Ngoài máy thủy bình hay máy đo khoảng cách laser, bạn còn có thể sử dụng máy toàn đạc để đo khoảng khoảng cách giữa 2 điểm bất kỳ. Trong bài viết này, Maykhoanbosch.net sẽ hướng dẫn bạn cách đo khoảng cách 2 điểm bằng máy toàn đạc nhanh chóng, chính xác nhất. Cùng theo dõi nhé!
Sơ lược về máy toàn đạc
Máy toàn đạc được biết đến như một thiết bị trắc địa có khả năng đo xa, được dùng phổ biến trong lĩnh vực xây dựng, đo đạc khảo sát, trắc địa công trình,…
Thiết bị này hoạt động như một máy kinh vĩ điện tử được tích hợp khối đo khoảng cách (EDM) để đọc khoảng cách từ điểm đặt máy đến điểm/vị trí cần đo. Nó có thể giải quyết dễ dàng những bài toán về giao hội, bố trí điểm bằng các phương pháp khác nhau (ví dụ: phương pháp tọa độ cực).
Dưới đây là cấu tạo của một chiếc máy toàn đạc điện tử mà bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về công cụ này:
Các phương pháp đo khoảng cách 2 điểm
Đo khoảng cách giữa hai điểm hay còn gọi là đo khoảng cách gián tiếp, là phương pháp xác định khoảng cách của hai điểm bất kỳ mà cả hai điểm đó đều khó hoặc không thể tiếp cận được.
Trong xây dựng hay trắc địa, các chuyên gia, kỹ sư thường sử dụng máy toàn đạc để tiến hành đo khoảng cách và xác định các yếu tố giữa hai điểm, bao gồm:
-
Khoảng cách ngang giữa 2 điểm
-
Khoảng cách nghiêng giữa 2 điểm
-
Chênh cao giữa 2 điểm
-
Phương vị cạnh nối 2 điểm
-
Độ dốc (grade) giữa 2 điểm
Và để đo khoảng cách 2 điểm bằng máy toàn đạc thì người ta thường sử dụng một trong hai phương pháp dưới đây tùy theo tình hình thực tế:
Phương pháp đa giác (Polygon)
-
P0 : Trạm máy
-
P1-P4 : Các điểm đo tới
-
d1 : Khoảng cách từ P1-P2
-
d2 : Khoảng cách từ P2-P3
-
d3 : Khoảng cách từ P3-P4
-
∝1 : Phương vị từ P1-P2
-
∝2 : Phương vị từ P2-P3
-
∝3 : Phương vị từ P3-P4
Phương pháp xuyên tâm ( Radial)
-
P0 : Trạm máy
-
P1-P4 : Các điểm đo tới
-
d1 : Khoảng cách từ P1-P2
-
d2 : Khoảng cách từ P1-P3
-
d3 : Khoảng cách từ P1-P4
-
∝1: Phương vị từ P1-P4
-
∝2: Phương vị từ P1-P3
-
∝3: Phương vị từ P1-P2
Xem thêm:
- Có thể đo khoảng cách bằng máy thủy bình không?
- Hướng dẫn cầm và cách đọc mia máy thủy bình chuẩn xác nhất
Cách đo khoảng cách 2 điểm bằng máy toàn đạc
Để đo khoảng cách 2 điểm bằng máy toàn đạc chính xác nhất, bạn làm theo những hướng dẫn chi tiết dưới đây:
Đầu tiên, bạn nhấn chọn Programs trên màn hình Main menu → ấn Enter/OK → ấn phím chuyển trang đến trang chứa ứng dụng “Tie Dist” → Lựa chọn “Tie Dist“, màn hình hiện ra:
Tiếp đến, bạn đặt tên job và tiến hành thực hiện các bước thiết lập cũng như định hướng trạm máy theo một trong 2 phương pháp đã nhắc đến ở trên sao cho phù hợp.
Hướng dẫn đo khoảng cách 2 điểm theo phương pháp đa giác bằng máy toàn đạc
Thông thường, phương pháp đa giác được dùng để đo khoảng cách giữa 2 điểm không có tầm nhìn thông suốt với nhau, kiểm tra độ dốc, xác định kích thước hình học của tòa nhà, tính toán hệ số mái taluy trong giao thông, thuỷ điện,…
Nếu bạn lựa chọn phương pháp đa giác (Polygon) thì sau khi thiết lập và định hướng trạm máy xong, bạn tiến hành:
Bước 1: Nhấn F4 ( Start), màn hình sẽ hiển thị hai phương pháp đo (Radial hoặc Polygon) cho bạn lựa chọn như hình dưới. Lúc này, bạn ấn chọn F1 (POLYGON).
Bước 2: Nhập vào tên điểm thứ nhất (Point 1). Nhập vào chiều cao gương (hr). Nhấn phím [Meas] để bắt đầu đo
Bước 3: Nhập tên điểm thứ 2(trong trường hợp không nhập thì điểm thứ 2 sẽ tự động tăng lên 1 đơn vị so với điểm trước) và nhập chiều cao gương vào máy. Khi điểm thứ 2 đo xong, kết quả đo gián tiếp sẽ được hiển thị trên màn hình (Tie Distance Result).
Lưu ý: Một số ký hiệu và ý nghĩa ở màn hình kết quả mà bạn cần biết:
-
Point 1: Điểm thứ nhất
-
Point 2: Điểm thứ hai
-
Bearing: Phương vị cạnh nối 2 điểm
-
Grade : Độ dốc giữa 2 điểm
-
Δ : Khoảng cách bằng
-
Δ : Khoảng cách nghiêng
-
Δ : Hiển thị chênh cao giữa hai điểm
Cách đo khoảng cách 2 điểm theo phương pháp xuyên tâm
Trong trường hợp bạn muốn đo khoảng cách 2 điểm bằng máy toàn đạc theo phương pháp xuyên tâm (Radial) thì sau khi thiết lập và định hướng trạm máy cho phù hợp xong, bạn ấn F4 (Start) và lựa chọn F2 ( Radial).
Tiếp đó, chỉ cần thực hiện tương tự các bước như phương pháp đo đa giác ở trên là được.
Trên đây là hướng dẫn đo khoảng cách 2 điểm bằng máy toàn đạc mà các bạn có thể tham khảo để phục vụ cho công việc của mình. Chúc bạn ứng dụng thành công!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!