Việc mà những đôi giày da bị bong tróc là điều không thể tránh khỏi được trong qua quá trình sử dụng giày. Khi giày bị tróc da phải làm sao? Ai cũng vậy khi gặp phải trường hợp đó đều lo lắng không biết làm cách nào để phục hồi lại những vết rách ấy về tình trạng lành lặn về như ban đầu. Bài viết này Agiay sẽ chỉ cho các bạn 3 cách sửa giày sneaker bị tróc da đơn giản và hiệu quả nhất thậm chí phục hồi giày da bóng đẹp như mới.
Tại sao giày da bị bong tróc, nguyên nhân do đâu?
Trong tủ giày của chúng ta chắc hẳn ít nhất mỗi người đều sở hữu cho mình một đôi giày da. Đây không chỉ là phụ kiện bảo vệ chân mà còn làm nổi bật nên phong cách sự riêng của bản thân. Tuy nhiên những đôi giày đó sau khi sử dụng một thời gian đều gặp phải tình trạng da giày bị bong tróc, trông rất mất thẩm mỹ. Nguyên nhân do đâu?
Để nơi ẩm: Khi để giày những nơi không khô thoáng, bị ẩm ướt dodo da giày bị nấm mốc, nếu không được làm khô kịp thời thì sẽ bị bong tróc da. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu
Để nơi có nhiệt độ cao: Tình trạng này khiến da dễ nổ, thực tế cho thấy sau khi người dùng làm sạch giày thường dùng máy sấy có nhiệt độ cao để làm khô giày thậm chí còn phơi dưới ánh nắng trực tiếp
Chất da kém: Đúng với câu tiền nào nào của nấy thi những đôi giày da có gái rẻ đồng nghĩa chất liệu của chúng không được đảm bảo chất lượng. Những đôi giày có chất lượng da kém dễ bị bong nổ nhanh hơn, tệ hơn. Chất liệu da công nghiệp như simili, pu giá rẻ mang đặc điểm chịu lực co kéo kém và khả năng va đập bị mài mòn do đó việc giày bị bong tróc không sớm cũng muộn. Do đó các tín đồ thời trang luôn khuyên người dùng sử dụng những đôi giày làm bằng chất liệu da thật, chất lượng tốt.
Vệ sinh, sử dụng sai cách: Vệ sinh, bảo quản giày sai cách cũng là nguyên nhân khiến giày bị tróc da. Nhiều trường hợp lựa chọn các loại chất tẩy rửa, dụng cụ vệ sinh giày không đúng,…làm cho lớp da của giày bị bào mòn, gây trầy xước, nổ da. Một số trường hợp khác thì do quá trình di chuyển, sử dụng giày bị va chạm vào các vật dụng xung quanh gây trầy xước da.
3 cách sửa giày sneaker bị tróc da đơn giản và hiệu quả nhất
Khi giày bị bong tróc, nổ da thì phải làm như thế nào. Cách bảo quản giày da không bị bong tróc dễ không? Đừng lo sau đây Agiay sẽ giúp bạn phục hồi và bảo quản giày da không bị bong tróc như giày mới theo một số cách dưới đây.
Cách sửa giày bị tróc da màu trắng bằng bổ xung chất dưỡng
Chất dưỡng có thể cung cấp độ ẩm cho lớp da giày và khiến chúng có độ co giãn đàn hồi tốt hơn. Khi đó thì lực liên kết giữa lớp da sẽ cao hơn và hạn chế được tình trạng này. Để có thể tốt nhất thì nên bổ xung chất dưỡng da ngay cả khi chúng chưa gặp vấn đề nào cả. Tùy theo mức độ sử dụng mà có thể 3-7 ngày sử dụng chất dưỡng da 1 lần. Với những đôi giày đã có dấu hiệu bị nứt nẻ nổ bong tróc thì cần cần bổ xung và chăm sóc nhiều hơn để ngăn chặn tình trạng này.
Các chất dưỡng da chuyên dụng chúng ta có thể tìm thấy tại các cửa hàng đồ da. Chúng ta có thể tới đây để tìm mua cho đôi giày thân yêu của mình. Còn nếu không có thì nên tìm kiếm vaseline, dầu dừa, dầu ô liu. Thời gian tốt nhất là nên phủ dưỡng lên bề mặt da giày và để chúng qua đêm. Sáng hôm sau làm sạch chúng là có thể sử dụng tốt.
Sử dụng xi đánh giày
Thật ra cách này không hẳn là cách xử lý giày bị tróc da 1 cách triệt để mà chỉ là giải pháp tạm thời. Các lớp xi đánh giày có thể che đi những phần da giày bị bong tróc tạm thời. Hiểu đơn giản thì chúng phủ lên lớp xi giày và khiến cho phần da bong tróc bị che mất và theo thời gian có thể bị mất và giày bị bong tróc có thể quay trở lại như lúc đầu.
Dùng xi đánh giày phủ 1 lớp mỏng lên các vị trí của giày bị bong tróc da. Chú ý phải phủ đều màu để tránh tình trạng chỗ đậm chỗ mờ nhìn rất mất thẩm mỹ. Sau đó chúng ta lau sạch và bảo quản giày.
Sử dụng khoai tây và lòng đỏ trứng gà
Đây là 2 nguyên liệu dễ tìm nên được xem là cách xử lý giày Sneaker bị bong tróc da được nhiều người áp dụng nhất. Cách thực hiện rất đơn giản, đầu tiên bạn sử dụng một miếng vải cotton mỏng để lau qua bề mặt của giày.
Lúc này, bạn rửa sạch và thái lát 1 củ khoai tây. Sau đó xoa đều lên giày, thấy miếng khoai tây chảy nhựa thì thay miếng khác, lặp lại khoảng 1 phút là vết mốc sẽ dần biến mất. Tiếp theo, bạn dùng khăn ẩm lau lại bề mặt da giày và để khô khoảng 30 phút. Cuối cùng, tách lòng trắng trứng gà rồi dùng khăn cotton mềm thấm và thoa đều một lớp mỏng lên bề mặt. Để giày khô tự nhiên ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
Hy vọng những thông tin Agiay chia sẻ trên đây có thể giúp quý độc giả giải đáp được thắc mắc giày bị tróc da phải làm sao để khắc phục. Chúc bạn áp dụng thành công, bảo quản đôi giày của mình luôn có được vẻ đẹp như ý.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!