1 học kỳ đại học bao nhiêu tháng? Đây là 1 trong các câu hỏi của nhiều tân sinh viên đang rất quan tâm. Vậy ở bài viết lần này thì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu 1 học kỳ của đại học bao nhiêu tháng nhé.
1 HỌC KỲ ĐẠI HỌC BAO NHIÊU THÁNG?
Đây là thắc mắc khá nhiều bạn sinh viên đại học, nhất là bạn đang theo học tại những trường tính học phí theo tháng. Nếu nắm rõ được số tháng của một học kỳ sẽ giúp cho bạn tính được học phí một kỳ của mình dễ dàng.
Còn đối với các trường tính mức học phí theo số tín chỉ đăng ký thì bạn phải căn cứ theo tín chỉ đăng ký theo kỳ đó. Nói chung thì số lượng tháng của 1 học kỳ sẽ được tính như sau: Đa số các trường đại học đều mỗi năm sẽ có 2 học kỳ chính, đây là số học kỳ bắt buộc với 15 tuần học và 3 tuần để thi cử. Như thế tính ra mỗi kỳ học sẽ có khoảng 4 – 5 tháng, nhưng vẫn tùy theo sự sắp xếp của giảng viên bộ môn hay do nhiều yếu tố khác mà sẽ có sự điều chỉnh thật phù hợp.
SỐ TÍN CHỈ LÀ GÌ?
Tín chỉ được coi như là một đơn vị dùng đo lường mức độ học tập của 1 hệ thống ECTS. 1 tín chỉ sẽ quy định như sau:
- 1 tín chỉ tương đương là 15 tiết học lý thuyết.
- Tương đương với 30 tiết học thực hành.
- Hoặc thảo luận thì bằng đúng 60 giờ thực tập tại những cơ sở.
- Bằng 45 giờ sinh viên làm tiểu luận hoặc làm bài tập lớn, đồ án hoặc khóa luận tốt nghiệp.
Điều này sẽ đồng nghĩa với việc sinh viên sẽ tiếp thu được 1 tín chỉ phải dành ít nhất là 30 giờ để chuẩn bị ngoài giờ lên lớp. Hiện tại, có khoảng hơn 60 định nghĩa tín chỉ. Có định nghĩa coi trọng khía cạnh định lượng, có định nghĩa coi trọng khía cạnh định tính, có định nghĩa lại nhấn mạnh vào chuẩn đầu ra, có định nghĩa nhấn mạnh vào những mục tiêu của chương trình học.
1 định nghĩa về tín chỉ sẽ được những nhà quản lý và những nhà nghiên cứu giáo dục Việt Nam biết đến nhiều nhất của học giả người Mỹ gốc Trung James Quan thuộc đại học Washingotn. Trong một buổi thuyết trình về hệ thống đào tạo tín chỉ tại Đại học KH Công nghệ Hoa trung ở Vũ Hán mùa hè năm 1995, thì học giã James Quan đã trình bày cách hiểu của ông đối với tín chỉ như sau:
- Tín chỉ học tập là 1 đại lượng đo toàn bộ số thời gian bắt buộc của 1 người học bình thường để có thể học môn học cụ thể và bao gồm cả thời gian lên lớp.
- Thời gian ở phòng thí nghiệm, thực tập hay những phần việc khác được quy định ở trong thời khóa biểu và thời gian dành cho sinh viên đọc sách và nghiên cứu, để giải quyết vấn đề, viết hay chuẩn bị bài,…
- Đối với những môn học lý thuyết 1 tín chỉ là 1 giờ lên lớp (với 2 giờ chuẩn bị bài) trong 1 tuần và sẽ kéo dài trong 1 học kỳ 15 tuần.
- Đối với những môn học ở studio hoặc phòng thí nghiệm, thì ít nhất là 2 giờ trong 1 tuần (với 1 giờ để chuẩn bị).
- Đối với những môn tự học, thì ít nhất là 3 giờ làm việc ở trong 1 tuần.
