Tăng âm, Amply là gì?
Tăng âm, Amply có tên tiếng Anh đầy đủ là Amplifier – Khuếch đại công suất, là một thiết bị điện tử không thể thiếu trong hệ thống âm thanh. Có chức năng nhận tín hiệu âm thanh ở mức năng lượng thấp (Micro ~0.01V, Line~0.1V) và khuếch đại lên mức năng lượng cao (Vài vôn đến vài trăm vôn) để đẩy ra loa và phát âm thanh
Nguồn tín hiệu vào tăng âm có thể là từ Mixer, Processor hoặc từ Micro…
Có những loại tăng âm, amply nào?
Việc phân nhóm cho tăng âm có nhiều cách
Theo trở kháng:
-
Tăng âm trở kháng thấp: Tăng âm gia đình, hội trường, kết nối loa gần
-
Tăng âm trở kháng cao: Tăng âm dùng với loa có biến áp, kết nối loa ở xa, cho thông báo
Theo công dụng:
-
Chỉ có khuếch đại công suất: Nghĩa là không có chức năng nào ngoài khuếch đại. Thường thì gọi là cục đẩy công suất
-
Bao gồm cả Mixer: Đây dạng all-in-one thường sử dụng với ứng dụng nhỏ. Có trang bị cả ngõ vào Mic, đầu CD… và đôi khi cả ngõ ra phần tần Bass, Midle, Treble
Lưu ý khi lựa chọn Tăng âm, Amply
Việc lựa chọn tăng âm phù hợp với công suất loa là rất quan trọng và chúng ta cần chú ý
-
Chúng ta phải lựa chọn Amply phù hợp với công suất của loa để cho tín hiệu ra chuẩn nhất, tiếng trong trẻo nhất. Không được lựa chọn Amply công suất không phù hợp của loa dẫn đến cháy Amply hoặc tiếng bị méo. Điểm nữa là phải chọn amply có trở kháng phù hợp với loa, không dùng được Amply trở kháng cho các loại loa khác. Ví dụ như ta có 6 chiếc loa 10W thì chúng ta phải lựa chọn amply phù hợp công suất lớn hơn 60W hoặc bằng 60W.
-
Thiết bị âm thanh karaoke phục vụ đẩy công suất và lọc tiếng giúp hát hay hơn, âm thanh chuẩn hơn. Đồng thời bổ sung các hiệu ứng như echo, delay, repeat hoặc tăng cường cũng như giảm các âm bass, mid, treble.. dày và mượt mà hơn. Chúng ta cũng phải chọn Amply phù hợp với hệ thống loa karaoke của dàn. Ví dụ đôi loa công suất là 600W ta sử dụng Amply có công suất lớn hơn 600W.
-
Thiết bị âm thanh sân khấu, hội trường sử dụng Amply là những cục đẩy nó chỉ nhiệm vụ đẩy công suất của loa chứ không có nhiệm vụ lọc tiếng.
-
Thiết bị âm thanh vi tính tích hợp sẵn trong bộ điều khiển trung tâm.
Ý nghĩa các ký hiệu và nút trên Amply
Nếu quan sát kỹ Amply bạn sẽ thấy chúng có rất nhiều ký hiệu viết tắt và các nút chức năng khác nhau. Chính vì vậy, bạn cần phải hiểu được ý nghĩa của các ký hiệu trên Amply để việc sử dụng được đơn giản, tiện lợi hơn. Mặc dù có rất nhiều nút chức năng song tùy theo mục đích và tần suất sử dụng mà bạn sẽ phải ghi nhớ các kí hiệu và chức năng liên quan.
Cấu trúc chung của Amply sẽ bao gồm 4 phần cơ bản gồm phần chỉnh Micro, phần chỉnh Echo, phần chỉnh đường nhạc và đường tổng. Tất cả các phần này đều có nút chức năng khá giống nhau, vì vậy chỉ cần hiểu được các chức năng của một phần bạn có thể hiểu được các ký hiệu trên Amply của những phần khác dễ dàng.
Thông thường, chúng ta đều có các ký hiệu cơ bản sau:
Đường cắm Micro
-
Ngõ cắm micro:
-
Nút Gain: nhấn để tăng hoặc giảm 20dB tín hiệu biên độ đầu vào (chỉ tắt khi gắn nhạc cụ vào).
-
Nút Vol: cân chỉnh hiệu ứng vào của đường micro.
-
Nút Pal: điều chỉnh tín hiệu bên phải hoặc bên trái.
-
Nút Echo: điều chỉnh tiếng vang cho micro.
-
Nút Low: điều chỉnh âm thanh trầm – bass.
-
Nút Mid: điều chỉnh âm thanh tầm trung (có khả năng hỗ trợ cho giọng yếu).
-
Nút Hi: điều chỉnh âm cao – treble.
Đường điều chỉnh tiếng Echo
-
Nút Vol: dùng để tăng giảm âm lượng Echo.
-
Nút Low: điều chỉnh âm trầm.
-
Nút Hi: điều chỉnh âm cao tạo tiếng vang.
