Format usb báo lỗi device media is write protected

Bạn đã bao giờ bị thông báo lỗi “Device media is write-protected” khi Format USB chưa?

Một khi gặp lỗi này thì USB của bạn sẽ trở nên “phế” hoàn toàn, bạn sẽ không thể thực hiện sao chép, copy dữ liệu qua lại giữa USB và máy tính được.

Thực sự là khá ức chế khi gặp trường hợp này, nếu nó hỏng hẳn thì không nói làm gì đằng này vẫn xem được nội dung trong usb nhưng lại không làm được gì cả.

Mình đã sử dụng đủ các phương pháp như Format USB trong Disk Management, chỉnh sửa Regedit và thậm chí là sử dụng cả phần mềm chuyên dụng để Format USB là HP USB Disk Storage Format Tool mà vẫn không ăn thua.

usb-bao-loi-write-protected-1
USB báo lỗi Write Protect

Loay hoay một hồi cuối cùng thì mình cũng đã sửa được thành công lỗi này và Format ngon lành cành đào. Và thật không thể tin nổi là cách làm không thể đơn giản hơn được 😀

Chính vì thế mà trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ thủ thuật đó giúp những bạn nào đang bị lỗi này có thể khắc phục, sửa chữa lại được.

I. Cần chuẩn bị những gì?

  • Phần mềm USB Write Protect, bạn tải về tại đây (Link Mediafire) / link dự phòng / Link bản mới
  • Kết nối USB đang bị lỗi Write-protected vào máy tính.

II. Làm thế nào để sửa lỗi Device media is write-protected ?

Cách 1: Sử dụng phần mềm USB Write Protect

Note: Các bạn cứ sử dụng phần mềm USB Write Protect phiên bản cũ (link đầu tiên đó) trước nhé, vì mình sử dụng bản cũ này và đã thành công, còn bản mới mình chưa có cơ hội test thử 😀

+ Bước 1: Sau khi tải về thì các bạn giải nén ra và chạy file UsbWriteProtect.exe dưới quyền quản trị (Run as adminstrator)

usb-bao-loi-write-protected-4

+ Bước 2: Chương trình thuộc dạng Portable nên sẽ sử dụng được luôn mà không yêu cầu bạn phải cài đặt gì thêm. Giao diện chính của USB Write Protect sẽ như thế này:

Thực hiện: Bạn chọn ngôn ngữ là Tiếng Anh cho dễ sử dụng => Tiếp theo tích vào USB write protection OFF => nhấn Close để tắt.

usb-bao-loi-write-protected-2

+ Bước 3: Rất đơn giản như thế thôi, giờ thì bạn hãy vào My Computer để Format lại USB theo cách thông thường xem. Kết quả thật quá bất ngờ 😀

usb-bao-loi-write-protected-3Minh đã thực hiện thành công ngay với cách làm này, nhưng mình đã sưu tầm thêm một vài cách nữa để các bạn trải nghiệm thử.

Cách 2: Format trong chế độ Safemode

Bạn thực hiện lần lượt các bước sau đây:

  1. Cắm USB cần fix lỗi “Device media is write-protected” vào máy tính.
  2. Tắt máy tính sau đó khởi động lại hoặc Reset lại máy tính và nhấn F8 để vào chế độ Safemode. Nếu chưa biết cách thì bạn có thể xem bài hướng dẫn chi tiết cách vào Safemode máy tính.
  3. Khi màn hình Advanced Boot Options xuất hiện thì bạn hãy chọn chế độ Safe Mode with Command Prompt để sử dụng cửa sổ lệnh cmd.
  4. Bạn chờ một lúc để quá trình load file kết thúc sau đó nhập ký tự của ổ USB của bạn. (Bạn hãy vào My Computer để xem USB mình đang ở ổ nào và ký tự là gì nhé). Ví dụ USB của mình đang ở ổ K chẳng hạn, bạn nhập lệnh C:windowssystem32>K: và nhấn Enter để thực hiện.
  5. Tiếp tục gõ K:>format K: và nhấn Enter. Nếu chương trình có hỏi (Y/N) thì bạn hãy nhập Y vào để đồng ý nhé.
  6. Mục đích của cách làm này là để cho hệ thống sẽ Format lại USB của bạn với đầy đủ tính năng, bao gồm cả “Remove write protection” từ USB.
  7. Xong!

Cách 3: Thay đổi Regedit

+ Bước 1: Bạn hãy mở hộp thoai Run (Windows + R) => nhập vào lệnh regedit => và nhấn Enter.

+ Bước 2: Tiếp theo bạn hãy truy cập theo đường dẫn sau:

HKEY_LOCAL_MACHINESYSTEMCurrentControlSetControlStorageDevicePolicies

+ Bước 3: Bạn nhìn sang khung bên phải và tìm đến giá trị Dword là WriteProtect và nhấn đúp chuột vào nó và thay đổi giá trị Value data thành 0 nhé.

usb-bao-loi-write-protected-5

OK, giờ hãy reset lại máy tính và thử Format lại máy tính xem đã được chưa nhé.

Cách 4: Format trong Diskpart

Mở hộp thoại Run, nếu là Windows 8 trở lên thì bạn nhấn tổ hợp phím Windows + X để chạy cmd dưới quyền quản trị hoặc nhấn vào nút Start => nhập vào cmd.exe => nhấn chuột phải và chọn Run as adminstrator.

+ Bước 1: Nhập vào lệnh diskpart vào giao diện CMD => và nhấn Enter => lúc này sẽ xuất hiện cửa sổ giao diện diskpart.

+ Bước 2: Nhập lệnh list disk => nhấn Enter để liệt kê các ổ cứng có trên máy tính.

Như hình bên dưới mình đang kết nối 2 ổ cứng đó là ổ cứng máy tính có dung lượng là 931 GB (ký hiệu là Disk 0) và 1 cái USB 8GB (ký hiệu là Disk 1)

+ Bước 3: Nhập lệnh select disk 1 và nhấn Enter, tức là chọn ổ USB (các bạn phải thật cẩn thận bước này, nhập nhầm ổ cứng là mất hết dữ liệu đấy nhé)

+ Bước 4: Nhập tiếp lệnh clean => và nhấn Enter.

usb-bao-loi-write-protected-6

+ Bước 5: Nhập tiếp lệnh create partition primary => nhấn Enter.

+ Bước 6: Nhập lệnh select partition 1 và nhấn Enter

+ Bước 7: Nhập active => nhấn Enter.

+ Bước 8: Nhập lệnh format quick fs=fat32 => nhấn Enter.

+ Bước 9: Cuối cùng nhập lệnh assign để kết thúc nhé.

usb-bao-loi-write-protected-7usb-bao-loi-write-protected-8

+ Bước 10: Vào Computer để xem USB của bạn đã được Format chưa nhé 😀

III. Lời kết

Trên đây là 4 cách giúp bạn sửa lỗi Device media is write-protected khi thực hiện Format USB không thành công, cũng như lỗi không cho sao chép và sửa xóa dữ liệu trên USB.

Mình đảm bảo nếu như USB đó chỉ là do lỗi phần mềm thì có thể thực hiện thành công 100%. Còn trường hợp do lỗi phần cứng gây ra thì bó tay rồi, nếu như thực hiện cả 4 cách trên mà không thành công thì thật khó còn cơ hội nào khác cho chiếc usb của bạn.

P/s: Các bạn làm thành công bằng cách nào thì Commnet phía bên dưới để mọi người tin tưởng nhé. Thanks!

Hi vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Chúc các bạn thành công!!!

Kiên Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com