Ho có đờm là tình trạng tổn thương hệ hô hấp khiến cổ họng ngứa rát dẫn đến ho kéo dài, ho nhiều ngày không dứt kèm theo dịch nhầy. Bên cạnh việc dùng thuốc để điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hồi phục tình trạng này. Hãy cùng tìm hiểu ho có đờm nên ăn gì và kiêng gì trong bài viết sau nhé!
Ho có đờm nên ăn gì?
Theo chuyên gia sức khoẻ, trong nhiều loại thực phẩm chúng ta thu nạp vào hàng ngày có thể chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi, giúp tiêu viêm, long đờm, kháng khuẩn, hỗ trợ giảm ho hiệu quả. Vì vậy, nếu đang bị ho có đờm bạn hãy chăm chỉ bổ sung 1 số thực phẩm dưới đây nhé!
- Đồ ăn mềm, dễ nuốt, giàu dinh dưỡng để vừa tránh làm tổn thương đến cổ họng vừa tăng cường sức đề kháng, ví dụ như: cháo, súp, cơm dẻo ,…
- Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A, canxi và sắt có nhiều trong rau xanh, hoa quả tươi, thịt lợn, thịt bò,…
- Để tăng cường chức năng thải độc và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, người bị ho có đờm nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C tự nhiên, bao gồm: bưởi, cam, xoài, dứa, táo… Khuyến khích nên sử dụng nguồn vitamin tự nhiên có trong hoa quả tươi thay vì lạm dụng thực phẩm chức năng, có thể gây hại cho dạ dày.
- Thực phẩm giàu kẽm bao gồm: củ cải, nước dừa, sò, ngao,… Bởi kẽm là nguyên tố vi lượng có tác dụng tăng cảm giác ngon miệng, củng cố hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây bệnh.
- Uống nhiều nước để tránh tình trạng khô họng, ngứa họng gây ho. Theo khuyến cáo của chuyên gia sức khỏe, người đang bị ho có đờm nên uống ít nhất 2-2,5 lít nước mỗi ngày.
- Sử dụng nhiều hơn nữa các gia vị như hành, tỏi, gừng,… trong chế biến món ăn hàng ngày. Theo Đông Y, đây là những vị thuốc kháng khuẩn, tiêu viêm, long đờm cực kỳ hiệu quả, an toàn, lành tính.
- Kết hợp điều trị ho có đờm bằng các bài thuốc dân gian như: mật ong, bạc hà, nghệ, gừng, lá tía tô,… Tuỳ vào tình trạng bệnh của mỗi người sẽ lựa chọn một loại thảo dược khác nhau cho phù hợp.
Ho có đờm kiêng ăn gì?
Trong giai đoạn cổ họng bị viêm nhiễm, hệ miễn dịch suy yếu khiến cơ thể của người bệnh rất nhạy cảm. Vì thế, ngoài việc lựa chọn thực phẩm nên ăn thì các bạn cũng đừng quên chú ý kiêng một số loại thực phẩm không tốt dưới đây nhé!
- Đồ ăn quá lạnh hoặc quá nóng
Đối với người bị ho có đờm, đồ ăn quá lạnh hoặc quá nóng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh mẽ, từ đó làm gia tăng hơn nữa tình trạng viêm, rát ở cổ họng. Người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu với lượng dịch đờm tiết ra nhiều hơn.
- Đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ
Đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ là những món ăn ưa chuộng của rất nhiều người, đặc biệt là trẻ em. Tuy nhiên nhóm thực phẩm này lại là thủ phạm gây kích ứng niêm mạc họng, từ đó làm trầm trọng hơn tình trạng sưng tấy và viêm nhiễm.
- Thực phẩm dễ gây kích ứng
Các loại đồ ăn chế biến sẵn hoặc dễ gây kích ứng như ngô, lạc, đỗ đen, đỗ xanh… sẽ là điều bất lợi gây cản trở cho quá trình hồi phục của cổ họng. Vì vậy, người bệnh nên hạn chế sử dụng nhóm thực phẩm này.