-
Nút RPT: tăng hoặc giảm số lần của tiếng lặp lại.
-
Nút DLY: tăng hoặc giảm độ dài của tiếng delay.
Đường nhạc – Music
-
Nút Vol: cân chỉnh tín hiệu đi vào cho đường nhạc.
-
Nút Pal: điều chỉnh tín hiệu ở bên phải hoặc bên trái.
-
Nút Low: điều chỉnh âm thanh trầm.
-
Nút Mid: điều chỉnh âm thanh trung.
-
Nút Hi: điều chỉnh âm thanh cao.
Đường ngõ ra tổng Master
Sau khi đã cân chỉnh đường Micro, Echo, Music thì tiến hành điều chỉnh âm lượng lớn nhỏ đầu ra ở đường tổng.
-
Nút Vol: tăng giảm âm lượng của đầu ra.
-
Nút Low: điều chỉnh âm trầm.
-
Nút Mid: điều chỉnh âm trung.
-
Nút Hi: điều chỉnh âm cao.
Cách chỉnh tăng âm, Amply nghe nhạc hay nhất
Sau khi đã nắm được công dụng của các nút trên Ampli, chúng ta sẽ đi vào khâu cân chỉnh. Dưới đây là kinh nghiệm cân chỉnh đã được các tay chơi audio kiểm chứng là cho âm thanh cân bằng nhất, hay nhất, có thể áp dụng đối với các dòng Amply khác nhau.
-
Nút VOL: Tuỳ vào diện tích của căn phòng, không nên điều chỉnh âm thanh quá lớn sẽ át tiếng. Cách đơn giản nhất là hãy cứ chỉnh âm lượng cho đến khi bạn cảm thấy âm thanh phát ra là vừa vặn, dễ nghe nhất là được.
-
Nút LO: Nên để ở mức 10h-1h tùy loại nhạc. Quá cao sẽ bị ù. Hãy điều chỉnh trong khoảng này và cảm nhận xem dừng ở vị trí nào là phù hợp.
-
Nút MID: Nên để ở mức 10h-12h. Quá cao sẽ át tiếng.
-
Nút Hi: Nên để ở mức 10h-12h. Quá cao nhạc sẽ bị vỡ, xé, thậm chí cháy loa treble của loa.
Các loại Tăng âm, Amply phổ biến hiện nay
Trên thị trường hiện nay có 5 loại tăng âm chính, mỗi loại có thiết kế, chức năng khác nhau và cách phối ghép cũng khác nhau.
-
Tăng âm tiền khuếch đại (Pre-Amply): Nhiệm vụ chính là khuếch đại các tín hiệu âm thanh nhỏ được đưa vào nguồn phát (các loại đầu đĩa, đầu Brulay…) lên thành các mức tín hiệu lớn hơn. Sau đó, các tín hiệu lớn hơn sẽ được đưa vào tăng âm công suất. Do đó, loại này chỉ có tác dụng tinh chỉnh âm thanh dạng thô sơ, không có tác dụng khuếch đại thực sự.
-
Tăng âm công suất (Power Amply): Nhiệm vụ chính là nhận các tín hiệu âm thanh cỡ vừa đã được khuếch đại từ tăng âm tiền khuếch đại. Sau đó, Tăng âm công suất sẽ khuếch đại các tín hiệu này lên mức cao nhất và đưa ra loa. Đây là loại có tác dụng khuếch đại âm thanh thực sự để đưa tới tai người nghe.
-
Tăng âm tích hợp(Integrated ampli): nhiệm vụ là nối liền hai loại tăng âm tiền khuếch đại và tăng âm khuếch đại vào chung một vỏ máy với nhau. Cả hai loại tăng âm lúc này sẽ được gắn liền thành một khối mà không có sự tách biệt.
-
Tăng âm tích hợp đối xứng (Dual mono ampli): Một dạng của tăng âm tích hợp ở trên nhưng có thiết kế đối xứng để phân biệt hai kênh Left (trái) và Right (Phải) độc lập với nhau. Mỗi kênh trái và phải đều có một hệ thống tăng âm riêng. Nhưng cả hai hệ thống tăng âm này dù riêng biệt vẫn có cấu tạo và thiết kế hoàn toàn giống nhau.
-
Tăng âm khối tách biệt (Monoblock ampli): là loại tăng âm được thiết kế theo kiểu khối để tách biệt từng tăng âm riêng cho mỗi kênh trái phải. Nếu so sánh, loại Dual mono ampli kể trên có hai tăng âm nhưng được thiết kế chung trên một vỏ máy nhất định, còn loại Monoblock ampli này lại chia hai hệ thống tăng âm ra hai vỏ máy khác nhau trong cùng một hệ thống. Vì vậy, nó khá to lớn và cồng kềnh.
Mua tăng âm, amply ở đâu uy tín, giá rẻ?
