Cảnh báo bất an về nặn mụn đầu đen trên mũi

bs trinh xuan thuy
BSCKI. TRỊNH XUÂN THỦY Chuyên khoa Da liễu Bệnh viện Quốc tế Minh Anh

Suýt bị mù, biến dạng mặt do nặn mụn đầu đen trên mũi

Theo tờ Sun của Anh, năm 2019, sau khi sinh con, phát hiện trên mũi có một mụn đầu đen, người mẹ trẻ 17 tuổi Mary Ann Regacho ở Nueva Ecija, Philippines đã tự ý tự dùng tay nặn. Vì còn trẻ lại mới sinh con nên Regacho nghĩ đơn giản là do nội tiết thay đổi. Nhưng chỉ vài ngày sau, vùng da xung quanh mụn bắt đầu nhiễm trùng sưng to và đau.

Ngay sau đó, Regacho đã thử dùng thảo dược để giảm bệnh nhưng không thành. Vết sưng càng to và lan sang má, trán và khắp khuôn mặt “giống như một quả bóng phình lên”. Do lan đến vùng da quanh mắt nên thị lực bị ảnh hưởng.

“Ban đầu tôi cứ tưởng đó chỉ là mụn đầu đen thông thường nhưng không hiểu sao nó lại sưng nhanh đến vậy, tôi đã thử mọi cách để chữa trị nhưng không tác dụng”, Regacho cho hay.

Sau gần 1 năm chống chọi, cuối cùng gia đình mới đưa đến bệnh viện kiểm tra. Tuy nhiên, bệnh viện địa phương lại không có thiết bị phù hợp để chẩn đoán tình trạng nên phải chuyển lên bệnh viện tuyến trên. Do không đủ tiền để chi trả viện phí, nên gia đình đã kêu gọi sự quyên góp của mọi người. Trong một video đăng trên mạng dùng cho mục đích này, anh Albert, chồng Regacho viết “Mong những người hảo tâm, tốt bụng hãy giúp vợ chồng chúng tôi chi trả viện phí. Qua đây, mọi người cũng nên rút kinh nghiệm, đừng tự ý làm những điều dại dột để rồi ‘tiền mất tật mang’ như vợ tôi hiện nay”.

Mụn đầu đen từ đâu ra?

Thông thường, mọi người thường quan tâm đến mũi hơn trong mùa dị ứng hoặc mùa cúm, đặc biệt bị hắt hơi hoặc sụt sịt. Tuy nhiên, một vết sưng trong hoặc trên mũi là một vấn đề cần quan tâm – cho dù đó là mụn hay thứ gì khác. Các triệu chứng đi kèm thường gặp như lỗ mũi đau, sưng hoặc viêm, mũi đỏ, cảm giác khó chịu. Sở dĩ xuất hiện mụn đầu đen là do cấu trúc mũi, mức độ tổn thương nên mụn đầu đen ở mỗi người cũng khác nhau.

Nguyên nhân gây mụn đầu đen là dầu và vi khuẩn. Cụ thể, do xuất hiện mụn đầu trắng (ngược với mụn đầu đen), do các nang lông bị tắc nghẽn bởi dầu và tế bào da chết. Hai là do u nang da, túi hoặc cục nhỏ chứa đầy chất lỏng, không khí, chất béo hoặc vật chất khác.

Ba là do áp xe da, một túi mủ lớn hình thành ngay dưới da; bốn là do nhọt còn được gọi là mụn bọc, đốm, mụn bọc hoặc “mụn”; năm, là do lipoma (khối u mỡ); sáu, là nốt ruồi là những nốt mọc trên da, xảy ra khi các tế bào sắc tố trong da, được gọi là tế bào hắc tố, phát triển thành từng đám. Ngoài ra còn có nguyên nhân như u da, nhiễm trùng nang lông…

Lời khuyên về xử lý mụn đầu đen

Bản chất mụn đầu đen “dẻo dai” khó loại bỏ, vì thế việc nặn mụn đầu đen chỉ là giải pháp tình thế, tạm thời chứ không điều trị được tận gốc. Nếu nặn mụn đầu đen bằng tay có thể vô tình kéo giãn lỗ chân lông, khiến lỗ chân lông bị to ra.

Từ đó làm tình trạng da trở lên kém thẩm mỹ hơn. Nếu có ý định nặn mụn đầu đen, bạn hãy cân nhắc thật kỹ, tránh việc làm da bị tổn thương trong quá trình điều trị mụn, đặc biệt là nguy cơ gây kích ứng da khiến da trở lên tồi tệ hơn.

Về chăm sóc và điều trị mụn đầu đen cần chú ý:

  • Vệ sinh, làm sạch da mụn hàng ngày với nước ấm cùng sản phẩm sữa rửa mặt dịu nhẹ.
  • Tẩy trang và rửa mặt mỗi tối, có thể bạn nên kết hợp dùng máy rửa mặt để da được làm sạch sâu trong tận lỗ chân lông.
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da chất lượng, không chứa dầu.
  • Nếu da khô, nên sử dụng các chất làm mềm da không chứa chất tạo mùi hay dầu để để dưỡng da.
  • Tránh dùng toner, kem tẩy tế bào chết có tính kiềm cao trên vùng da mụn. Hạn chế tối đa việc sử dụng những sản phẩm khiến lỗ chân lông dễ bị bít tắc.
  • Nên kết hợp dùng kem trị mụn hoặc sản phẩm có chứa AHA, axit salicylic, benzoyl peroxide để việc điều trị mụn đầu đen được hiệu quả hơn.
  • Dù trang điểm hay không thì cũng nên chú ý làm sạch da với tần suất 2 lần/ ngày bằng các sản phẩm làm sạch dịu nhẹ, lành tính.
  • Gội đầu thường xuyên, để đảm bảo da đầu và tóc sạch để hạn chế tạo mụn đầu đen, lây lan vi khuẩn.
  • Trường hợp sau nên đi gặp bác sĩ chuyên khoa: Khi bị chảy máu mũi quá nhiều, vết sưng lớn dần về kích thước, khó thở và bị đau sau mũi, bị nhiễm trùng trầm trọng…