Cần làm gì khi laptop bị vào nước không lên nguồn

Bạn vô tình làm đổ nước vào laptop và lo lắng không biết nên làm gì để cứu nguy cho chiếc laptop. Vậy cần làm gì khi laptop bị vào nước không lên nguồn một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất? Hãy cùng iRecovery tham khảo bài viết sau đây nhé.

CẦN LÀM GÌ KHI LAPTOP BỊ VÀO NƯỚC KHÔNG LÊN NGUỒN

Tất cả các loại chất lỏng sử dụng trong cuộc sống hằng ngày như : nước, cà phê, trà, sữa và nước ngọt,…đều gây nguy hiểm cho laptop của bạn. Chỉ một lượng nhỏ chất lỏng đã liệt kê trên đổ lên bàn phím laptop của bạn cũng có thể làm hỏng máy và làm cho laptop không lên nguồn. Nhiều trường hợp người dùng không thực hiện các thao tác xử lý kiệp thời khiến cho laptop không thể hoạt động trở lại được nữa. Chính vì vậy, nếu bạn rơi vào trường hợp trên hãy bình tĩnh và thực hiên theo các bước sau đây.

Bước 1: Tắt laptop và lập tức ngắt kết nối nguồn điện.

Khi laptop bị vô nước rất dễ gây ra tình trạng chập điện, lúc này thời gian chính là yếu tố quyết định nhiều nhất đến việc cứu nguy cho chiếc laptop của bạn. Thế nên việc đầu tiên bạn cần làm nhanh nhất có thể là tắt nguồn thiết bị vô nước.

Bước 2: Lật ngược laptop và tháo pin nếu có thế.

Sau khi ngắt nguồn bạn nhanh chóng mở laptop một góc 45° nằm úp lên bề mặt phẳng có lót khăn. Việc này giúp cho lượng nước trong máy tính chảy bớt ra ngoài. Hãy lưu ý rằng bề mặt khăn đặt laptop phải khô ráo, không ẩm ướt.và tiến hành tháo pin (nếu như laptop có pin rời).

Bước 3: Ngắt kết nối và rút toàn bộ phích cắm phần cứng bên ngoài.

Nên rút toàn bộ thiết bị phần cứng bên ngoài cụ thể như :

  • Thiết bị USB
  • Thẻ nhớ
  • Bộ điều khiển
  • Bộ sạc máy tính

Bước 4: Lau sạch chất lỏng trên laptop. Hãy lau sạch cẩn thận lượng chất lỏng trên các vị trí bao gồm mặt trước, mặt sau, vỏ laptop và bàn phím.

Nhằm tránh lượng chất lỏng chảy ngược vào sâu bên trong laptop, hãy đảm bảo rằng laptop của bạn vẫn đặt úp một phần trong khi bạn làm việc này.

Bước 5: Xác định chắc chắn các yếu tố trước khi chạm vào bên trong laptop của mình.

Bước 6: Tháo rời phần cứng nếu bạn có thể

Ở bước này bạn không nên tự tháo rời các phần cứng của máy nếu bạn chưa bao giờ làm quen với việc tháo rời RAM và ổ cứng trong laptop. Bởi có nhiều trường hợp tháo rời không đúng cách gây hư hỏng, thiệt hại cho laptop của bạn. Do đó, bạn nên đưa máy đến các trung tâm để tháo rời máy và sửa chữa kịp thời.

Bước 7: Làm khô các bộ phận trong laptop bằng cách lấy vải và lau nhẹ nhàng lên các thiết bị và những chỗ còn đọng nước.

Bước 8: Làm sạch và loại bỏ cặn khô

Làm sạch các chất khô bằng cách sử dụng miếng vải sợi nhỏ hoặc miếng giẻ không xơ để lau các vết bẩn trong laptop. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng các bình khí nén để thổi các chất bẩn khô có bên trong laptop.

Bước 9: Hãy để laptop của bạn khô ít nhất 24h trước khi lắp ráp

Hãy để laptop của bạn khô ít nhất 24h trước khi lắp ráp chúng lại. Chắc chắn rằng, khu vực để laptop của bạn phải khô ráo thoáng mát và không ẩm. Bạn có thể sử dụng các túi hút ẩm để loại bỏ lượng ẩm có trong laptop.

Lưu ý: Bạn tuyệt đối không nên sử dụng máy sấy để làm khô các linh kiện của laptop. Bởi vì lượng nhiệt của máy sấy rất nóng có thể làm hư hại, tổn thương các bộ phận linh kiện.

Bước 10: Lắp ráp lại toàn bộ thiết bị và khởi động

Laptop của bạn có thể chứa rất nhiều dữ liệu quan trọng do đó việc laptop bị vô nước là vô cùng nguy hiểm có thể dẫn đến việc mất dữ liệu và cần bạn can thiệp phục hồi dữ liệu. Vậy chúng ta cần lưu ý khi sử dụng laptop để tránh tình trạng bị vô nước

  • Luôn để laptop tránh xa những chất lỏng gây hại
  • Đầu tư các phụ kiện có thể bảo vệ được laptop như vỏ bàn phím bằng silicon, case bảo vệ laptop,…
  • Đặt laptop bên trong túi đựng chống nước nhằm tránh trường hợp trời mưa hay vô tình làm đổ nước.
  • Và bạn nên nhớ rằng chi phí sửa chưa cho việc laptop bị vô nước tương đối cao nên điều cần thiết nhất để bảo quản laptop chính là cẩn thận.

Nếu như bạn không phải là một người rành về laptop hoặc dù bạn đã làm những bước trên nhưng máy vẫn không hoạt động được thì bạn nên đem máy đến những trung tâm sữa chữa uy tín để được kiểm tra và sữa chữa kịp thời tránh tình huống xấu nhất có thể xảy ra.