Kí Hiệu Hóa Học Là Gì? Cách Đọc Kí Hiệu Hóa Học Trong Bảng Tuần Hoàn Hóa Học

Kí hiệu hoá học là nội dung vô cùng quan trọng khi các em làm quen với bộ môn Hoá. Những kí hiệu này xuất hiện trong suốt quá trình học lý thuyết, làm bài tập và bài kiểm tra. Bài viết sau của Marathon Education sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về kí hiệu hóa học và cách đọc chúng trong bảng tuần hoàn hóa học.

Kí hiệu hóa học là gì?

Kí hiệu hoá học là kí tự viết tắt tên các nguyên tố hoá học theo tiếng Latin hay tiếng Hy Lạp. Một số nguyên tố hoá học đặc biệt được đặt tên theo nhà khoa học, nhằm tưởng nhớ đến sự cống hiến của họ dành cho khoa học và nhân loại.

Quy tắc của kí tự hóa học là nếu kí hiệu gồm 2 chữ cái thì chữ cái đầu tiên phải viết hoa, chữ còn lại viết thường. Nếu kí hiệu chỉ có 1 kí tự thì phải viết hoa chữ đó.

Ví dụ:

  • Nguyên tố hoá học Natri, kí hiệu là Na.
  • Nguyên tố hoá học Nitơ, kí hiệu là N.

Bảng kí hiệu hóa học một số nguyên tố

Các em có thể tham khảo bảng kí hiệu hoá học một số nguyên tố dưới đây để biết được tên và kí hiệu của các nguyên tố hoá học hiện nay.

STTKý hiệuTênTên tiếng Anh

>>> Xem thêm: Lý Thuyết Bảng Hóa Trị Các Nguyên Tố Hóa Học Và Bài Ca Hóa Trị

Cách đọc một số kí hiệu trong bảng tuần hoàn hóa học

Dưới đây là hướng dẫn cách đọc kí hiệu hoá học trong bảng tuần hoàn. Dựa vào hướng dẫn này, các em có thể đọc và hiểu đúng được các thông tin của một nguyên tố hoá học.

Cách đọc kí hiệu hóa học và tên nguyên tố

Đọc theo thứ tự kí hiệu hoá học trước, nguyên tố hoá học sau.

Ví dụ: Na – Natri, He – Heli

Trong bảng tuần hoàn, thông thường tên nguyên tố sẽ nằm ngay dưới kí hiệu hoá học.

Cách đọc số hiệu nguyên tử

Số hiệu nguyên tử (kí hiệu Z) là số proton của hạt nhân nguyên tử đó. Con số này được dùng để xác định nguyên tố hóa học, vì tất cả các nguyên tố đều có số proton khác nhau.

Số hiệu nguyên tử có thể nằm ở bên trái hoặc ở trên kí hiệu nguyên tố. Số hiệu nguyên tử luôn là số nguyên.

Cách đọc trọng lượng nguyên tử trong bảng tuần hoàn hóa học

Vị trí của nguyên tử khối trong bảng tuần hoàn thường xuất hiện bên trái ký hiệu nguyên tố và có thể được thể hiện dưới dạng số thập phân.

Trong bảng tuần hoàn hóa học, các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần trọng lượng nguyên tử từ phía trên bên trái xuống phía dưới bên phải. Tuy nhiên, không phải thứ tự sắp xếp luôn tuân theo trình tự này.

Học online livestream Hóa 10 – 11 – 12 chất lượng, uy tín tại Marathon Education

Việc nắm vững kiến thức về kí hiệu hóa học là vô cùng quan trọng. Các em có thể tham khảo các lớp học môn Hoá của nền tảng học trực tuyến uy tín và chất lượng Marathon Education để củng cố thêm kiến thức của mình.

Marathon Education sở hữu đội ngũ giảng viên thuộc TOP 1% giáo viên dạy giỏi tại Việt Nam. Tất cả thầy cô đều có bằng cấp từ Thạc sĩ trở lên với hơn 10 năm kinh nghiệm giảng dạy.

Các khóa học online tại Marathon Education có tính tương tác cao. Các em học sinh có thể tương tác trực tiếp với thầy cô trong giờ học. Với ứng dụng tích hợp thông tin dữ liệu cùng nền tảng công nghệ, mỗi lớp học của Marathon Education luôn được đảm bảo về mặt đường truyền chống giật/ lag tối đa với chất lượng hình ảnh và âm thanh tốt nhất.

Ngoài ra, khi đến với Marathon Education, đội ngũ cố vấn học tập chuyên môn luôn theo sát quá trình mỗi ngày trên lớp và hỗ trợ các em giải đáp những thắc mắc và cá nhân hóa lộ trình học tập của mình.

Chỉ cần tham gia Marathon Education là các em nhận ngay sổ tay học tập Toán – Lý – Hoá “siêu xịn” của Marathon. Đây là tài liệu tổng hợp toàn bộ công thức và nội dung môn học được biên soạn chỉn chu, kỹ lưỡng. Sổ tay sẽ giúp các em học tập và ghi nhớ kiến thức dễ dàng hơn.

Các em hãy nhanh tay đăng ký ngay hôm nay, trước ngày 15/02/2022 để có cơ hội nhận được ưu đãi lên đến 39%.

Kí hiệu hóa học là phần nội dung cơ bản của bộ môn Hoá. Hy vọng bài viết của team Marathon Education có thể giúp các em ôn tập lại kiến thức này. Ngoài ra, các em còn có thể tham khảo thêm các kiến thức Toán – Lý – Hoá khác tại website Marathon Education. Chúc các em học tập tiến bộ mỗi ngày.