Với những ai mới bắt đầu học may thì bước đầu tiên bạn cần phải học chính là cách tính vải may quần áo. Điều này còn quan trọng và cần thiết hơn cả may vá thông thường. Tuy nhiên, việc tính vải quần áo bạn không thể thành thạo ngày một ngày hai mà phải trải qua thời gian dài thực hiện mới có thể tự nhớ mà không cần phải nhìn sổ ghi chép. Đặc biệt, những công thức tính vải may không phải quá phức tạp.
Trong bài viết hôm nay, Alibu sẽ hướng dẫn các bạn cách tính vải may quần áo cơ bản nhất. Do đó, các bạn hãy nhanh chóng theo dõi và tham khảo nhé.
Xem thêm: Cách đánh suốt chỉ máy may công nghiệp với 5 bước cơ bản
Lợi ích của tính vải may quần áo
Rất nhiều bạn thắc mắc rằng tính vải quần áo có quan trọng không mà nhất định phải luyện tập một cách thành thạo vậy? Thật sự, tính vải quần áo không chỉ cần thiết cho tiệm may cá nhân. Mà cũng vô cùng quan trọng với xưởng may đồng phục. Bởi lẽ tính vải quần áo sẽ giúp bạn không lãng phí vải mà tận dụng hoàn toàn tấm vải đang có. Từ đó, các bạn sẽ tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể vào việc mua vải. Đồng thời hạn chế thải vải thừa, vải vụn ra ngoài môi trường.
Bên cạnh đó, việc tính vải may quần áo giúp bạn rèn luyện được phản ứng linh hoạt. Khi tính toán thành thạo chỉ cần nhìn vào bản vẽ, số đo của người mặc là bạn đã có thể biết được cần dùng bao nhiêu mét vải rồi nhanh chóng thực hiện để hoàn thành sản phẩm. Nếu như bạn mở tiệm may riêng tại nhà, với kỹ năng này các bạn dễ dàng tư vấn cho khách hàng. Lúc này, họ sẽ cảm thấy sự chuyên nghiệp, uy tín từ bạn và càng thêm tin tưởng vào tay nghề của bạn đó.
Hướng dẫn cách lấy số đo
Trước khi tính toán vải may quần áo, các bạn cần phải lấy được số đo người mặc. Để lấy số đo, các bạn cần chuẩn bị thước dây và quyển số nhỏ ghi chép lại hoặc lưu lại trên máy tính, điện thoại…
A – Chiều cao: Dùng thước để đo từ trên đỉnh đầu xuống sàn (cách đo chiều cao chuẩn.
B – Vòng cổ: Lấy thước đo vòng quanh hõm cổ (phần lớn nhất ở cổ).
C – Chiều rộng vai: Các bạn phải đứng thẳng, dùng thước dây đo từ đầu vai bên này đến đầu vai bên kia.
D – Vòng ngực: Bạn hãy mặc áo ngực rồi đo vòng quanh đỉnh ngực nhé.
E – Từ cổ đến eo: Đứng thả lỏng rồi dùng thước dây đo từ chân cổ xuống đỉnh ngực rồi đến eo.
F – Hạ ngực: Đo từ phần chân cổ xuống đỉnh ngực ở cùng bên.
H – Vòng eo: Vòng thước dây quanh đoạn hẹp nhất của eo.
I – Vòng hông: Vòng thước dây quanh đoạn lớn nhất ở hông.
J – Vòng mông: Vòng thước dây quanh đoạn lớn nhất ở mông.
K – Vòng nách: Đo quanh vòng nách.
L – Dài tay: Đặt một đầu thước ở đỉnh vai rồi đo dọc tay tới vị trí bạn muốn đo (tùy thuộc vào yêu cầu trang phục ngắn tay hoặc dài tay).
M – Vòng bắp tay: Dùng thước dây vòng qua chỗ bắp tay lớn nhất để lấy được số đo.
P – Vòng đáy: Đo từ giữa đường eo trước rồi vòng qua háng đến giữa đường eo sau lưng.
Q – Vòng đùi: Đo vòng đùi tại chỗ lớn nhất của đùi.
R – Dài quần: Sử dụng thước đo từ vòng eo hông tới sàn.
S – Dài đầm hoặc áo: Đo từ đỉnh vải tới đỉnh ngực rồi xuống vị trí mà bạn trang phục mà bạn muốn.
Cách tính vải may quần áo cơ bản
May quần
- Với khổ 1.2m, 1.3m thì mua 1.5m vải.
- Với khổ 1.5m, 1.6m thì mua 1.1m vải (dài quần nhỏ hơn 85cm thì chỉ cần 1m là đủ).
May áo
- Với khổ 90cm, 1.1m thì các bạn hãy mua vải gấp 2 lần dài áo của bạn và độ dài tay áo thêm 10cm.
- Với khổ 1.2m, 1.3m: dài áo và dài tay có thêm 10cm (khoảng 1.3m).
- Với khổ 1.5m, 1.6m: bạn mua 1m vải với áo ngắn tay và 1.2m với áo dài tay.
- Với khổ 1.8m, 2m nếu như loại vải cotton khổ to thì bạn chỉ cần 80cm là được.
May chân váy
- Với khổ 90cm: dài vải cần gấp 2 lần dài váy thêm 30cm.
- Với khổ 1.1m, 1.2m, 1.3m: dài vải gấp 2 lần so với dài váy.
- Với khổ 1.5m, 1.6m: dài vải là 80cm.
- Với khổ 1.8m, 2m nếu như loại vải cotton khổ to: mua 80cm vải là đủ.
May váy liền (đầm)
- Với khổ 1.5m, 1.6m thì bạn mua 1.5m.
- Khổ nhỏ thì bạn mua 2m.
Lưu ý:
- Các công thức trên chỉ áp dụng khi may kiểu trang phục cơ bản. Nếu quần áo, váy của bạn có thêm chi tiết bèo, nhún,… thì bạn hãy mua thêm khoảng 1m vải nhé.
- Trong trường hợp may xéo vải thì bạn hãy mua gấp đôi hoặc gấp rưỡi vải so với cách tính phía trên tùy thuộc vào xéo nhiều hay xéo ít.
Bên cạnh việc biết cách tính vải may quần áo, một người thợ may giỏi cũng cần biết các loại vải nào là tốt nhất khi may từng trang phục cụ thể. Sau đây là 20 loại vải bạn cần tìm hiểu sâu để có thêm nhiều kiến thức hơn trong ngành may mặc:
Vải Bamboo Vải Jacquard Vải Kaki Vải Len Vải Modal Vải Nylon Vải Tencel Vải Thô Vải Voan Vải Acrylic Vải Lanh Vải Polyester Vải Chiffon Vải Ren Vải Đũi Vải Jean Vải Lụa Vải Nỉ Vải Kate Vải Spandex
Hy vọng với hướng dẫn cách tính vải may quần áo cơ bản được nêu ở trên. Các bạn có thể tự tin hơn khi ước lượng tính vải may đồng phục cho xưởng may hay cho cá nhân. Chúc các bạn tạo ra được những mẫu quần áo đẹp và ưng ý nhất.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!