- Đồ ngọt, nhiều đường
Bánh kẹo, sữa đặc và các chế phẩm từ sữa là con đường ngắn nhất dẫn đến các bệnh mãn tính nguy hiểm. Khi hấp thụ quá nhiều lượng đường trong một ngày sẽ khiến hệ miễn dịch ngày càng suy yếu, từ đó làm giảm khả năng ngừa ngừa và chống đỡ vi khuẩn, virus tấn công vào cơ thể.
- Chất kích thích, thuốc lá, rượu bia
Thuốc lá và đồ uống vốn dĩ chẳng hề tốt và nó còn đặc biệt nguy hiểm nếu bạn dùng khi đang bị ho có đờm. Nguyên nhân là do trong khói thuốc lá chứa nicotine có thể làm mất tác dụng của thuốc điều trị. Ngoài ra, bia rượu uống quá nhiều sẽ gây trào ngược axit dạ dày, khiến niêm mạc họng bị tổn thương, đẩy nhanh nguy cơ gây tắc nghẽn phế quản.
Xem thêm:
- Ho có đờm vàng là bệnh gì? Chữa thế nào khỏi nhanh?
- Bị ho có đờm có nên ăn cam uống nước cam được hay không?
- Cách trị ho có đờm bằng bài thuốc dân gian
- Ho có đờm xanh đặc kéo dài phải làm sao?
Ho có đờm có nên ăn trứng gà?
Trứng gà là một món ăn quen thuộc, dễ chế biến với thành phần chứa nhiều protein và một số axit amin thiết yếu giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa mắc phải các bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên có người lại cho rằng: Khi bị ho có đờm không nên ăn trứng gà. Vậy quan niệm này đúng hay sai?
Trên thực tế, chưa có bất kỳ một công trình nghiên cứu khoa học nào nói về việc người bị ho có đờm nên kiêng ăn trứng gà. Trong khi, đây là nguồn dinh dưỡng chứa nhiều vitamin, protein, photpho, canxi, sắt và chất khoáng cần thiết cơ lợi cho hệ miễn dịch của cơ thể. Nếu kiêng tuyệt đối trứng gà trong thời gian điều trị ho thì tức là bạn đã vô tình bỏ qua cơ hội “vàng” để rút ngắn thời gian bình phục cho cơ thể. Tóm lại, người bị ho có đờm hoàn toàn có thể ăn trứng gà để bồi bổ sức khỏe.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên lạm dụng ăn quá nhiều trứng gà và cần chế biến theo đúng quy định. Cụ thể:
- Không chiên trứng gà với quá nhiều dầu mỡ.
- Không để trứng gà đã đập bỏ vỏ hoặc đã qua chế biến sang ngày khác, tốt nhất nên ăn ngay khi còn nóng.
- Không nên ăn trứng gà sống hoặc chưa chín hẳn (kiểu lòng đào).
- Không cho quá nhiều gia vị (muối, nước mắm,…) vào trứng gà.
- Không nên ăn liên tục quá nhiều trứng gà trong một ngày, một tuần. Tùy vào lứa tuổi và tình trạng sức khoẻ của mỗi người mà cân đối khẩu phần ăn cho phù hợp. Khuyến cáo chỉ nên ăn từ 1 – 2 quả/ tuần.
Tốt nhất, người bị ho có đờm nên xây dựng chế độ ăn khoa học và không nên kiêng khem quá đà sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực, ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Hy vọng với những thông tin cung cấp trên đây sẽ giúp ích nhiều cho độc giả trong việc lựa chọn ho có đờm nên ăn gì và kiêng gì. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe và sớm hồi phục.
Cập nhật mới nhất vào ngày 7 Tháng Tám, 2020 bởi admin
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!