Kính Mineral là gì? Có nên mua đồng hồ dùng Mineral Crystal? – Fptshop.com.vn

Kính khoáng Mineral là gì?

Mineral (hay còn gọi là Kính khoáng, kính cứng, Mineral Crystal, Mineral Glass) là một loại kính cường lực được làm từ chất liệu soda-lime glass (thủy tinh vôi), tạo ra bằng cách tôi luyện thủy tinh với soda lime (vôi xút) cùng một số phụ gia khác.

Kính khoáng đồng hồ cũng thuộc loại kính tôi an toàn – Tempered Glass. Trong quá trình sản xuất, thủy tinh được nung nhiệt độ cao rồi làm lạnh đột ngột hoặc ngâm trong kali nitrat, để ra thành phẩm có độ cứng cao và khi vỡ tạo thành các mảnh nhỏ vụn không tính sát thương.

Kính khoáng Mineral là gì?

Xem thêm: Kính mica là gì? Ưu điểm của mặt kính đồng hồ mica so với các loại kính khác

Đặc tính của kính khoáng Mineral

Kính Mineral có độ cứng từ 6-7.5 điểm (trên thang Mohs) tùy loại khoáng chất được dùng, về cơ bản là cứng hơn kính thủy tinh. Con số này ở Hardlex Crystal (kính cứng độc quyền của Seiko) là khoảng 7.5, còn tinh thể Sapphire nguyên khối là 9.

  • Kính Mineral có thể chịu trầy xước ở mức vừa phải chứ không chống trầy hoàn toàn như kính Sapphire, bù lại chúng ít bị nứt vỡ khi va đập thông thường.
  • Kể cả khi chịu va đập mạnh đến mức vỡ, cấu trúc của kính Mineral cũng sẽ khiến nó vỡ nát thành các mảnh vụn không gây sát thương đáng kể cho người dùng.
  • Kính Mineral cũng có độ trong cao hơn nhiều so với thủy tinh và gần bằng Sapphire, khi nhìn nghiêng sẽ cực ít thấy màu “xanh ve chai” (trừ khi mặt kính quá dày).

Kính khoáng Mineral là gì? 2

Ưu điểm của kính Mineral khi làm mặt đồng hồ

Giá thành rẻ

Gần như tất cả đồng hồ có giá dưới 10 triệu đồng đều sử dụng mặt kính khoáng Mineral, do nó là thủy tinh – một vật liệu phổ biến, nên chi phí sản xuất rẻ hơn rất nhiều so với kính Sapphire.

Dễ tạo hình

Một trong những đặc tính lớn nhất của thủy tinh chính là khả năng tạo hình, và kính khoáng cũng hoàn toàn thừa hưởng khả năng này, từ mặt kính phẳng đến mặt kính cong lên như vòm đều rất dễ để tạo thành hình.

Trong khi đó, Sapphire lại rất cứng nên đòi hỏi kĩ thuật gia công phải rất cao để chúng đạt đến độ mỏng cần thiết để làm đồng hồ mà vẫn đủ bền, do đó giá nguyên liệu lẫn gia công đều rất cao.

Xem thêm: Chân kính Jewel là gì? Công dụng của chân kính trên đồng hồ đeo tay

Cân bằng giữa đẹp và bền

Kính khoáng Mineral có độ cứng khá và chịu lực tốt, ít nứt vỡ khi bị va đập trong khi vẫn có độ trong suốt phù hợp người đeo có thể thấy rõ mọi chi tiết trên mặt đồng hồ. Có thể nói, trên cùng một độ dày thì kính Sapphire nguyên khối dễ vỡ hơn nhiều so với kính khoáng, kính khoáng cũng rất dễ đánh bóng lại nếu bị trầy, cho phép chúng có thể đẹp-bền rất lâu dài.

Dễ đánh bóng, bảo dưỡng và thay thế

Sapphire vì có độ cứng cao nên muốn đánh bóng thì phải dùng đến bột kim cương, trong khi kính khoáng chỉ cần dùng các phương pháp đơn giản với thủy tinh là có thể đánh bóng chúng lại như mới.

Trong trường hợp vết xước quá lớn hay sâu đến mức không thể đánh bóng, thì thay mặt kính khoáng cũng không phải là vấn đề lớn, chỉ dao động từ 200.000đ – 600.000 đồng. Trong khi đó, chi phí thay kính sapphire mất khoảng 400.000đ – 1.200.000 đồng.

Kính khoáng Mineral là gì? 3

Tuy nhiên bạn cần lưu ý là việc đánh bóng mặt kính khoáng chỉ thực hiện được với những mặt kính phẳng, không áp dụng với mặt kính cong vòm. Ngoài ra bạn cũng nên giao đồng hồ cho những cửa hàng lớn có trang bị máy móc hiện đại, như thế mới đảm bảo được chất lượng và tính thẩm mĩ cho đồng hồ sau khi đánh bóng.

Đồng hồ kính khoáng Mineral có giá thành rẻ nhưng mẫu mã lại rất đa dạng, và FPT Shop cung cấp cho bạn đồng hồ thời trang chính hãng với giá chỉ từ 490.000 đồng kèm bảo hành pin trọn đời. Ngoài ra FPT Shop cũng đang có chương trình giảm giá sốc đến 50%, áp dụng với một số đồng hồ.

Có thể bạn quan tâm:

  • Dial là gì? Tìm hiểu thuật ngữ dial của đồng hồ đeo tay
  • Tìm hiểu 10 kiểu dây đồng hồ kim loại phổ biến nhất hiện nay