Mật Ong Đóng Đường Có Sao Không? – ROOTS

Nếu bỗng một ngày bạn nhận thấy mật ong bị đóng đường? Liệu có phải bị hư không, hay là mật ong giả? Mật ong để lâu bị đóng đường như mỡ có tốt không? Thì hãy cùng tìm hiểu bài viết này nha!

Mật ong đóng đường là hiện tượng như thế nào, có tốt không?

Thành phần chính của mật ong bao gồm đường là 31% đường glucose và 38,5% đường fructozo. Nếu ở trong nhiệt độ dưới 20 độ C, lúc này nước và đường có trong mật ong sẽ bị bão hòa. Từ đó xuất hiện hiện tượng kết tinh hay còn gọi là mật ong đóng đường.

Lượng đường glucose có trong mật ong khi bị tách nước sẽ tạo thành hạt li ti rồi lắng xuống đáy chai hoặc nổi lên bề mặt. Chính vì vậy mà mật ong chứa càng nhiều đường glucose thì mức độ kết tinh sẽ càng cao.

Do đó khi mật ong bị kết tinh đường không có nghĩa là bị hư và mật ong nguyên chất, tự nhiên vẫn bị như thường.

Thành phần chính của mật ong bao gồm đường
Thành phần chính của mật ong bao gồm đường

Nguyên nhân mật ong đóng đường

Do nhiệt độ

  • Được bảo quản ở nhiệt độ dưới 5 độ C, mật ong sẽ rất khó kết tinh. Do đó người ta hay để mật ong bảo quản lạnh.
  • Nhiệt độ từ 6-20 độ C mật ong rất dễ bị kết tinh.
  • Khi nhiệt độ trên 27 độ C đây là ngưỡng làm cho kết tinh bị tan chảy. Do đó khi bảo quản mật ong ở nhiệt độ này, mật ong sẽ không bị kết tinh. Nhưng nếu bảo quản ở nhiệt độ quá cao sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của mật ong.

Do nguồn lấy mật hoa

Đây là yếu tố quan trọng trong việc quyết định mật ong có nhanh bị kết tinh nhanh hay chậm. Điều này tùy thuộc vào từng loại hoa tạo mật, ví dụ như Mật Ong Hoa Nhãn, hoa Cà Phê thì rất chậm bị kết tinh. Ngược lại, một số loại hoa cho mật rất dễ nhanh kết tinh như Mật Hoa Cúc Quỳ, Hoa Keo….

Hàm lượng nước có trong mật ong

Vì mật ong là dung dịch đường quá bão hòa, do đó mật ong có hàm lượng nước càng thấp (mật ong đặc) thì càng nhanh bị đóng đường như mỡ và ngược lại. Mật ong càng đặc, càng kết tinh nhanh, mật ong càng loãng thì chậm hoặc không bị kết tinh.

Có phấn hoa lẫn trong mật ong
Có phấn hoa lẫn trong mật ong

Hàm lượng đường Glucose

Nhiều loại mật ong có tỷ lệ hai loại đường Glucose và Fructose xấp xỉ bằng. Khi tỷ lệ này trong mật ong càng cao thì mật càng nhanh kết tinh và ngược lại. Các nguồn mật hoa khác nhau có hàm lượng đường Glucose trong mật hoa không giống nhau. Cây nguồn mật nào có hàm lượng đường Glucose cao thì mật ong bị đóng đường nhanh hơn. Ví dụ: mật cỏ lào, cao su, cây điều, cây cà phê, bạc hà, cúc quỳ…

Có phấn hoa lẫn trong mật ong

Đối với mật ong nguyên chất thường hay có lẫn phấn hoa. Các hạt phân tử phấn hoa nhỏ li ti trong mật ong chính là yếu tố kết dính, tạo nên tình trạng kết tinh. Đối với mật ong thành phẩm, được sản xuất hàng loạt phải lọc bỏ phấn hoa khi sản xuất, nên hầu như mật ong loại này không bị kết tinh.

Như vậy có thể thấy rằng mật ong đóng đường là hiện tượng tự nhiên.

Mật ong nào không bị đóng đường?

Những loại mật ong không kết tinh là do hàm lượng đường Fructose có trong mật ong cao. Những loại mật ong này thường có vị ngọt sắc hơn hẳn.

Vì độ ngọt của loại đường này là cao nhất. Ví dụ như mật ong hoa nhãn, vải, tràm….và một số loại mật khác khi có hàm lượng đường fructose cao cũng không thấy bị kết tinh đường. Và mật ong đã qua xử lý công nghiệp cũng không bị.

LOẠI MẬT ONG

KHẢ NĂNG KẾT TINH ĐƯỜNG

Mật ong rừng đầu mùa và giữa mùa (tháng 3, 4, 5)CóMật ong rừng cuối mùa (tháng 6)Mật ong này rất khó bị đóng đường. Mật cuối mùa tức là ong đã ăn gần hết mật, chuẩn bị rời tổ, mật ong có màu đen.Mật Ong Hoa VảiKhông Mật hoa NhãnKhông Mật hoa Cúc QuỳCó Mật hoa Cỏ LàoCó Mật hoa Bạc HàCó Mật hoa Cao SuCó Mật Ong HoaCó

Mật ong nào không bị đóng đường?
Mật ong nào không bị đóng đường?

Mật ong giả có bị đóng đường không?

Nhiều người làm mật ong giả bằng cách nấu nước đường, phèn chua rồi pha thêm một ít mật ong để tạo mùi. Mật ong giả thường bị loãng nên không bị kết tinh đường. Nhưng nếu nấu đặc thì có thể bị đóng đường, nhưng lớp đường chỉ lắng xuống dưới đáy chai một lớp mỏng và có đặc điểm như sau:

  • Các hạt kết tinh của mật ong giả rất cứng. Chúng đóng thành cục rất cứng dưới đáy chai.
  • Mật ong giả bị kết tinh đường rất khó tan khi xử lý bằng cách ngâm nước nóng.

Đối với mật ong để lâu bị đóng đường như mỡ mà nghi ngờ là mật ong giả, thì chỉ cần đặt vào nước ấm. Nếu mật ong thật thì lớp kết tinh sẽ tan ra thành trạng thái lỏng như ban đầu. Còn nếu là đường thì không thể tan hết.

Kết luận

Mật ong nếu bị đóng đường thì chỉ là phản ứng hóa học tự nhiên. Đây chính là một trong nhiều đặc điểm để nhận biết mật ong nguyên chất. Không nên lo lắng khi nghĩ rằng mật ong bị kết tinh là mật ong giả mà cần phải phân biệt.Việc mật ong bị đóng đường chỉ gây khó khăn cho chúng ta khi sử dụng vì thường đựng mật ong trong chai lọ, có miệng bé, rất khó lấy ra.

Để tránh dùng phải mật ong giả thì bạn nên lựa chọn địa chỉ bán mật ong organic, mật ong manuka uy tín. Liên hệ ngay với ROOTS để được tư vấn.