MỘT VÀI LƯU Ý CHO NHỮNG BẠN TÂN SINH VIÊN ĐẠI HỌC/CAO ĐẲNG
Giống như đi thi đại học, các bạn sinh viên cần phải chuẩn bị đầy đủ kiến thức. Thì khi trở thành tân sinh viên, xa gia đình và bước chân vào môi trường mới thì bạn cũng cần phải lưu ý 1 số yếu tố sau:
1. Mức học phí khi học Đại học
Ngoài việc đóng những khoản phí khi đi làm thủ tục nhập học, rồi khoảng phí phương tiện để đi lại thì bạn còn phải để dự phòng 1 số tiền tiết kiệm dùng để mua những đồ dùng cần thiết.
Thông thường, sinh viên mới sẽ có 1 tài khoản ngân hàng lưu trữ và cha mẹ sẽ gửi tiền lên khi mà cần thiết. Do đó, bạn hãy lưu ý là phải có cách chi tiêu cho hợp lý để tránh những khoản không thực sự cần thiết, bị lãng phí.
Xem thêm: học khối d làm nghề gì
2. Cần phải chú ý đến phương tiện di chuyển
Nếu như bạn đem xe máy lên để di chuyển thì bạn nên tìm hiểu kĩ nơi mình đang trọ ra sao để có thể cảnh giác và phòng các trường hợp mất cắp. Bởi vì hiện nay tình trạng đối tượng trộm cấp nhắm đến những bạn sinh viên là nhiều.
Trong trường hợp chỗ trọ không có chỗ để xe thì bạn có thể tìm các địa điểm để xe khác, có uy tín cho bạn gửi xe theo tháng ở gần nơi trọ, giúp thuận tiện hơn cho việc đi lại.
Còn đối với các bạn di chuyển theo phương tiện xe bus thì nên chú ý bị móc túi khá là tinh vi ở trên xe bus. Ngoài ra nếu như các bạn di chuyển xe bus nhiều thì nên đăng ký vé xe theo tháng để có thể tiết kiệm được tối đa chi phí việc di chuyển.
3. Chuẩn bị những vật dụng cá nhân cần thiết
Khi đã lên đại học, bạn chuẩn bị đầy đủ những vật dụng cần thiết như các loại giấy tờ tùy thân gồm thẻ bảo hiểm y tế, chứng minh nhân dân, thẻ ngân hàng, thẻ sinh viên, bằng lái xe (nếu có).
Phải nói điều này không hề thừa do có nhiều trường hợp xấu có thể sẽ xảy ra, mà bạn khi gặp có thể dùng giấy tờ tùy thân và tiền để hỗ trợ. Các thứ quan trọng thì hãy nên để thật cẩn thận, tránh bị thất lạc do vứt lung tung.
4. Chú ý đến việc tìm phòng trọ
Bạn cần biết không phải phòng trọ nào đều có giá như nhau, giá cao hoặc thấp sẽ phụ thuộc vào vị trí và điều kiện ở của nơi cho thuê trọ.
Thông thường thì phòng trọ ở thành phố có đặc điểm là sẽ tăng theo thời giá, có nghĩa là khi nhu cầu thuê tăng cao thì giá cho thuê trọ sẽ được đẩy lên cao. Do đó, hãy cố gắng dành ra 1 khoảng thời gian để đi tìm hiểu về giá và điều kiện phòng mình có ý định thuê.
Thêm nữa bạn cũng chú ý về các vấn đề sẽ phát sinh ở nơi trọ như quy định, an ninh và thời gian cho thuê như thế nào. Vì hiện này tình trạng lừa đảo khá phổ biến diễn ra khá nhiều và các bạn sinh viên mới sẽ là đối tượng bị nhắm đến nhiều nhất.
Hy vọng bài viết 1 học kỳ đại học bao nhiêu tháng sẽ giúp cho bạn hiểu thêm về các kiến thức mới ở trong xã hội nhé. Đào tạo liên tục Gangwhoo chúc các bạn tân sinh viên thành công.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!