Nếu chỉ dùng mắt thường bạn có thể cảm giác được kích thước của vật bất kỳ không? Trong bài học hôm nay, Monkey sẽ chia sẻ đến các em học sinh đơn vị đo độ dài là gì? Nêu được cách đo độ dài chính xác, và dụng cụ thường dùng để đo chiều dài của một vật. Qua đó các em sẽ hiểu để áp dụng vào thực tế cuộc sống.
Đơn vị đo độ dài là gì
Hãy cùng tìm hiểu một số khái niệm cơ bản sau, để từ đó chúng ta có thể hiểu rõ ý nghĩa của đơn vị đo độ dài
Độ dài là gì?
Độ dài (hay chiều dài) là khoảng cách giữa hai điểm, tính từ điểm này sang điểm kia
Để biết được độ dài của vật bất kì, ta cần đo độ dài. Vậy đo độ dài là so sánh độ dài đó với một độ dài khác đã được chọn làm đơn vị
Đơn vị đo độ dài là gì?
-
Đơn vị đo lường hay đơn vị đo là đại lượng vật lý được xác định làm đơn vị chuẩn và được dùng thống nhất trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật hiện hành để xác định trọng lượng, khối lượng, kích thước hay trạng thái… của một sự vật, hiện tượng.
-
Đơn vị đo độ dài: Đơn vị đo độ dài là đại lượng dùng để đo khoảng cách giữa hai điểm, để làm mốc so sánh về độ lớn cho mọi độ dài khác.
Ví dụ: Một chiếc bàn dài 1 m thì 1 là độ dài, m là đơn vị dùng để đo
Chú ý: Đơn vị dùng để đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta là mét (kí hiệu: m)
Ngoài ra ta còn dùng các đơn vị khác như: milimét (mm), xentimét (cm), đềximét (dm), kilômét (km)…
Tìm hiểu một số dụng cụ và cách đo độ dài
Dụng cụ đo độ dài là gì
Để đo chiều dài của vật, người ta có thể dùng thước
Một số thước đo độ dài phổ biến là
-
Thước thẳng: Dùng trong học tập, thước đo quần áo, thước thẳng trong xây dựng…
-
Thước cuộn: Dùng để đo các chiều dài lớn hơn như nhà, cửa, bàn…
-
Thước dây: Dùng để đo chiều cao…
-
Thước kẹp
Người ta sản xuất ra nhiều loại thước khác nhau để đo độ dài như vậy để nó phù hợp với hình dạng và kích thước của vật, để khi đo được chính xác hơn
Xác định GHĐ và ĐCNN của thước
Khi sử dụng bất kỳ dụng cụ đo độ dài nào cũng cần biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất
Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thướcVí dụ 1 chiếc thước quan sát hình trên có giới hạn đo là 20 cm
Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước
Công thức tính ĐCNN của thước:
ĐCNN = (Số lớn – số bé)/ số đoạn
Ví dụ: ĐCNN của thước hình bên dưới là:
(1 – 0)/10 = 0,1 cm
Cách đo độ dài
Các bước tiến hành đo độ dài một vật bằng thước chuẩn xác
Bước 1: Ước lượng độ dài cần đo
Bước 2: Chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN phù hợp
Ví dụ khi đo chiều dài của một chiếc bàn học, ta nên dùng thước cuộn sẽ giúp đo nhanh hơn khi dùng thước kẻ (dùng thước kẻ phải đo nhiều lần rồi cộng tổng các lần đo lại sẽ mất nhiều thời gian)
Bước 3: Đặt thước và mắt nhìn vuông góc với thước
Ví dụ: Để đo chiều dài bút chì chính xác, ta đặt thước đo dọc theo chiều dài của bút chì và vạch số 0 của thước ngang bằng với một đầu của bút chì. Đặt mắt vuông góc với thước ở đầu kia của bút chì.
Bước 4: Đọc giá trị chiều dài của vật cần đo theo giá trị của vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
Bước 5: Ghi kết quả đo theo đơn vị ĐCNN cho mỗi lần đo
Xem thêm: Dụng cụ đo thể tích chất lỏng là gì? Hướng dẫn chi tiết đo thể tích chất lỏng
Bảng đơn vị đo độ dài và cách đổi các đơn vị đo độ dài
Bảng đơn vị đo độ dài và cách đọc
Cách đổi các đơn vị đo độ dài
Để biết được cách đổi các đơn vị đo độ dài, bạn hãy xem bảng quy đổi các đơn vị đo độ dài dưới đây
Bảng quy đổi đơn vị đo độ dài
Giải thích bảng quy đổi trên:
-
m (mét) đơn vị đo độ dài ở giữa, được dùng để quy đổi sang các đơn vị đo độ dài còn lại
-
Các đơn vị đo độ dài được sắp xếp từ lớn đến bé, theo chiều từ trái sang phải như sau:
km < hm < dam < m < dm < cm < mm (đơn vị đo độ dài lớn nhất là km, đơn vị đo độ dài nhỏ nhất là mm)
-
Theo thứ tự các đơn vị bên trên thì: Mỗi đơn vị gấp 10 lần đơn vị liền sau, mỗi đơn vị sau bằng 1/10 đơn vị liền trước Ví dụ: 1 đơn vị km gấp 10 lần 1 đơn vị hm
Cách đổi các đơn vị đo độ dài
Để có thể thực hiện đổi các đơn vị đo độ dài một cách chuẩn xác nhất, ta dựa trên 3 cách sau
-
Trường hợp cần đổi từ đơn vị lớn hơn sang đơn vị bé hơn LIỀN KỀ, ta nhân số đó với 10
Ví dụ:
1m = 10 dm
10 m = 100 dm
-
Trường hợp cần đổi từ đơn vị lớn hơn sang đơn vị bé hơn LIỀN KỀ, ta chia số đó với 10
Ví dụ:
10 dm = 1 m
1 m = 1/10 dam
-
Trường hợp khác
1 km = ? m
Đối với những đơn vị cách xa nhau, quan sát bảng trên ta có thể thấy km và m cách nhau 3 đơn vị, mỗi đơn vị hơn nhau x 10 lần. Nên 1 km = 10 x 10 x 10 = 1000 m
Bài tập thực hành đổi một số đơn vị đo độ dài
-
2 km = ? m
-
1 hm = ? m
-
1 dam = ? m
-
2 km = ? dm
-
10 dam = ? m
-
200 cm = ?m
-
1000 mm = ? cm
Đáp án
-
2 km = 2000 m
-
1 hm = 100 m
-
1 dam = 10 m
-
2 km = 200 dm
-
10 dam = 100 m
-
200 cm = 2 m
-
1000 mm = 100 cm
Tìm hiểu các đơn vị đo độ dài quốc tế
Ngoài đơn vị đo chiều dài là mét, một số quốc gia còn dùng các đơn vị đo chiều dài khác:
-
1 in (inch) = 0,0254 m = 2,54 cm
-
1 dặm (mile) = 1609 m (~1,6 km)
Một số đơn vị đo chiều dài với khoảng cách lớn hơn như đơn vị thiên văn (AU), đơn vị năm ánh sáng (ly) và đơn vị đo dùng để đo kích thước các vật nhỏ micromet (m), nanomet (nm), angstrom
Như vậy Monkey đã chia sẻ toàn bộ kiến thức về độ dài, đơn vị đo độ dài là gì, cách đo độ dài cho các bạn học sinh. Hy vọng rằng bài viết trên sẽ giúp ích thật nhiều cho các em trong suốt quá trình học tập, đặc biệt các em biết vận dụng những gì học được vào đời sống thực tế hàng ngày.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!