Không gian mở là gì? Xu hướng thiết kế không gian mở cho nhà ở

Trong các xu hướng thiết kế nội thất nhà ở hiện nay thì thiết kế nhà theo phong cách kết cấu không gian mở đang được nhiều người yêu thích và lựa chọn. Vậy, không gian mở là gì? Có nên thiết kế không gian mở cho căn nhà của gia đình hay không? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Không gian mở là gì?

1. Khái niệm

Không gian mở là thuật ngữ trong ngành kiến trúc, là một trong những phong cách đặc trưng được ứng dụng trong thiết kế nội thất. Không gian mở là không gian có sự kết nối giữa các khu vực trong một công trình với nhau, các không gian được thiết kế và thi công nội thất hướng ra bên ngoài, tối ưu sự hòa hợp với thiên nhiên.

Xem thêm: Nhà Nhật Bản phong cách tối giản

2. Không gian mở trong kiến trúc

Trong kiến trúc, không gian mở tạo một dòng chảy liền mạch giữa các khu vực, khu vực chức năng này có kết nối với khu vực chức năng khác trong một công trình. Không có tường ngăn cách mà thay vào đó là những không gian nối liền, liên thông làm cho căn nhà rộng rãi và khoáng đạt hơn.

Xu hướng thiết kế này phù hợp với những căn nhà có diện tích nhỏ bởi nó cải thiện đáng kể nhược điểm chật hẹp của không gian.

3. Đặc trưng của không gian mở

– Sự kết nối trực quan giữa các khu vực, các khu vực trong một công trình từ ngoại thất, nội thất sân vườn… có sự hòa quyện hợp lý.

– Không còn sự ngăn cách của những bức tường quen thuộc, không gian sống như một thể thống nhất, mang đến cảm giác thoải mái và tiện nghi cho các thành viên trong gia đình.

– Sự hài hòa của các yếu tố ánh sáng, kết cấu không gian, màu sắc và nội thất

Ưu điểm của thiết kế không gian mở

1. Giá trị công năng

Không gian mở giúp tận dụng tối đa công năng sử dụng của một căn nhà ở, đặc biệt là khả năng tận dụng ánh sáng tự nhiên. Nguồn ánh sáng không bị hạn chế giữa các không gian mà truyền từ khu vực này sang khu vực khác. Những vách ngăn bằng kính hoặc vách ngăn dạng ước lệ được ưu tiên sử dụng trong những thiết kế này.

2. Giá trị thẩm mỹ

Đối với thiết kế không gian mở trong kiến trúc thì những bức tường bí bách được xóa bỏ, những chia tiết rườm rà được giản lược, thay vào đó là không gian rộng mở, thoáng đãng. Điều này giúp căn nhà trở nên trẻ trung, hiện đại và mới mẻ hơn rất nhiều.

Những căn nhà được thiết kế theo kết cấu không gian mở luôn là sự sáng tạo vô tận, cách bố trí nội thất linh hoạt hơn và các chi tiết trang trí cũng trở nên thời thượng hơn rất nhiều, thể hiện gu thẩm mỹ tuyệt vời của gia chủ.

3. Tối ưu diện tích không gian

Đặc trưng của không gian mở vốn là sự liên thông giữa các khu vực trong một công trình, không có sự ngăn cách của những bức tường. Điều này giúp tiết kiệm tối đa diện tích của không gian, tạo cảm giác thoáng đãng, thoải mái và rộng rãi cho căn nhà trong quá trình sinh sống.

4. Tạo không gian sống xanh

Chắc chắn rồi, khi nhắc đến thiết kế không gian sống mở thì không thể bỏ qua không gian sống xanh. Việc các khu vực được kết nối với với nhau, tạo sự giao hòa giữ không gian bên ngoài và không gian bên trong sẽ mang thiên nhiên bên ngoài vào bên trong căn nhà.

Không gian mở lấy ánh sáng và không khí tự nhiên vào không gian sống khiến cuộc sống gia đình lúc nào cũng như được thư giãn.

Lưu ý khi thiết kế nhà không gian mở

1. Không gian mở phòng khách và bếp

Không gian phòng khách và phòng bếp vốn là 2 khu vực chức năng khác nhau, nhưng hiện nay, từ các căn hộ chung cư đến nhà lô, nhà cấp 4 thì các gia đình lại ưa chọn phong cách thiết kế không gian mở. Phòng bếp ăn và phòng bếp được bố trí trong cùng một không gian nhưng được phân chia rõ ràng để không ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt của các thành viên

Phòng khách thì không nên trang trí quá nhiều nội thất rườm rà gây cản trở quá trình đi lại cũng như tạo cảm giác bí bách cho không gian sống. Phòng bếp thường không chiếm quá nhiều diện tích nhưng nó cần được tính toán hướng bếp và vị trí bố trí trong nhà.

Tham khảo: Kiến trúc truyền thống Nhật Bản

2. Nhà nhỏ thiết kế không gian mở

Những căn nhà nhỏ thiết kế không gian mở luôn là sự lựa chọn tối ưu, từ cách tận dụng nguồn sáng tự nhiên đến việc phá vỡ những bức tường cố định chiếm diện tích đều giúp những không gian chật chội chở nên rông rãi hơn. Ngoài ra, các gia đình cũng có thể chọn những kiểu vách ngăn bằng kính, những dạng cửa kính để vừa tận dụng nguồn sáng vừa đảm bảo sự riêng tư, phân tách rõ ràng.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn trả lời được câu hỏi không gian mở là gì và có những hiểu biết nhất định về đặc trưng cũng như ưu điểm của kiểu thiết kế này trước khi bắt tay vào thiết kế cho căn nhà mình. Hãy chia sẻ bài viết nếu các bạn thấy hữu ích nhé!

Xem thêm

  • Thiết kế ngoại thất là gì? Những nguyên lý thiết kế đẹp cho ngoại thất
  • Giải đáp những thắc mắc về ngành thiết kế nội thất
  • 5 cách để biến phòng khách trở nên phong cách và thoải mái
  • Top 9 mẫu phòng thờ đẹp nhất hiện nay
  • Nguyên tắc thiết kế nội thất phòng thờ đẹp và hợp phong thủy