Hiện nay có rất Amply được bầy bán trên thị trường Việt Nam với đủ thể loại, giá cả và thương hiệu khác nhau. Để có thể mua hàng chính hãng, chất lượng đảm bảo, ghé mua TẠI ĐÂY
Các lỗi thường gặp trên tăng âm, âm ly
Những lỗi mà tăng âm thường gặp, cách khắc phục tạm thời như sau
Sửa tăng âm phát ra âm thanh bị lệch một bên
Cách khắc phục: Vặn núm Balance của Amplyvề vị trí 0. Nếu như việc làm này không khiến thiết bị âm thanh của bạn trở lại bình thường bạn có thể mang chúng đến những trung tâm sửa chữa để có thể sửa được chúng.
Tăng âm bị ù 1 vế hoặc cả 2 vế – sửa Amply bị ù
Cách khắc phục: Bạn hãy kiểm tra lại các giắc cắm tín hiệu AV trên đầu ra của chiếc đầu phát và trên đầu vào của chiếc máy tăng âm. Để có thể làm được âm thanh trở nên trong trẻo hơn bạn có thể vệ sinh chúng bằng các dung dịch vệ sinh chuyên dụng.
Điều chỉnh Bass (âm trầm), Tress (âm bổng) không tác dụng
Cách khắc phục: Tắt bật núm Direct hoặc Tone khi đó việc bạn tác động lên Bass và Treble sẽ cố tác dụng ngay tức khắc. Nhưng nếu bạn đã thực hiện các bước như treenn mà vvaanx khoong thấy hiệu quả như mong muốn thì bạn nên cân nhắc việc mang thiết bị của mình đến cơ sở uy tín để sủa chữa.
Những tiếng nổ lộp độp – cách sửa tăng âm bị rè
Nguyên nhân: Lỗi này thường do loa bị hỏng chứ không phải do Amply, tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho các thiết bị âm thanh chuyên nghiệp còn lại bạn nên tắt máy.
Cách khắc phục: Đối với lỗi này người dùng không thể tự ý kiểm tra hay sửa chữa, do đó cách tốt nhất và an toàn nhất là mang đến các cơ sở uy tín để kiểm tra.
Sửa tăng âm bị ảnh hưởng từ trường
Nguyên nhân: Có thể bạn đang đặt tăng âm của bạn trong một không gian quá nhiều từ trường bởi vậy mà tăng âm của bạn phát ra những tiếng ù khó chịu. Hiểu đơn giản là những ở những nơi cố quá nhiều từ trường hoặc thâm chí là sóng không dây như sóng điện thoại, wi-fi,…Các từ trường ảnh hưởng đến thiết bị điện, kết cấu mạch điện nên không sớm thì muộn từ trường sẽ gây hỏng các mạch điện đồng thời làm nhiễu các tín hiệu được truyền vào tăng âm. Do đó, âm thanh phát ra bị méo mó, biến dạng.
Cách khắc phục: Di chuyển Amply ra một vị trí khác hợp lý hơn. Đặt tăng âm tại nơi thoáng và tuyệt đối không để gần các thiết bị phát ra từ trường mạnh.
Dây dẫn và kết nối
Nguyên nhân: Nguyên tắc khi sử dụng dây nối các thiết bị âm thanh. Là chúng không nên quá dài bởi chúng bị cản trở khá mạnh. Âm thanh một phần bị suy yếu cũng chính là do nguyên nhân này. Hơn nữa, zắc nối của bạn lỏng lẻo cũng làm âm thanh của bạn kém chất lượng.
Cách khắc phục: Bạn hãy đặt loa và tăng âm gần nhau nhất có thể. Để giảm tải được lượng dây nối một cách tối đa. Hoặc khi kết nối các thiết bị bạn hãy chọn những loại dây có chất lượng cao. Đảm bảo được âm thanh giảm tối đa các nguyên nhân do dây dẫn nên. Hãy nhớ gắn chặt các đầu jack từ loa đến tăng âm. Để quá trình vận hành của thiết bị được đảm bảo.
Chưa có dây tiếp đất cho tăng âm
Nguyên nhân: Là một trong các thiết bị điện có thiết kế và cấu tạo phức tạp , Amply cần được nối đất để bảo về thiết bị của bạn một cách an toàn nhất khi có sự cố. Hơn thế, việc nối đất cho Amply sẽ tránh được các hiện tượng nhiễu song và triệt tiêu các song từ trường gây hại đến thiết bị.
Cách khắc phục: Hãy chọn cho mình những thiết bị âm thanh chất lượng cho căn phòng nhà bạn nhé. Đặc biệt bạn hãy tìm một dây mát phù hợp để nối thiết bị âm thanh với mặt đất. Tránh hiện tượng về âm thanh một cách tối đa và hiệu quả
Tăng phô nguồn và linh kiện gặp trục trặc
Nguyên nhân: Chất lượng âm tthanh có thể không được như mong muốn nếu xảy ra hiện tượng tăng phô nguồn hay hỏng các linh kiện khác: Diot nguồn, tụ điện lọc nguồn, mạch âm sắc, dây tín hiệu bên trong bị đứt mass hoặc bị chập,…
Cách khắc phục: Trong trường hợp này hãy đếm thiết bị của bạn đến các trung tâm để kịp thời kiểm tra và sửa chữa.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!