hợp bác sĩ bóc tách sụn quá sâu. Điều này khiến vùng mũi bị tổn thương nặng nề, vết hở lớn. Và đây cũng chính là nguyên nhân làm cho mũi bị chảy máu sau nâng.

👉👉👉 VIDEO Nâng mũi 6D không đau – Mũi đẹp nhất, nhẹ nhàng nhất

3. Mũi bị va đập, tác động lực

Khi mới nâng thẩm mỹ xong bạn cần phải nghỉ ngơi cẩn thận. Như vậy thì mũi của bạn sẽ nhanh chóng được hồi phục và ổn định trở lại. Không được vận động mạnh hay chơi các loại hình thể thao mạnh. Bởi vì, bạn sẽ vô tình kéo dài tình trạng sưng, bầm.

Bên cạnh đó, các tác động trực tiếp từ bên ngoài vào sẽ khiến chảy máu mũi. Trong trường hợp bị va đập mạnh, có thể bị lệch và thủng da đầu mũi. Nếu vậy, bạn cần phải sửa lại toàn bộ.

Tình trạng ngứa sau nâng rất dễ gặp. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế việc ngoáy mũi. Nguy cơ khác là sẽ bị nhiễm trùng do bạn chưa vệ sinh sạch tay đã chạm vào vết hở. Bạn nên dùng đến tăm bông nhỏ để ngoáy nhẹ nhàng để giảm ngứa nhé!

IV – Sửa mũi xong bị chảy máu lâu ngày phải làm sao?

Nâng mũi bị chảy máu quá nhiều và kéo dài bạn không nên chần chừ, di chuyển ngay đến cơ sở thẩm mỹ đã thực hiện. Tại đây, bác sĩ sẽ thăm khám và tư vấn cho bạn cách khắc phục nhanh.

Cách điều trị duy nhất đối với tình trạng này là lấy sụn ra. Sau đó, bơm rửa sạch mũi bằng loại thuốc sát trùng chuyên dụng. Sau 4 đến 6 tháng, bạn có thể đi sửa lại mũi mới.

Quá trình sửa mũi luôn diễn ra an toàn nếu bạn chọn được cơ sở thẩm mỹ tốt. Vì vậy, các chuyên gia luôn nhắc nhở bạn phải tìm cơ sở thẩm mỹ tin cậy. Nơi đó phải có trang thiết bị y tế tân tiến, bác sĩ phải là người có chuyên môn cao.

V – Lưu ý để tránh chảy máu muộn sau khi nâng mũi

Hiểu được lo lắng của khách hàng về nâng mũi bị chảy máu, BVTM Kangnam xin chia sẻ một vài Tips để phòng tránh tình trạng này.

1. Lựa chọn bác sĩ sửa mũi giỏi

Một bác sĩ giỏi sẽ cho bạn mũi đẹp, tự nhiên nhất. Ngược lại, bác sĩ kém chuyên môn sẽ làm cho bạn gặp các biến chứng không mong muốn.

Nhiều khách hàng sẽ đặt thắc mắc rằng, làm thế nào để biết được bác sĩ giỏi đúng không? Các cơ sở thẩm mỹ luôn có xu hướng cập nhật thông tin xác thực về bác sĩ trên website của họ.

Quý khách có thể dựa trên các thông tin này để biết được chứng chỉ hành nghề, trình độ của bác sĩ. Cơ sở khác để xem xét là dựa trên đánh giá từ những khách hàng trước đó. Lượt bình chọn và feedback càng cao nghĩa là bác sĩ đó giỏi, xứng đáng để bạn tin tưởng.

👉👉👉 VIDEO Nâng mũi bằng phương pháp nào là tốt nhất

2. Chăm sóc, hậu phẫu theo chỉ dẫn của bác sĩ

Việc chăm sóc hậu phẫu sau nâng mũi rất quan trọng. Để nhanh có được dáng mũi đúng ý muốn bạn nên tuân thủ các cách chăm sóc dưới đây:

  • Giữ mũi luôn sạch sẽ: Vết thương sau phẫu thuật rất dễ bị vi khuẩn tấn công và gây nhiễm trùng. Do vậy, bạn hãy hạn chế chạm vào mũi. Hãy tích cực vệ sinh mũi bằng loại nước muối sinh lý nồng độ cồn thấp khoảng 3 – 4 lần/ngày. Không dùng nước muối tự pha vì nồng độ muối không đảm bảo và xác suất khử trùng gần như rất thấp.
  • Chườm lạnh, ấm: Ngay sau nâng mũi bị chảy máu, để giảm sưng tấy hãy chườm lạnh. Vào những ngày sau đó bạn có thể chườm ấm kết hợp để đảm bảo hiệu quả tốt.
  • Tránh hoạt động cường độ cao: Mang vác vật nặng hay di chuyển cường độ cao sẽ gây áp lực lớn cho mũi. Do đó, bạn cần phải tuyệt đối tránh các hoạt động này. Sau khoảng 1 tháng bạn có thể chơi thể thao bình thường.
  • Kiểm tra theo lịch trình: Khoảng 7 – 10 ngày sau thẩm mỹ hãy quay lại để bác sĩ kiểm tra. Điều này giúp cho bác sĩ đánh giá đúng nhất sự hồi phục của mũi bạn. Đồng thời, cũng kịp thời phát hiện các vấn đề, đưa phương án xử.

👉👉👉 VIDEO Cách chăm sóc mũi sau khi nâng để có dáng mũi đẹp nhất

  • Tránh: Không nằm nghiêng hay úp mặt vào giường. Hạn chế đeo kính để không tạo áp lực và gây lệch mũi.

Nâng mũi bị chảy máu kéo dài là tình trạng ít gặp khi bạn chọn đúng cơ sở thẩm mỹ. Vì thế, đừng chạy theo đám đông chọn nơi thẩm mỹ nổi tiếng mà chưa kiểm chứng chất lượng. Thay vào đó, bạn đầu tư thời gian để chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín nhất. BVTM KangNam luôn ở đây sẵn sàng giải đáp mọi vấn đề của bạn.

VI – Khách hàng trước và sau khi nâng mũi tại Kangnam